Bệnh viêm màng não do phế cầu là gì?

Viêm màng não là tình trạng nhiễm khuẩn trên lớp màng bảo vệ bao phủ não bộ và tủy sống. Viêm màng não do phế cầu là một trong các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên, có tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề.

Bệnh viêm màng não phế cầu được xác định dựa theo đường xâm nhập của vi khuẩn phế cầu vào màng não, bao gồm:

Vi khuẩn từ ổ viêm gần màng não, màng tuỷ xâm nhập vào, như ổ viêm tai, viêm xương chũm, viêm xương sọ, viêm xoang, viêm hốc mắt, viêm cơ dọc theo cột sống…, khuẩn phế cầu xâm nhập vào màng não qua tiếp cận hoặc qua đường bạch huyết.

Vi khuẩn từ một ổ viêm ở xa (như ổ đinh râu, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn tử cung, nhiễm khuẩn ruột, nhiễm khuẩn tiết niệu…) gây nhiễm khuẩn huyết và vi khuẩn vượt qua hàng rào mạch máu – màng não vào màng não.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vi khuẩn phế cầu gây ra hơn 50% các trường hợp viêm màng não do vi khuẩn ở Hoa Kỳ. Ước tính 2.000 trường hợp viêm màng não phế cầu xảy ra mỗi năm.

Vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em, có 40-70% trẻ khỏe mạnh mang phế cầu vùng mũi họng. Đây là tác nhân hàng đầu gây ra những bệnh nghiêm trọng đe dọa tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi như viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa, nặng hơn nữa là viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết. Trong đó, viêm màng não là bệnh khó phát hiện và nguy hiểm nhất.

Đường lây truyền

Vi khuẩn phế cầu phát triển thuận lợi vào mùa đông – xuân. Bệnh lan truyền nhiều nhất qua đường không khí và tiếp xúc với người bị bệnh hoặc những người khỏe mạnh có mang phế cầu khuẩn trong người. Các hành động như hắt hơi, ho, hôn hoặc trẻ em chơi chung đồ chơi đều tiềm ẩn nguy cơ phát tán vi khuẩn gây bệnh và lây nhiễm viêm màng não do phế cầu khuẩn.

Viêm màng não do phế cầu phế có thời gian ủ bệnh thường trong vòng 1 tuần. Bệnh khởi phát cấp tính trong 1 – 2 ngày sau đó đến giai đoạn toàn phát.

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết viêm màng não phế cầu

Bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, thường xuất hiện trong vòng một vài giờ hoặc từ 1 – 2 ngày. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng khác, bao gồm nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, đau cứng cổ, ăn không ngon, rối loạn ý thức, bứt rứt, li bì, ngủ gà. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm màng não ở trẻ có thể để lại di chứng thần kinh.

Màng não chứa đầy dịch não tủy – đây là nơi vi khuẩn có thể nhân lên và bắt đầu tiết ra chất độc, khiến màng não và mô não bị viêm tấy, sưng phồng. Điều này tạo áp lực lên não, khởi phát các triệu chứng như nhức đầu, cứng cổ, sợ ánh sáng. Trẻ trở nên khó chịu, quấy khóc, ngủ gà, thóp sưng phồng, sốt cao, thở không đều, nôn ói…

Với trẻ nhỏ, triệu chứng thường thấy là trẻ khóc đêm thường xuyên và bỏ bú kéo dài, sốt cao, tiêu chảy, nôn ói… rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa. Khi bệnh kịch phát, trẻ sẽ đau đầu dữ dội, co giật, thở gấp hay rối loạn tri giác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê chỉ trong 48 giờ thậm chí tử vong, nếu sống cũng để lại di chứng sau điều trị như điếc, mù, động kinh, chậm phát triển thần kinh vận động, tổn thương não vĩnh viễn dẫn đến trẻ kém phát triển hoặc yếu liệt chi hay nửa người…

Phương pháp điều trị viêm màng não do phế cầu

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn. Điều đáng lo ngại là vi khuẩn phế cầu đã nhanh chóng đã kháng nhiều loại kháng sinh thông thường và thậm chí đã xuất hiện đa kháng thuốc.

Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc điều trị, dẫn đến tình trạng bệnh tật kéo dài, bệnh nặng hơn, có nhiều biến chứng thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, chi phí điều trị viêm màng não do phế cầu thường rất cao do bệnh nhân phải dùng kháng sinh mạnh, hoặc phải phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau. Thời gian điều trị cũng vì thế mà phải kéo dài và khó khăn hơn.

Phòng ngừa bệnh viêm màng não phế cầu như thế nào?

Viêm màng não do phế cầu gây ra hậu quả vô cùng khôn lường. Nhưng thật may mắn vì căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn phế cầu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống chọi với nguồn lây bệnh.

