Bảng giá vắc xin của Trung tâm tiêm chủng Hạnh Phúc  được niêm yết công khai, cam kết bình ổn giá, miễn phí khám và nhiều ưu đãi khác…

 

 

Giá vắc xin tại HPVC bao gồm:
➖ Miễn phí :
Khám, tư vấn, nhắc lịch tiêm, sổ tiêm , lưu giữ lịch sử tiêm

➖ Nhiều tiện ích :
Khu vui chơi , kệ sách cho trẻ , nước uống , wifi, sạc điện thoại, khăn giấy

➖ Nhiều ưu đãi:
➕ Miễn phí tiêm vắc xin sởi trong tháng 11
➕ Tặng 2 mũi vắc xin uốn ván khi đăng kí gói thai sản
➕ Ưu đãi nhiều vắc xin lẻ, quà tặng hấp dẫn

👉 Hãy nhanh chân đến ngay TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC (HPVC) để trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng và được thăm khám tư vấn miễn phí
Thời gian tiêm ngừa:
⏰ 7h00 – 17h30 (thứ 2 – thứ 7)
⏰ 7h00 – 16h30 (Chủ nhật)
——————-
𝐓𝐈𝐄̂𝐌 𝐂𝐇𝐔̉𝐍𝐆 HẠNH PHÚC-  𝐇𝐏𝐕𝐂
📍 Địa Chỉ: Số 25 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường 2, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng
☎️  Hotline: 02633 726 999
🌐 Website: www.hpvc.vn
📩  hpvc.contact@gmail.com


Uốn ván là bệnh nguy hiểm, khi đã xuất hiện triệu chứng thì cơ hội sống sót là rất thấp. Do đó, mọi người cần tiêm phòng càng sớm càng tốt, thời gian tốt nhất là trong vòng 24 giờ để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

1. Vết thương như thế nào thì cần tiêm phòng uốn ván?

Tất cả các vết thương hở, trầy xước, rách da đều tạo điều kiện cho vi khuẩn UỐN VÁN xâm nhập. Các loại vết thương có nguy cơ nhiễm uốn ván cao cần được tiêm phòng khẩn cấp bao gồm vết thương nặng do tai nạn giao thông nghiêm trọng, vết thương gây ra do các vật sắc nhọn như đinh gỉ, cành cây, v.v.

Ngoài ra, các loại vết thương có nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn như vết bỏng, trầy xước nhẹ, các loại vết thương hở không sâu và không bị nhiễm bẩn cũng cần được sơ cứu kịp thời và đúng cách để phòng ngừa nguy cơ uốn ván. Tốt nhất để đảm bảo an toàn, người bị những vết thương này cần tiêm phòng. Vì khi bệnh khởi phát thì gần như các biện pháp điều trị đều là quá muộn, đa số các trường hợp bệnh tử vong.

2. Nên tiêm uốn ván bao lâu sau khi bị thương?

Thời gian ủ bệnh uốn ván kéo dài từ 3 đến 21 ngày, trung bình là từ 7 – 8 ngày. Trước tiên, sau khi bị thương, người bệnh cần bình tĩnh xử lý vết thương đúng cách để làm chậm quá trình xâm nhập của vi khuẩn. Sau đó, đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng uốn ván.

Thời gian tốt nhất để tiêm phòng có hiệu quả là trong vòng 24 giờ sau khi bị thương. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là sau 24 giờ bạn không thể tiêm vắc – xin nữa. Vắc – xin vẫn có thể tiêm sau 24 giờ, chỉ là tiêm càng muộn thì tác dụng bảo vệ càng ít đi.

3. Tiêm phòng uốn ván chủ động cho người khỏe mạnh

Uốn ván là căn bệnh gây ra nhiều cái chết thương tâm cho nhiều người khỏe mạnh, đặc biệt là đối tượng nam giới, trụ cột gia đình mà chủ yếu là do tai nạn lao động. Bệnh có thể hoàn toàn được phòng ngừa một cách chủ động bằng việc tiêm phòng.

Đối với trẻ nhỏ, mũi đầu tiên được tiêm vào thời điểm sau sinh và sau 5 – 10 năm thì nhắc lại 1 lần. Đối với người lớn, vắc – xin nên được tiêm nhắc lại cho những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao gặp tai nạn lao động, phụ nữ trước và trong thời kì mang thai. Mọi người nên nhớ rằng vắc – xin phòng ngừa uốn ván không tạo miễn dịch suốt đời. Chủ động tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước các chấn thương không thể lường trước.

4. Sơ cứu vết thương – Cách hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván

Khi có vết thương hở, bạn cần rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch. Loại bỏ tất cả các chất bẩn, dị vật bám lên vết thương (có thể sử dụng oxy già). Rồi rửa sạch lại vết thương bằng xà phòng. Băng bó và đến cơ sở gần nhất để tiêm phòng uốn ván. Việc sơ cứu đúng cách có thể làm chậm sử phát triển của vi khuẩn 4 giờ.

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC HPVC cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiêm phòng vắc-xin uốn ván. Ưu điểm khi tiêm phòng tại HPVC:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc – xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại HPVC và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Tiêm chủng cho trẻ là cách bảo vệ bé hiệu quả và an toàn trước bệnh tật. Trung tâm tiêm chủng HPVC xin gợi ý lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 3 tuổi để các bố mẹ có thể dễ dàng theo dõi và cho con đi chích ngừa đúng lịch, đảm bảo lợi ích sức khỏe cho trẻ. 

Những lưu ý chăm sóc khi tiêm chủng cho trẻ

  • Trước khi tiêm chủng cho trẻ, thì bất cứ trẻ nào cũng được khám sàng lọc trước tiêm. Cha mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe trước đây của trẻ (có bị bệnh gì không, có bị dị ứng không, có đang phải uống thuốc kháng sinh không…) để bác sĩ cân nhắc chỉ định phác đồ phù hợp.
  • Cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng để theo dõi chính xác lịch tiêm chủng cho trẻ em.
  • Cha mẹ nên tuân thủ nguyên tắc trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm.
  • Nếu thấy các phản ứng trẻ bị sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… kéo dài trên 1 ngày, cha mẹ nên cho bé quay trở lại trung tâm để được thăm khám.
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: trẻ bị sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái… các bà mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế.
  • Khi trẻ bị sốt cao, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
  • Cha mẹ nên chăm sóc và theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng cho trẻ, hãy tắm rửa, ăn uống như thường lệ, và theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe cho trẻ. Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng, cũng như ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ em sẽ giúp bố mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất, cho quá trình tiêm diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và phần nào an tâm hơn về những phản ứng sau tiêm.

