UỐN VÁN: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ PHÒNG NGỪA
Uốn ván (hay còn gọi là phong đòn gánh) là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong. Việc phòng ngừa và xử lý kịp thời để ngăn chặn trực khuẩn gây uốn ván là cần thiết và rất đáng lưu ý.
1. Nguyên nhân
Uốn ván là căn bệnh gây ra bởi trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Loại trực khuẩn này thường xuất hiện trong bùn, đất, phân người hoặc súc vật, dụng cụ thiết bị sắt bị rỉ, sét, thiết bị y tế kém vệ sinh,… Trực khuẩn uốn ván xân nhập vào cơ thể con người thông qua các vết thương hở, các vết xước ngoài da gây nhiễm trùng. Trực khuẩn này cực kỳ nguy hiểm bởi nó có thể đi vào cơ thể người qua những vết thương rất nhỏ như gai đâm, giẫm phải đinh rỉ sét, hạt tophi hai bàn chân bị vỡ.
Đặc biệt tại khu vực rừng núi thường có những hoạt động chăm sóc vây cối, vườn tược, người dân cần lưu ý để tránh nhiễm khuẩn do đi chân đất gây trầy xước, vỡ các hạt tophi hai bàn chân. Các vết thương hở, dù nhỏ, kèm theo tiếp xúc với bùn đất nhiễm khuẩn là điều kiện tốt để trực khuẩn uốn ván xâm nhập.
Đối với trẻ sơ sinh, uốn ván gây ra bởi quá trình chăm sóc vết thương hở nơi cuống rốn không đảm bảo vệ sinh.
2. Biểu hiện
Đối với người trưởng thành: Bệnh thường khởi phát sau 3-14 ngày. Đây là loại bệnh nhiễm trùng cấp tính. Cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn co cứng cơ kèm theo đau. Từ các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy đến các cơ thân mình như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Co các cơ thắt lưng tạo ra tư thế uốn cong lưng đặc trưng. Co thắt các cơ hô hấp ảnh hưởng đến việc hô hấp. Các cơn co cứng này có thể lặp đi lặp lại với các mức độ khác nhau. Ở một số trường hợp nhẹ, tiên lượng vi khuẩn tốt, bệnh nhân chỉ bị cứng cơ hoặc có những cơn co nhẹ, hoặc thậm chí là không co. Tuy nhiên đối với trường hợp nặng, những cơn co quắp thậm chí có thể dẫn đến gãy xương.
Đối với trẻ sơ sinh bị lây nhiễm: Bệnh thường khởi phát 2 tuần đầu sau khi sinh. Trẻ nhiễm uốn ván sẽ có những biểu hiện lâm sàng như: bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến uốn ván toàn thân và dễ dẫn đến tử vong.
3. Điều trị và phòng ngừa
Đến ngay trung tâm tiêm chủng gần nhất để tiêm phòng uốn ván sau khi bị vết thương. Việc tiêm chủng kịp thời sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của trực khuẩn vào cơ thể và gây ra những hệ quả không mong muốn. Mũi uốn ván cũng là mũi tiêm cần thiết cho phụ nữ trước khi mang thai lần đầu. Trẻ em sẽ được tiêm vắc-xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib vào 2,3,4 và 18 tháng tuổi. Sau đó, trẻ được tiêm nhắc lại vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt lúc 4-6 tuổi và từ 10-13 tuổi trở lên cho đến người lớn, người già có thể tiêm nhắc vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván.
Nếu thấy bệnh nhân có dấu hiệu co thắt sau khi gây vết thương hở. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và thăm khám kịp thời.
Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center
cung cấp các loại vắc xin cho cá nhân và gia đình. Toạ lạc tại địa điểm lý tưởng thành phố Lâm Đồng, tạo điều kiện cho các khách hàng tại Đà Lạt, Lâm Đồng và các khu vực lân cận, những ai không có thời gian và điều kiện đến các trung tâm tiêm chủng tại các thành phố lớn vẫn có thể tham gia tiêm phòng. Ở đây, bạn có thể tìm được các dịch vụ tiêm chủng cao cấp với các loại vắc xin dành cho:
- Trẻ em
- Người trưởng thành
- Phụ nữ trước khi mang thai
- Gói tiêm chủng tiện lợi
Với đội ngũ Y bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cùng hệ thống vắc xin, máy móc đạt tiêu chuẩn, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tốt nhất khi lựa chọn tiêm chủng tại trung tâm. Hãy bảo vệ sức khoẻ của bạn và của gia đình bạn bằng việc tham gia tiêm phòng theo tiêu chuẩn và khuyến nghị.