Đối với trẻ nhỏ, cần được giữ ấm cơ thể trong mùa mưa và mùa lạnh, cho trẻ bú sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời nhằm tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để ngăn ngừa sự tấn công của phế cầu khuẩn.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc chủng ngừa cho trẻ từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tác hại của các căn bệnh do phế cầu gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh rằng tiêm chủng được xem là biện pháp chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đơn giản nhưng có ý vai trò vô cùng quan trọng giúp giảm số ca bệnh mắc mới do bị nhiễm phế cầu khuẩn.

Từ năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến cáo nên đưa vắc xin ngừa phế cầu vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Theo số liệu thống kê năm 2015 của WHO cho thấy, vắc xin phế cầu khuẩn đã giúp 7,5 triệu trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn được ngăn chặn, và cứu sống khoảng 290.000 trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Cũng theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ em dưới 1 tuổi có tỷ lệ viêm màng não phế cầu khuẩn cao nhất, khoảng 10 trường hợp trên 100.000 dân, nhưng đã giảm đáng kể từ khi vắc xin phòng phế cầu khuẩn được đưa vào chương trình tiêm chủng.

Tại Việt Nam, có hai loại vắc xin phế cầu cho trẻ em và người lớn là vắc xin Synflorix, có thể tiêm cho trẻ từ sớm (6 tuần tuổi đến 5 tuổi), và vắc xin Prevenar 13, có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên lẫn người lớn. Trẻ trên 5 tuổi, người cao tuổi và người mắc các bệnh lý mạn tính trước đây không có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn thì hiện nay có thể tiêm vắc xin Prevenar 13.

HPVC cam kết sử dụng nguồn vắc xin  chính hãng an toàn. Quy trình vận chuyển vắc xin luôn được theo dõi nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng của vắc xin.

Các vắc xin đều được bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ 2-8 độ C theo tiêu chuẩn GSP, an toàn và luôn chất lượng.

*Lưu ý: Giá gói vắc xin có thể thay đổi theo biến động tăng giảm của giá vắc xin trên thị trường


Phế cầu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về đường hô hấp mà chủ yếu là ở trẻ nhỏ, có khả năng lây lan nhanh và ảnh hưởng đến sức khỏe nên việc phòng bệnh là thực sự cần thiết.

1. Phế cầu khuẩn là gì?

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là một loại vi khuẩn Gram dương thuộc chi Streptococcus. Chúng thường khu trú trong các khoang mũi họng của người mà không gây ra bệnh. Khi cơ thể xảy ra các vấn đề bất thường về sức khỏe như suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn thiện… sẽ tạo điều kiện cho phế cầu phát triển gây nên bệnh.

Bệnh do phế cầu gây ra sẽ lây lan thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc, va chạm với người bị bệnh qua các hành động như hắt hơi, ho, hôn hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân.

2. Một số bệnh lý nghiêm trọng do phế cầu gây ra.

Viêm phổi:

● Phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phổi ở trẻ em, người già trên 65 tuổi và người có hệ miễn dịch bị suy yếu. Viêm phổi là một bệnh viêm nhiễm trùng tại phổi, làm cho các túi khí ở một bên hoặc hai bên phổi bị tổn thương và viêm, bệnh có thể tiến triển nhanh và gây nhiều biến chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

● Biểu hiện lâm sàng:

+ Sốt cao kèm theo rét run hoặc giảm thân nhiệt ở người có hệ miễn dịch yếu.

+ Đau ngực kèm theo khó thở.

+ Ho có đờm hoặc máu.

Viêm màng não ở trẻ em và người già:

● Trong tất cả những bệnh gây ra bởi phế cầu thì viêm màng não là bệnh khó phát hiện nhất và để lại nhiều di chứng nặng nề. Bệnh được biểu hiện với 2 triệu chứng chính là đau đầu và nôn ói nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác.

● Biểu hiện:

+ Đau nhức đầu dữ dội

+ Nôn mửa

+ Sốt, ớn lạnh

+ Cứng cổ

+ Thở nhanh, nhạy cảm với ánh sáng

+ Tinh thần không tỉnh táo.

Viêm tai giữa:

● Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ với tỉ lệ khá cao 80%, nguyên nhân chính là do các bệnh lý đường hô hấp trên không được điều trị dứt điểm hoặc điều trị không đúng cách mà dẫn tới viêm tai giữa.

+ Đối với trẻ nhỏ thường là các triệu chứng như sốt cao, quấy khóc, bỏ bú và có phản xạ dụi tai, tiêu chảy,…

+ Đối với trẻ lớn và người lớn thường là kêu đau vùng tai, sốt, gặp vấn đề về thính giác. Cáu gắt, buồn nôn và có dịch chảy từ tai ra ngoài.