Thời tiết thay đổi thất thường, từ nóng chuyển sang lạnh, từ nắng chuyển sang mưa sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là ở trẻ em khi sức đề kháng của các con còn non yếu.

Sự dao động của nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm cho hệ miễn dịch của trẻ vốn đã yếu nay càng yếu hơn. Bên cạnh đó, khí hậu nóng và ẩm là điều kiện thuận lợi để các virus gây bệnh phát triển và lan nhanh hơn.

Các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa

– Cảm cúm

Thời tiết giao mùa biến đổi thất thường, khiến sức đề kháng của trẻ bị suy yếu nên trẻ rất dễ mắc cảm cúm. Khi bị bệnh, trẻ có thể sốt một cách đột ngột (> 38,3 độ C) hoặc sốt đi kèm với run, ớn lạnh, cơ thể đau nhức, cực kì mệt mỏi và ho khan. Sau khi xuất hiện các triệu chứng trên, trẻ có thể sẽ bị đau họng, nghẹt mũi và tiếp tục ho. Cảm cúm thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, bệnh thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

– Viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là những bệnh lý thường gặp khi thời tiết giao mùa, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tình trạng dị ứng hoặc do các tác nhân vi khuẩn, virus. Trẻ bị viêm đường hô hấp thường bị sốt, ho, chảy mũi nước, hắt xì hơi. Đa số trẻ bị viêm đường hô hấp trên thể nhẹ chỉ kéo dài vài ba ngày là tự khỏi, mặc dù không dùng kháng sinh, bởi vì hầu hết do virus gây ra. Tuy vậy, có một số trẻ bị viêm đường hô hấp nặng nhưng không sốt hoặc sốt không cao, nhất là trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng. Kèm theo sốt là trẻ ho, quấy khó, ngủ kém.

– Tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do virus, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng gây ra. Trong đó Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cấp, có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Đây là virus có khả năng tồn tại bền vững trong môi trường, có thể sống hàng giờ ở trên bàn tay và trên các bề mặt rắn. Đặc biệt, Rotavirus có thể sống ổn định, gây ra bệnh khi sống trong phân 1 tuần. Bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, khi mắc tiêu chảy cấp trẻ thường có những biểu hiện điển hình như tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, dễ mất nước, có thể dẫn đến trụy mạch rồi tử vong nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời.

Cha mẹ cần làm gì để phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa?

Hầu hết bệnh diễn tiến lành tính, ít gây biến chứng nếu chúng ta biết chăm sóc và theo dõi đúng cách. Nhằm phòng các bệnh lúc giao mùa, cũng như cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh, dưới đây là những nguyên tắc mà cha mẹ cần biết.

Nguyên tắc 1: Chú ý đến chế độ ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Một chế độ ăn khoa học là rất cần thiết với trẻ nhỏ. Đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng. Ba mẹ nên chú ý đến thành phần đạm và các vi chất. Trong đó, kẽm và sắt là hai vi chất cực kỳ quan trọng có nhiều trong thịt bò, gà, cá, trứng và hải sản.

Ngoài ra, ba mẹ nên tập cho trẻ có thói quen ăn nhiều rau quả, uống nước ép trái cây có màu vàng, cam, đỏ như: Cam, cà rốt, cà chua… nhằm bổ sung vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C cũng góp phần rất quan trọng tăng cường hệ miễn dịch của con.

Nguyên tắc 2: Cần thay đổi sinh hoạt cho trẻ khi giao mùa

Do thời tiết thất thường kèm theo ẩm thấp, mưa gió, việc thay đổi sinh hoạt cho trẻ là cần thiết. Cụ thể.

– Cần giữ ấm cho trẻ: Các mẹ cần lưu ý trang phục cho trẻ trong ngày để đảm bảo thân nhiệt. Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm, chú ý phần cổ, tay, chân.

– Cần chú ý đến vệ sinh cho trẻ: Bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh trẻ, việc vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng hết sức lưu ý như: Cắt móng tay chân cho trẻ, thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày.

– Cần cho trẻ ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ hãy đảm bảo rằng con được ngủ đủ 9 – 12 tiếng mỗi ngày tùy theo lứa tuổi. Phòng ngủ của trẻ phải thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định, giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật: Những sợi lông từ chó, mèo hay từ chăn gối, vỏ đệm… không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị ho, hen suyễn…

Nguyên tắc 3: Nếu trẻ mắc bệnh cần chăm sóc đúng

Khi trẻ mắc bệnh thường có biểu hiện sốt, ho, nôn ói và tiêu lỏng. Ngoài việc cho trẻ đi khám, cha mẹ cần chăm sóc đúng cách.

– Nếu trẻ sốt: Ba mẹ cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước, lau mát cho trẻ và nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế.

– Nếu trẻ ho: Ho không phải là dấu hiệu xấu, ho là phản xạ phòng vệ tự nhiên của cơ thể giúp tống xuất đàm nhớt, virus, vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp. Nguyên nhân ho thường gặp ở trẻ em là viêm hô hấp trên do virus, do đó triệu chứng này sẽ đỉnh điểm vào ngày 2 – 3 của bệnh và kéo dài 10 – 14 ngày.

Để làm giảm cơn ho của trẻ, đối với trẻ dưới 12 tháng, các mẹ nên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Đối với trẻ trên 12 tháng các bố mẹ có thể cho con dùng ½ muỗng cà phê mật ong trước khi ngủ 30 phút, sẽ giúp làm giảm cơn ho và ít thức giấc về đêm.

– Nếu trẻ nôn ói và tiêu lỏng: Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm dạ dày ruột do siêu vi hay còn gọi là tiêu chảy cấp. Việc sử dụng thuốc chống nôn ói và cầm tiêu chảy là không được khuyến cáo. Nếu trẻ chỉ ói và tiêu lỏng ít, cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá. Tình trạng nôn ói sẽ cải thiện trước, tình trạng tiêu lỏng sẽ ổn sau 5 – 7 ngày. Nếu thấy trẻ nôn và tiêu lỏng ngày càng nhiều thì nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế.

Nguyên tắc 4: Cần tiêm phòng cho trẻ

Để phòng bệnh cần cho trẻ tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Nên cho trẻ được tiêm ngừa cúm, đặc biệt ở nhóm tuổi trên 6 tháng và uống ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus.

