TỔNG QUAN VỀ BỆNH UỐN VÁN.
Hiện nay trong cuộc sống xuất hiện rất nhiều căn bệnh lây nhiễm hết sức nguy hiểm. Chúng không chỉ gây tổn hại đến tinh thần, sức khỏe mà còn có nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao nếu không có phương pháp điều trị phù hợp. Một trong những căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm mà chúng ta không thể bỏ qua chính là uốn ván. Vậy đây là bệnh gì? Phương pháp điều trị như thế nào?
1. Khái quát thông tin về bệnh uốn ván
Nhiễm trùng uốn ván được xem là một loại bệnh lây nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Người mắc phải bệnh này có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Chính vì vậy, tìm hiểu về căn bệnh này là điều cực kỳ cần thiết và quan trọng để bạn có thể bảo vệ chính bản thân mình cũng những người xung quanh.
1.1. Bệnh uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván là bệnh được gây ra bởi ngoại độc tố của một loại trực khuẩn có tên gọi là Clostridium tetani. Loại vi khuẩn này thường sống và phát triển trong bùn đất, phân động vật, môi trường mang tính chất yếm khí.
Bệnh này không thể lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, chúng lại rất dễ lây nhiễm khi vết thương hở tiếp xúc trực tiếp tại những môi trường có vi khuẩn uốn ván tồn tại. Ví dụ như khi bạn giẫm phải đinh rỉ sét, động vật cắn bị thương hoặc cơ thể bị thương nhưng vẫn thường xuyên phải tiếp xúc với các môi trường có chứa đất bùn, phân động vật thì sẽ có nguy cơ rất lớn bị nhiễm vi trùng uốn ván. Trong một số trường hợp khi phẫu thuật xong hay nạo phá thai trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh cũng có khả năng cao bị nhiễm bệnh.
1.2. Đối tượng thường bị nhiễm bệnh
Bệnh uốn ván mang tính chất dễ bị nhiễm rất cao. Chính vì vậy, mọi người không phân biệt giới tính hay độ tuổi đều có nguy cơ mắc phải bệnh. Đối với người lớn, tỉ lệ nam ở độ tuổi trung niên thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những độ tuổi khác. Bởi những người ở độ tuổi này thường rất ít người được tiêm vắc xin phòng bệnh ngay từ ban đầu.
Đối với trẻ em vừa sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh. Trong những trường hợp này, người ta gọi là uốn ván sơ sinh.
1.3. Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh khi bị nhiễm vi trùng uốn ván có thể rơi vào khoảng từ 3 ngày đến 21 ngày. Sở dĩ có sự khác nhau này là vì còn phụ thuộc vào kích thước vết thương, vị trí bị thương cũng như tình trạng sức khỏe của người mắc bệnh. Đối với những vết thương nhẹ thì thời gian ủ bệnh lâu hơn. Ngược lại, bệnh nặng hơn thì thời gian ủ bệnh sẽ nhanh hơn.
2. Các biểu hiện khi bị nhiễm vi trùng uốn ván
Khi bạn không may mắc phải căn bệnh này, sau thời gian ủ bệnh cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Thông thường, bệnh sẽ phát triển theo từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn cơ thể sẽ bộc lộ những triệu chứng khác nhau từ nhẹ cho tới nặng dần. Nếu người bệnh không phát hiện kịp thời và có phương hướng điều trị hiệu quả sẽ rất dễ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí là có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Trước hết, sau khoảng 5 ngày mắc bệnh, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, người mệt mỏi và chán ăn. Tiếp đến, một số cơ ở các bộ phận như hàm, cổ và lưng sẽ bị cứng lại, rất khó để hoạt động. Điều này không chỉ khiến bạn cảm thấy đau đớn cơ thể mà phần đầu cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Khi cơ thể bị sốt sẽ rất dễ ra mồ hôi và mất nước. Sau đó là tình trạng tiểu tiện hay đại tiện thường xuyên, mất kiểm soát. Giai đoạn cuối của bệnh, cơ thể người nhiễm sẽ ngày càng mệt mỏi, khó thở thậm chí là nghẹt thở dẫn tới suy hô hấp nặng.
Nếu đến lúc này bệnh nhân vẫn không được điều trị thì sẽ dẫn đến tình trạng khóa hàm. Đặc biệt, khi bị nhiễm bệnh phần xương của người bệnh rất giòn và yếu. Chính vì vậy, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng rất dễ khiến bệnh nhân bị gãy xương.
3. Phương thức điều trị khi nhiễm bệnh
Bệnh uốn ván tuy là một căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị tuy nhiên không phải là thể chữa khỏi. Tùy thuộc vào từng mức độ nhiễm bệnh của người mắc mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thời gian điều trị bệnh dứt điểm sẽ cần một khoảng thời gian khá dài. Chính vì vậy, bệnh nhân cần có sự kiên nhẫn cũng như nghỉ ngơi hợp lý để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
4. Phương pháp phòng bệnh hiệu quả
Để có thể bảo vệ bản thân và phòng bệnh uốn ván hiệu quả, các bạn nên tiến hành tiêm phòng vắc xin. Việc tiêm phòng sẽ đảm bảo cho bạn không bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian. Một số đối tượng cần tiêm phòng bệnh như:
-
Phụ nữ trong độ tuổi sinh con hoặc đang mang thai: việc tiêm phòng vắc xin đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản hoặc đang mang thai là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ mẹ và bé. Bởi khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng uốn ván, nguy cơ tử vong có thể đạt tới 90%.
-
Người nông dân: Nông dân là một bộ phận đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh. Bởi người nông dân thường hay tiếp xúc với bùn đất, phân của các loài động vật,… Nếu không may trong quá trình làm việc dẫn tới bị thương thì người nông dân rất dễ bị nhiễm bệnh.
-
Công nhân: bên cạnh người nông dân thì công nhân cũng là đối tượng nên tiêm phòng vắc xin. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh khi không may bạn gặp phải tai nạn chốn công trường như dẫm phải đinh gỉ sét.