Bệnh cúm thường lây nhiễm qua đường hô hấp, hiệu quả của tiêm ngừa đạt 96 – 97%. Trẻ được tiêm ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ngắn hơn trẻ không được tiêm ngừa.

Còn tiêu chảy cấp do Rotavirus thường gặp nhất gây bệnh cảnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi, liều đầu tiên được uống vào thời điểm 2 tháng tuổi.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Thời tiết chuyển mùa rất thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của virus, vi khuẩn. Đây cũng là thời gian trẻ đến trường, có sự thay đổi giờ về giấc sinh hoạt. Nhiều trẻ bỗng nhiên ốm sốt phải nghỉ học, mặc dù mới tới trường được vài buổi khiến cha mẹ lo lắng.

Trẻ ốm sốt do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ ốm sốt, trong đó phần lớn là do virus. Bởi cơ thể của trẻ chưa thể thích nghi ngay với môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột. Trẻ đến trường nô đùa, mồ hôi nhiều nên dẫn đến tình trạng mất nước. Điều này sẽ khiến trẻ dễ bị sốt nếu không uống nước bù vào cơ thể, nếu sốt cao có thể dẫn đến tình trạng co giật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Thời tiết là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển và xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Ở thời điểm hiện tại trẻ rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm như: Cảm cúm, ho, tiêu chảy, sốt xuất huyết… Nhưng dễ gặp nhất ở trẻ là bị viêm đường hô hấp trên. Bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ gồm các bệnh như:

Viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, họng, viêm xoang… Đây là những bệnh xảy ra cấp tính, nhưng cũng có thể là bệnh mạn tính, mỗi khi thời tiết chuyển mùa là bệnh sẽ xuất hiện. Nếu không chữa trị dứt điểm, có khả năng chuyển thành viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi.

Khi trẻ ho, ốm sốt là những biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu mắc viêm đường hô hấp thường bị sốt, ho, hắt xì hơi, chảy nước mũi. Trẻ có thể sốt vừa hoặc sốt cao 39 – 40C, sốt lúc tăng lúc giảm, nhưng hầu hết là sốt liên tục, một số trường hợp có thể bị co giật, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Cũng có trường hợp ngoại lệ, ở một số trẻ bị viêm đường hô hấp nặng nhưng không sốt hoặc sốt không cao, nhất là trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng… Kèm theo sốt trẻ thường bị ho, quấy khóc, ngủ kém. Trẻ bị ho đôi khi chỉ từng tiếng, nhưng nhiều trường hợp trẻ ho sặc sụa cả ngày lẫn đêm. Nếu trẻ chỉ viêm đường hô hấp trên, biểu hiện chủ yếu khó thở do nghẹt mũi, nhưng viêm đường hô hấp dưới, khó thở là do phế quản bị phù nề hoặc do phế quản vừa bị phù nề vừa bị co thắt (viêm phế quản co thắt hay còn gọi là hen phế quản). Biểu hiện của khó thở là tím môi, cánh mũi phập phồng, lõm xương ức hoặc lõm các khe của liên sườn, rối loạn nhịp thở và số lần thở. Nhưng cũng có trẻ viêm đường hô hấp kèm theo khó thở và đa phần trẻ bị viêm đường hô hấp trên thể nhẹ chỉ kéo dài vài ba ngày là tự khỏi, mặc dù không dùng kháng sinh, bởi vì hầu hết do virus gây ra.

Đối với trẻ nhiễm virus có sốt thường có dấu hiệu sốt ở nhiều mức độ khác nhau, có trẻ thì sốt thoáng qua, sốt nhẹ và cũng có những trẻ sốt cao liên tục. Nếu trẻ sốt cao có thể rét run toàn thân, một số trẻ có thể bị co giật do sốt. Trẻ có thể sốt đơn thuần hoặc kèm theo các dấu hiệu khác tùy từng loại virus và theo từng trẻ như: Ho, chảy mũi trong, tiêu chảy, phát ban, mụn nước trên da… Có rất nhiều loại virus có thể gây bệnh cảnh rất nặng, đe dọa tính mạng của trẻ hoặc để lại di chứng nặng nề như virus gây viêm não Nhật Bản, virus gây bệnh tay – chân – miệng, virus Dengue gây sốt xuất huyết, virus Rota gây tiêu chảy mất nước…

Cha mẹ cần làm gì ?

Khi trẻ ho, ốm sốt cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Cần lưu ý tới các dấu hiệu bệnh để biết nên làm gì khi trẻ bị ốm sốt và có hướng điều trị kịp thời.

Trên thực tế các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Với trẻ sốt virus đơn thuần, có thể điều trị tại nhà, theo hướng dẫn của bác sĩ: Mặc thoáng mát, uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, ăn thêm quả, uống nước ép trái cây… Cha mẹ nên dự phòng sẵn thuốc hạ sốt để dùng khi cần thiết.

Khi thân nhiệt trẻ cao trên 38,5 độ C đo ngoài da (nách, trán, lỗ tai) thì có thể dùng hạ sốt Paracetamol với liều 10 – 15mg/kg cân nặng mỗi 6 giờ, để tránh sốt quá cao có thể gây các phản ứng bất lợi như co giật, mất nước, mệt mỏi nhiều. Do chưa loại trừ được trẻ có bị sốt xuất huyết hay không, cha mẹ không được dùng các thuốc chứa thành phần Ibuprofen cho trẻ, vì có thể gây xuất huyết nặng thêm. Khi trẻ bị nhiễm virus, cha mẹ không nên quá lo lắng hoặc quá chủ quan. Cần chăm sóc trẻ chu đáo, phát hiện được các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám.

Một số dấu hiệu cần đưa trẻ tới cơ sở y tế là: Trẻ ốm sốt đơn thuần 2 – 3 ngày không thuyên giảm, sốt kèm theo các dấu hiệu toàn thân hoặc các cơ quan khác như mệt mỏi nhiều, ăn uống kém, phát ban, mụn nước trên da, giật mình, co giật, ho, khó thở, tiêu chảy…

Tóm lại: Hiện đang là thời tiết chuyển mùa, trẻ đến trường dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa nhiễm virus, cha mẹ không cho trẻ tiếp xúc nguồn lây: Tránh tiếp xúc người đang nhiễm virus, tránh nơi đông người, nằm màn, phun thuốc diệt muỗi…

Điều cần lưu ý, cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, quả chín, thường xuyên cho trẻ vận động tăng cường thể lực, tạo môi trường sống trong sạch, vui vẻ, lành mạnh; tiêm phòng đầy đủ vaccine tạo miễn dịch chủ động cho trẻ chống lại virus (cúm, sởi, quai bị, viêm não Nhật Bản, bại liệt, Rotavirus…).

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Chào bác sĩ, em trai của em bị bệnh thủy đậu đã 1 tuần. Bây giờ xuất hiện nhiều mụn nước trên da, có thể dùng thuốc gì để chữa nhanh nhất và hết sẹo không ạ. Em thường xuyên tiếp xúc với em trai không biết bệnh này có dễ lây lan không? Có cần kiêng tắm không? Em xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Trước hết, bạn nên đưa em trai đến các bác sĩ chuyên khoa Da liễu để khám thực tế, tư vấn đầy đủ và có chỉ định điều trị đúng cho bệnh. Thủy đậu là bệnh dễ lây lan. Quan niệm kiêng tắm là sai lầm nghiêm trọng vì có rất nhiều người bệnh đã bị nhiễm trùng da do không tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, sau đó để lại sẹo. Khi tắm cần phải nhẹ nhàng, không làm vỡ các mụn nước. Theo như lời bạn mô tả thì có khả năng em trai bạn đã mắc bệnh thủy đậu. Xin trao đổi thêm về bệnh thủy đậu:

Bệnh do vi rut Varricella Zoster gây ra. Bệnh xuât hiện rải rác quanh năm nhưng bệnh thường bùng phát trước tết Âm lịch 01 tháng và kéo dài sau tết vài tháng.

Bệnh này lây lan do tiếp xúc với ban đỏ, dịch rỉ viêm do vỡ các mụn nước và mụn mủ hoặc lây lan do hít phải các giot nước nhỏ (có chứa vi rút) lơ lửng trong không khí từ miệng hay mũi người bệnh phát tán ra khi hắt hơi, ho, chảy mũi nước. Bệnh cũng có thể lây lan do tiếp xúc quần áo, vải trải giường, đồ dùng cá nhân …bị nhiễm các chất dịch từ tổn thương da của người bệnh.

Bệnh thủy đậu có thể lây lan từ 1 – 4 ngày trước khi nổi ban đỏ và mụn nước cho đến khi tất cả các mụn nước, mụn mủ đã vỡ và đóng vảy tiết (thông thường trong vòng 07 ngày từ khi nổi ban đỏ và mụn nước). Người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu có thể mất thời gian lâu hơn để các mụn thủy đậu đóng vảy tiết.

Đa số các bệnh nhân thủy đậu đều khỏi bệnh nếu điều trị đúng và kịp thời.

Tuy nhiên một số trường hợp gây ra các biến chứng nặng như: viêm phổi nặng, viêm thận cấp, viêm cơ tim, nhiễm trùng máu, viêm não…, thậm chí gây tử vong.

Phần lớn những người chưa từng bị thủy đậu, sau khi tiếp xúc với người bệnh sẽ mắc thủy đậu (khoảng 90% các trường hợp)

Người chưa mắc bệnh hoặc chưa xác định từng mắc bệnh, nhất là phụ nữ chuẩn bị có con, nên tiêm vắc xin phòng thủy đậu vì đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Vắc xin chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

– Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

– Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

– Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin thủy đậu có tác dụng lâu bền.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Nếu cho rằng, chỉ cần tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà… đầy đủ ở năm đầu đời, cơ thể sẽ miễn nhiễm với bệnh, thì bạn đã lầm! Vì thực tế, dù đã chủng ngừa, nhưng theo thời gian, sự miễn dịch của cơ thể với các bệnh này sẽ dần suy giảm, nếu không được tiêm nhắc lại, nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.

Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà là 3 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã từng bùng phát cướp đi sinh mệnh của nhiều người trên thế giới. Người mắc bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm nặng nề như suy hô hấp, viêm phổi, viêm não (đối với bệnh Ho Gà); viêm cơ tim và viêm thần kinh (đối với bệnh Bạch Hầu); co thắt thanh quản, thuyên tắc phổi, gãy xương (đối với bệnh Uốn Ván)… Nhưng, kể từ khi các mũi tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà cho trẻ em dưới 2 tuổi đã được triển khai rộng rãi, tần suất mắc các căn bệnh nguy hiểm này đã được giảm một cách rất đáng kể.

Tại Indonesia, sự bùng phát tỷ lệ mắc căn bệnh bạch hầu tại một cách bất thường năm 2017 với hơn 530 ca mắc bao gồm cả trẻ em và người lớn, dù tỷ lệ bao phủ cao vắc xin trong cộng đồng. Trên thế giới, hiện nay, nhóm trẻ em lớn và người lớn mắc ho gà được báo cáo tại các quốc gia ngày càng gia tăng, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người lớn 26. Riêng tại Việt Nam, từ năm 2015 đến nay, số ca mắc Uốn ván vẫn luôn được báo cáo với hơn 350 ca hằng năm, xuất hiện rải rác chùm ca bệnh Bạch hầu tại các tỉnh miền Trung, đối tượng mắc các bệnh này tập trung chủ yếu ở người lớn và trẻ lớn. Riêng bệnh Ho gà, bệnh được ghi nhận là đang có chiều hướng gia tăng số ca mắc, đặc biệt ở trẻ nhỏ < 4 tháng tuổi chưa được bảo vệ bằng vắc xin.

Do vậy, hiện nay các tổ chức y tế uy tín trên thế giới khuyến cáo cần tiêm đúng lịch và đúng liều các vắc xin ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà cho trẻ ngay từ năm đầu đời và không được bỏ qua các mũi tiêm nhắc lại sau đó. Vì các vắc xin này thường chỉ tạo hiệu quả bảo vệ cơ thể trong một giai đoạn nhất định, theo thời gian, sự miễn dịch phòng bệnh đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà sẽ suy giảm, nếu không được tiêm nhắc lại, sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.

Theo Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO) và các khuyến cáo chủng ngừa của Anh, Canada, Mỹ: bên cạnh việc hoàn tất lịch chủng ngừa cơ bản và tiêm nhắc cho trẻ dưới 2 tuổi, các vắc xin 3 thành phần phòng Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà cần được tiêm nhắc tại nhiều các cột mốc khác nhau trong đời:

  • Trẻ em từ 4 đến 7 tuổi;
  • Trẻ em và thanh thiếu niên từ 9 đến 15 tuổi;
  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai;
  • Người lớn tuổi;
  • Người lớn có bệnh lý mãn tính đi kèm như các bệnh lý phổi, hen suyễn, tim mạch, bệnh thận…

Sở dĩ nên tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà ở các cột mốc từ 4 – 7 tuổi; từ 9 – 15 tuổi; phụ nữ chuẩn bị mang thai và người già trên 50 tuổi mà không phải ở những cột mốc khác vì hiện tại, đây là những cột mốc tuổi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị để tiêm nhắc lại, nhằm phát huy công dụng phòng bệnh, vừa thiết lập nên hàng rào miễn dịch cộng đồng giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh một cách hiệu quả. Cụ thể:

Ở cột mốc từ 4 – 7 tuổi; từ 9 – 15 tuổi: sự miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà của cơ thể gần như đã suy giảm hết kể từ lần đầu được tiêm ngừa trong năm đầu đời. Song song đó, 2 nhóm tuổi này lại thường xuyên hoạt động trong môi trường học đường đông đúc, gặp gỡ nhiều người, chạy nhảy, vận động cũng nhiều hơn… nên nguy cơ mắc các bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà từ đó cũng cao hơn. Trẻ 15 tuổi dù có sức khỏe tốt nhưng các kháng thể phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà từ đợt chủng ngừa trước ở giai đoạn này đã không còn đủ mạnh để ngăn mầm bệnh tấn công. Và cũng ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu bước vào môi trường năng động, từ đó việc bị trầy xước rất dễ xảy ra. Nếu không được chăm sóc đúng cách, những vết xước nhỏ này có thể trở thành nơi trú ngụ để vi khuẩn uốn ván phát triển gây: co cứng cơ kèm đau, co giật toàn thân, gập người… Thêm vào đó, môi trường học đường đông đúc, liên tục tiếp xúc nhiều người, trẻ càng có nguy cơ tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm ho gà, bạch hầu.

Ở người lớn tuổi: theo tuổi tác, hệ miễn dịch tự nhiên dần suy yếu, đồng thời kháng thể từ những mũi chủng ngừa trước đó cũng giảm dần nên người già dễ mắc các bệnh truyền nhiễm có thể gây tử vong như Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván.. Song song đó, do các triệu chứng bệnh ở họ thường nhẹ hơn nên dễ bị nhầm sang bệnh thông thường. Điều này khiến bệnh có thời gian phát triển, gây biến chứng nghiêm trọng và dễ lây lan tạo thành dịch, đặc biệt là lây cho trẻ nhỏ từ 0 – 3 tháng tuổi chưa được chủng ngừa đang sống chung nhà. Để phòng tránh 3 loại bệnh nguy hiểm này, người trưởng thành và người lớn tuổi cần lưu ý tiêm nhắc lại mũi 3 thành phần phòng bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà càng sớm càng tốt.

Với phụ nữ chuẩn bị mang thai: khi mang thai, hệ thống miễn dịch sẽ tự nhiên suy giảm, cơ thể dễ bị tấn công bởi những bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng xảy ra với thai nhi. Thực hiện biện pháp phòng ngừa trước mang thai sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho bản thân và em bé khi cơ thể không may bị tấn công bởi các bệnh nguy hiểm này.

Hiệu quả và tác động của việc tiêm nhắc vắc xin 3 thành phần phòng Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà

Với khả năng giúp bảo vệ phòng bệnh, có thể nói mũi tiêm nhắc lại 3 thành phần phòng Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà đã mang đến rất nhiều lợi ích như:

  1. Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho các đối tượng tiêm chủng.
  2. Giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh (từ 0 đến 3 tháng tuổi) chưa được chủng ngừa đầy đủ đang sống chung trong gia đình.
  3. Thiết lập nên hệ miễn dịch cộng đồng giúp phòng tránh dịch bệnh lây lan.
  4. Giảm các chi phí phát sinh khi mắc bệnh.

Tóm lại, bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà có thể gây bệnh cho cả trẻ em đến người lớn, việc triển khai chủng ngừa cơ bản cho trẻ nhỏ với các vắc xin này là đều rất cần thiết. Bên cạnh đó, triển khai tiêm nhắc vắc xin 3 thành phần Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà giúp kéo dài hiệu quả bảo vệ phòng tránh bệnh cho bản thân, mà còn góp phần tạo miễn dịch bảo vệ trong cộng đồng.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Bị cúm ăn gì cho nhanh khỏi?

Người mắc cúm thường có triệu chứng sốt cao, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, ho với cơn ngắn không có đờm, đặc biệt người bệnh thường có biểu hiện đau đầu, đau nhức cơ thể, chán ăn, ăn không ngon miệng và cảm giác gần như kiệt sức.

Sau khi mắc cúm, một số người có thể bị suy giảm sức đề kháng nên dễ mắc các biến chứng do bội nhiễm vi khuẩn như viêm phế quản phổi, viêm mũi xoang,… Đặc biệt với các đối tượng có nguy cơ cao như: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, người mắc các bệnh lý nền mãn tính, phụ nữ đang mang thai,… có tỷ lệ gặp di chứng nặng cao hơn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Hầu hết người bệnh cúm đều tăng nhu cầu dinh dưỡng do năng lượng bị tiêu hao, nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đúng cách, họ rất dễ suy dinh dưỡng nặng. Tình trạng thiếu dinh dưỡng làm tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian hồi phục, tăng chi phí điều trị. Do đó, để chủ động chăm sóc và điều trị cúm hiệu quả, người bệnh cần chú ý vào chế độ dinh dưỡng để nâng cao đề kháng, ngăn ngừa biến chứng và hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh nhất bằng các loại thực phẩm dưới đây:

1. Các loại thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là vi chất mà cơ thể rất cần để các tế bào miễn dịch có thể hoạt động tối ưu. Khi bị cúm, việc tăng cường bổ sung các thủy hải sản có vỏ giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, hàu, trứng, sữa,… rất cần thiết, vì đây là thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, sức khỏe sớm phục hồi, duy trì vị giác và khứu giác, nâng cao thể trạng. Kẽm tham gia vào hàng trăm enzym chuyển hóa trong cơ thể, nếu thiếu kẽm thì rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp, đường tiêu hóa do sức đề kháng bị suy giảm.

2. Rau xanh

Các loại rau xanh cũng là thực phẩm mà người mắc bệnh cúm nên ăn. Cải bó xôi (rau chân vịt), cải xoăn và các loại rau lá xanh khác nằm trong danh sách các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả, bởi rau xanh không chỉ giàu vitamin C, E mà còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và beta carotene. Đây điều là những chất có tác dụng tăng khả năng chống viêm cho hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt sức đề kháng của da – lớp “áo giáp” đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây hạn, đặc biệt là virus gây bệnh.

3. Bông cải xanh

Bông cải xanh là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe (giàu hàm lượng vitamin A, C, E). Chất sulforaphane có trong bông cải xanh chống oxy hóa, làm giảm căng thẳng, làm chậm sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp… Đây là một trong những loại rau rất tốt cho sức khỏe, có thể đưa vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, chứ không chỉ riêng cho người đang bị cúm.

4. Gừng

Gừng là thực phẩm quan trọng hàng đầu được nhiều người sử dụng khi đang bị cúm hoặc sau khi ốm dậy. Theo các nghiên cứu mới nhất, gừng có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể, giảm viêm, giảm đau, giúp ngăn ngừa, điều trị các bệnh viêm nhiễm và làm chậm quá trình tạo cholesterol. Ngoài ra, gừng có thể giảm nôn, buồn nôn rất hiệu quả và là “liều thuốc” rất quan trọng cho hệ miễn dịch.

5. Các loại trái cây giàu vitamin C

Vitamin C là chất dinh dưỡng quan trọng giúp kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, đặc biệt rất hữu ích đối với người đang bị cúm vì dưỡng chất này giúp tăng khả năng sản sinh của bạch hầu trong máu. Tuy nhiên, cơ thể mỗi người lại không thể tự sản sinh hoặc tổng hợp vitamin C mà cần phải được bổ sung qua các thực phẩm để cải thiện sức khỏe. Các loại trái cây họ cam chanh như cam, quýt, chanh, bưởi,… là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin C.

6. Các loại hạt ngũ cốc

Ngũ cốc cũng là loại thực phẩm tốt cho người bệnh cúm. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, quinoa, gạo và yến mạch,… đều có chứa một lượng chất béo, chất xơ cũng như một số vitamin và các khoáng chất khác đáng kể, hỗ trợ người bị cúm nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, cũng như các loại đậu, ngũ cốc tinh chế có chứa phytate – yếu tố làm giảm khả năng hấp thụ kẽm.

Ngũ cốc nguyên hạt chứa ít phytate hơn các phiên bản tinh chế có thể khiến cơ thể giúp hấp thu kẽm nhiều hơn. Đồng thời, việc ăn ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng tốt cho sức khỏe như chất xơ, vitamin B, magie, sắt, phốt pho, mangan và selen. Trên thực tế, ăn ngũ cốc nguyên hạt hỗ trợ kéo dài tuổi thọ và một số lợi ích sức khỏe khác, bao gồm giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường tuýp 2 và bệnh lý tim mạch. Do vậy, hạt ngũ cốc trở thành thực phẩm tuyệt vời và rất cần thiết bổ sung vào chế độ ăn uống.

Người bị cúm không nên ăn gì?

Việc tránh những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng khi bị cúm rất quan trọng vì nếu dinh dưỡng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, khiến thời gian bị cúm kéo dài, sức khỏe lâu hồi phục hơn. Dưới đây là các thực phẩm người mắc cúm cần kiêng ăn:

Thức ăn cứng

Khi bị cúm, cổ họng người bệnh bị đau rát, khó chịu khiến việc ăn uống sẽ rất khó khăn. Vì vậy, người bị cúm không nên ăn các loại thực phẩm cứng để tránh cơn đau trở nên trầm trọng. Người bệnh chỉ nên ăn các món được nấu mềm lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, có tác dụng giải cảm, rất tốt khi bị cảm cúm như: cháo gà, cháo thịt bằm, cháo trứng, cháo hành, tía tô,…

Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh và sản phẩm đóng hộp chứa rất nhiều chất tạo màu, chất bảo quản và hóa chất gây hại cho sức khỏe. Đây là những thực phẩm được chế biến theo quy trình nên rất ít chất dinh dưỡng, do đó đây là những món ăn người bệnh cúm nên kiêng. Thay vào đó, để cơ thể nhanh chóng hồi phục, người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm tươi, sống và giàu chất dinh dưỡng.

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào,… khiến người bệnh chướng bụng, đầy hơi và cần tiêu hao năng lượng để tiêu hóa. Sau những ngày đau ốm kéo dài, để cải thiện hệ tiêu hóa, người bệnh nên lựa chọn các phương pháp chế biến món ăn nhẹ nhàng như: luộc, hấp, cháo, súp,…

Một số câu hỏi thường gặp về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh cúm

Bị cúm có nên ăn sữa chua không?

! Sữa chua chứa hàm lượng lớn lợi khuẩn (Probiotics), khi lợi khuẩn này vào đường ruột sẽ ức chế vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Gần 70% hoạt động của hệ miễn dịch diễn ra trong ruột. Hệ tiêu hóa càng tốt thì sức đề kháng càng mạnh. Sữa chua là nguồn cung vitamin D tuyệt vời, tăng khả năng phòng thủ tự nhiên hoàn hảo chống virus, đồng thời giúp người bệnh có làn da mịn màng.

Cúm uống nước tỏi, ăn tỏi nướng được không?

ĐƯỢC! Tỏi được ví như loại “thần dược” giúp phòng cúm và viêm đường hô hấp, tăng huyết áp, mỡ máu,… hiệu quả. Bởi trong tỏi chứa nồng độ lớn iod và tinh dầu (giàu glucogen và allicin, fitonxit) có tác dụng diệt vi khuẩn bằng cách ức chế các enzyme có chứa lưu huỳnh cần thiết, chống viêm hiệu quả.

Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D,… và rất nhiều khoáng chất cần thiết như i-ốt, canxi, magie,… Chính vì vậy, tỏi là thực phẩm hàng đầu không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn giúp phòng tránh các dịch bệnh khác như cúm.

Người bệnh cúm có ăn trứng gà, trứng vịt lộn được không?

ĐƯỢC! Mặc dù trứng không chứa một lượng kẽm lớn như một số loại thực phẩm khác, nhưng trứng cung cấp 1 lượng kẽm nhất định, theo nghiên cứu 1 quả trứng lớn chứa khoảng 5% lượng kẽm yêu cầu của ngày, đồng thời cung cấp đi kèm 77 kalo, 6 gram protein, 5 gram chất béo lành mạnh và các loại vitamin khoáng chất khác, bao gồm vitamin B và selen. Đặc biệt, trứng nguyên chất là một nguồn choline (4) quan trọng – chất dinh dưỡng mà hầu hết mọi người đều bị thiếu hụt.

Đã có lo ngại về cholesterol đối với trứng nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy nếu sử dụng cả lòng đỏ và lòng trắng trứng với mức độ vừa phải thì sẽ không thừa cholesterol mà còn nhận được rất nhiều dưỡng chất từ trứng.

Bị cúm ăn thịt gà, thịt vịt được không?

KHÔNG NÊN! Mặc dù thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt,… có chứa rất nhiều vitamin B6, đây là vi chất cực tốt hỗ trợ cho phản ứng xảy ra trong cơ thể, cần thiết để hình thành các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh. Tuy nhiên, người bị mắc cúm cơ thể sẽ ở trong trạng thái mệt mỏi, chức năng tiêu hóa giảm sút. Thịt vịt có lượng mỡ tự nhiên khá cao, sẽ cản trở quá trình hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bên cạnh đó, thịt vịt còn có tính hàn có thể khiến diễn tiến nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, khi bị cúm, tốt nhất người bệnh nên hạn chế ăn thịt vịt. Thay vào đó, hãy chọn các loại thịt heo,… để chế biến những món ăn nhẹ nhàng, thanh đạm và dễ tiêu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về người bị cúm nên ăn gì? kiêng ăn gì? để bệnh nhanh khỏi. Chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với liệu pháp điều trị giúp ngăn ngừa, hỗ trợ và khắc phục tình trạng nhiễm trùng do virus cúm. Ngoài ra, virus cúm luôn biến đổi hàng năm, để dự phòng hiệu quả, trẻ em và người lớn cần chủ động chủng ngừa vắc xin cúm hàng năm để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Thực tế, đa số các lịch chích ngừa đều tương tự nhau và chỉ có một số nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất là biết thời điểm sớm nhất có thể chích (uống) một loại vaccine nào đó và khoảng cách tối thiểu giữa hai liều của cùng loại vaccine.
Ví dụ: Vaccine bạch hầu-ho gà-uốn ván (các loại 5 hay 6 trong 1 chẳng hạn) thì chích liều đầu sớm nhất lúc trẻ được 6 tuần tuổi, liều thứ hai cách liều đầu tối thiểu 4 tuần. Do đó, khi đưa trẻ đi khám, nếu trẻ đã được 6 tuần tuổi mà cha mẹ cảm thấy lo lắng thì có thể cho trẻ chích ngừa luôn, không nhất thiết phải đợi đến lúc đủ 2 tháng mới chích như trong lịch chủng ngừa.
Mặt khác, vì khoảng cách thời gian tối thiểu giữa hai liều bạch hầu-ho gà-uốn ván là 4 tuần (chứ không phải là tối đa) nên có lịch chích ngừa là 2-4-6 tháng tuổi (đều bảo đảm hai liều cách nhau tối thiểu 4 tuần lễ).
 Cũng dựa trên nguyên tắc khoảng cách thời gian tối thiểu giữa hai liều vaccine của cùng một loại vaccine, nên dù trẻ chích ngừa mũi kế tiếp trễ so với hẹn thì trẻ cũng chỉ cần chích tiếp những liều còn lại, không cần phải nhắc lại từ mũi đầu tiên nữa.
Ví dụ: Nếu trẻ chích viêm gan B liều 1 và liều 2 xong, liều 3 thường hay bị mẹ quên (do thường cách liều đầu vài tháng) hay trẻ bị bệnh gì đó chưa chích được, thì khi nào nhớ ra hay đi khám, trẻ có thể được chích nốt liều 3 dù cách liều đầu hay liều 2 cả năm trời mà không cần nhắc lại từ đầu.

Khoảng cách thời gian tối thiểu cách nhau 4 tuần này chỉ áp dụng đối với:

Cùng một loại vaccine: ví dụ cùng là vaccine bạch hầu thì mũi 2 cách mũi đầu 4 tuần.
Hai loại vaccine sống giảm độc lực dạng chích khác nhau mà được chích khác ngày. Hiện nay, các loại vaccine sống giảm độc lực bao gồm dạng chích là sởi, quai bị, rubella, trái rạ (thủy đậu), sốt vàng, đậu mùa. Các loại còn lại đều là vaccine bất hoạt.

Những trường hợp KHÔNG áp dụng khoảng cách thời gian tối thiểu giữa hai mũi chích:

Chích trong cùng một ngày đối với hai hay nhiều loại vaccine sống dạng chích. Ví dụ, trẻ có thể được chích cùng lúc tất cả các mũi sởi-quai bị-rubella và trái rạ.
Giữa hai loại vaccine bất hoạt khác nhau hay giữa một vaccine sống dạng chích và một vaccine bất hoạt thì không tính khoảng cách tối thiểu 4 tuần. Ví dụ: trẻ được chích viêm gan B vào thứ Hai, thứ Ba có thể chích viêm gan A, thứ Tư có thể chích bạch hầu hay ho gà… Hoặc thứ Hai trẻ được chích viêm gan A, thứ Ba trẻ có thể được chích sởi-quai bị-rubella mà không có vấn đề gì.

Chích được NHIỀU vaccine cùng lúc:

Hệ miễn dịch của trẻ có thể tiếp nhận đến 10.000 kháng nguyên cùng một lúc, thế nhưng, tổng số vaccine trong thực tế hiện nay chưa bao giờ chiếm một phần nhỏ khả năng đáp ứng của hệ miễn dịch của trẻ (chỉ khoảng vài phần ngàn là tối đa). Vì thế, có thể chích cho trẻ bao nhiêu vaccine cùng một lúc đều được miễn thỏa mãn điều kiện tuổi tối thiểu được chích và khoảng cách tối thiểu nêu trên.
Chích nhiều vaccine cùng lúc sẽ giúp cho trẻ được bảo vệ kịp thời đối với nhiều loại bệnh truyền nhiễm có thể ngừa được bằng vaccine, giúp tiết kiệm thời gian (và tiền bạc) di chích ngừa nhiều lần, giúp tránh phải lỡ một loại vaccine nào đó và đỡ phải “hối tiếc” khi đến kỳ đi chích vaccine nào đó mà vaccine đó lại “hết hàng”.
Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng

Tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Bản chất của tiêm chủng là sử dụng vắc-xin kích thích cơ thể sinh kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh truyền nhiễm nào đó.

1. Bệnh dại

Dại là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại lây qua niêm mạc hoặc vết thương do động vật bệnh dại cắn gây ra. Bệnh nhân mắc bệnh thường biểu hiện sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, hay kích động, lên cơn co giật rồi nhanh chóng tử vong.Tiêm phòng vắc-xin dại là cách tốt nhất tránh bệnh dại khi nghi bị con vật dại cắn. Những đối tượng có nguy cơ cao do tính chất công việc cũng có thể tiêm ngừa dại chủ động.

2. Bệnh uốn ván

Uốn ván là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây qua các vết thương ngoài da gây ra. Bệnh nhân có biểu hiện nuốt khó, cứng hàm, sặc, cứng cơ lưng, cơ gáy, co giật. Uốn ván có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thời gian điều trị dài, chi phí cao và nguy cơ tử vong lớn. Phòng bệnh bằng tiêm ngừa vắc xin uốn ván là hiệu quả nhất.

3. Viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B là bệnh do siêu vi trùng gây ra. Siêu vi trùng làm tổn thương gan âm thầm, biểu hiện rất ít với sốt, vàng da, vàng mắt. Bệnh nhân nếu có sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ tự chống lại virus và vượt qua, nhưng nếu không, bệnh dần tiến triển đến xơ gan, ung thư gan. Cách phòng viêm gan B hiệu quả nhất là tiêm ngừa vắc xin viêm gan B.

4. Bệnh sởi

Sởi là bệnh do siêu vi trùng gây ra, với các triệu chứng như: Sốt, phát ban toàn thân, ho, sổ mũi nước và mắt đỏ. Dấu hiệu phân biệt sởi với các ban khác là khởi đầu ở sau tai, rồi lên mặt, xuống cổ, bụng, lưng và tay, chân. Ban lặn sẽ để lại vết thâm trên da.

Sởi là bệnh rất phổ biến ở nước ta, nên được khuyến cáo tiêm vắc-xin sởi phòng bệnh từ khi trẻ 9 tháng tuổi, nhắc lại một mũi nữa khi trẻ 18 tháng. Ngoài ra vắc-xin sởi còn được kết hợp trong vắc-xin 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella) được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi.

5. Bệnh quai bị

Quai bị là bệnh do virus gây ra, lây nhiễm qua đường hô hấp. Quai bị gây các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, tuyến nước bọt, tuyến mang tai, tuyến dưới hàm sưng to. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm là viêm não, viêm cơ tim và vô sinh ở bé trai. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện nay, có thể phòng ngừa quai bị bằng cách tiêm phòng, vắc-xin được sử dụng là vắc-xin 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella) được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi.

6. Bệnh rubella

Rubella gây các triệu chứng như sốt và phát ban toàn thân, thường bệnh không gây nguy hiểm và biến chứng nặng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai mắc bệnh thì có thể để lại những di chứng nặng nề cho trẻ. Hiện nay, có thể phòng ngừa rubella bằng cách tiêm phòng, vắc-xin được sử dụng là vắc-xin 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella) được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Phụ nữ tránh mang thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.

7. Bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản do virus gây ra với vật truyền trung gian là muỗi. Trẻ mắc bệnh khởi phát là sốt đột ngột, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Sau 3-4 ngày, người bệnh có thể co giật, lơ mơ, hôn mê và tử vong. Tỉ lệ tử vong là khoảng 20% số trường hợp. Tiêm chủng vẫn là cách phòng viêm não Nhật Bản quan trọng nhất. Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản được bắt đầu tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.

8. Bệnh thủy đậu

Thuỷ đậu (Trái rạ) là bệnh do siêu vi trùng Varicella zoster gây ra, thường gặp ở trẻ em, gây sốt phát ban và có bóng nước toàn thân. Thủy đậu rất dễ lây lan, nhất là ở môi trường đông đúc như mẫu giáo, nhà trẻ, trường học. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, viêm não, viêm tủy cắt ngang. Hiện nay chúng ta có thể tiêm phòng vắc xin thuỷ đậu cho trẻ từ 12 tháng trở lên.

9. Cúm

Cúm là bệnh do virus Influenza gây ra, gặp ở tất cả các đối tượng. Bệnh lây qua đường hô hấp, gây tình trạng sốt, ho, đau đầu, đau họng, đau cơ. Hiện nay đã có thể ngừa cúm bằng cách tiêm vắc-xin hàng năm và có thể bắt đầu tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.

10. Viêm màng não do não mô cầu

Viêm màng não cũng là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn não mô cầu các tuýp A, B, C, Y và W135 gây ra. Vi khuẩn này lây truyền từ người sang người qua dịch cơ thể tiếp xúc khi ho, hắt hơi. Bệnh gây sốt li bì, mê sảng, hôn mê và co giật, tỉ lệ tử vong ở trẻ khoảng 50%. Hiện nay đã có vắc-xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu chủng B và C (VA-Mengoc BC, sản xuất tại Cuba) có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

11. Bệnh thương hàn

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Samonella lây qua đường tiêu hóa do thực phẩm, nước uống mang mầm bệnh. Bệnh có triệu chứng sốt cao, li bì, tiêu lỏng, bụng chướng. Xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột là hai biến chứng thường gặp có thể gây tử vong ở những trường hợp điều trị muộn hoặc không được điều trị. Phương pháp phòng bệnh Thương hàn đặc hiệu, chủ động và hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin cho trẻ từ 2 tuổi.

12. Bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Trực khuẩn bạch hầu tiết ra độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp. Gây nhiễm trùng mũi họng và dẫn đến tử vong. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng sớm là viêm họng, chán ăn, sốt nhẹ. Trong vòng 2-3 ngày sẽ xuất hiện giả mạc trắng ở họng và lưỡi (tính chất dai, dính, dễ chảy máu khi bóc). Có thể tử vong trong vòng 6-20 ngày. Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh bạch hầu là tiêm vắc-xin bạch hầu. Hiện nay vắc-xin bạch hầu thường phối hợp trong vắc-xin 6 trong 1, 5 trong 1, phòng ngừa bạch hầu và các bệnh lý khác gồm ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib có thể tiêm ngừa cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.

13. Ho gà

Bệnh ho gà là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do vi khuẩn co trong miệng, mũi và họng gây ra. Trẻ mắc bệnh này thường ho kéo dài 4 đến 8 tuần. Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất và dễ gây tử vong. Vắc-xin phòng bệnh ho gà, thường là dạng kết hợp với vắc-xin bạch hầu, uốn ván (DPT). Hiện nay, trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng vắc-xin phối hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib và có thể có thêm bại liệt.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.