Ngoài 4 bệnh lý trên, phế cầu khuẩn còn gây ra các bệnh lý viêm khác như viêm xoang cấp tính, viêm kết mạc, viêm tủy xương, viêm màng ngoài tim, viêm mô tế bào hay nặng thì bị áp xe não…

Nhiễm trùng huyết ở người HIV:

● Những bệnh nhân bị HIV là những người có hệ miễn dịch bị suy yếu vì vậy họ dễ bị mắc nhiều bệnh lý khác nhau hơn những người bình thường khác, trong đó có nhiễm trùng huyết do phế cầu khuẩn. Nhiễm trùng huyết là khi vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây nên các triệu chứng sau:

+ Sốt, rét run

+ Đau đầu, bứt rứt

+ Tinh thần lơ mơ, ngủ gà

+ Có thể sốc nhiễm khuẩn gây tử vong cao.

3. Lời khuyên của bác sĩ.

Với mức độ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người thì việc phòng bệnh là một cách để giảm thiểu các tỉ lệ tử vong đáng tiếc, cũng như là giảm thiểu các chi phí và thời gian chữa bệnh.

Để phòng bệnh ngoài các biện pháp như: giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, vệ sinh sạch sẽ vùng mũi họng, tăng cường sức đề kháng (cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời,..) thì việc tiêm vắc-xin phòng bệnh được coi là biện pháp tối ưu nhất.

Chủng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin phế cầu sớm cho trẻ từ 6 tuần tuổi là một trong những biện pháp hữu hiệu phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn, được WHO khuyến khích đưa vào chương trình tiêm ngừa quốc gia. Với mức độ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người thì việc phòng bệnh phế cầu khuẩn là một cách để giảm thiểu các tỉ lệ tử vong đáng tiếc, cũng như là giảm thiểu các chi phí và thời gian chữa bệnh.

Trẻ từ 5 tuần tuổi đến 5 tuổi được khuyến cáo nên tiêm vắc-xin để phòng các bệnh do Phế cầu khuẩn gây ra. Tiêm vắc-xin được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp trẻ được bảo vệ khỏi phế cầu nhằm giảm thiểu các tai biến cũng như giảm thiểu chi phí và việc sử dụng kháng sinh bừa bãi (một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay). Tùy theo độ tuổi, số lượng mũi tiêm sẽ khác nhau tùy từng trường hợp.

 

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


 

1. Thế nào là bệnh Sốt xuất huyết?

-Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính. Virus này thường lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi vằn.

-Sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ thường có các biểu hiện như đau cơ khớp, nổi phát ban trên da, sốt cao. Các triệu chứng gặp phải có thể nghiêm trọng hơn khi bệnh diễn biến nặng như chảy máu, đột ngột tụt huyết áp, thậm chí có thể gây tử vong. Một người có thể bị nhiễm bệnh khi bị muỗi vằn cái (có chứa virus dengue) đốt lên da. Sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 8 – 11 ngày tùy từng trường hợp. Khi muỗi đốt lên da, nếu là người lành thì virus sẽ thâm nhập vào máu. Ngược lại, nếu người bị đốt đã nhiễm virus trước đó thì virus sẽ được truyền sang muỗi. Thông thường, một người sau khi được điều trị khỏi sốt xuất huyết thì hệ miễn dịch sẽ có khả năng chống lại loại virus đã gây bệnh.

-Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường gặp hơn so với người lớn là bởi trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu.

2. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em có thể nhận biết qua những dấu hiệu nào?

-Với từng giai đoạn cụ thể, các dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ có sự khác nhau nhất định:

2.1. Giai đoạn sốt.

Đây chính là giai đoạn đầu tiên khi bệnh bắt đầu khởi phát. Ở giai đoạn này, trẻ nhiễm bệnh sẽ gặp hiện tượng trán nóng ran, sốt cao (từ 39 – 40 độ C) trong 2 – 5 ngày đầu. Một số dấu hiệu khác cũng cần được lưu ý như:

– Sốt cao không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt.

– Đau đầu, đau nhức cơ, chán ăn, mệt mỏi, ho, hắt hơi, sổ mũi.

– Xuất huyết dưới da: chảy máu mũi, chảy máu chân răng hoặc nổi phát ban, nổi mẩn trên da.

2.2. Giai đoạn nguy hiểm.

Vào ngày thứ 3 – 7 của quá trình nhiễm bệnh được xem là giai đoạn nguy hiểm hơn cả. Người bệnh lúc này có thể đã hạ sốt, tuy nhiên lại bắt đầu có dấu hiệu tăng tính thấm thành mạch gây ra các biểu hiện thoát huyết tương.

Các triệu chứng nghiêm trọng khác có thể gặp phải khi mắc bệnh sốt xuất huyết như: nề mi mắt, sưng đau gan, tràn dịch màng bụng, màng phổi hay mô kẽ.

Các biểu hiện sốc có thể xuất hiện khi người bệnh bị thoát huyết tương, bao gồm:

– Bứt rứt, vật vã, lờ đờ, mệt mỏi.

– Da lạnh ẩm, đầu chi lạnh.

– Mạch nhanh nhỏ.

– Huyết áp kẹt hoặc huyết áp tâm trương tăng/ tâm thu giảm.

– Tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp người bệnh.

– Ít đi tiểu.

– Xuất huyết nhiều dưới da hoặc xuất huyết nội tạng.

– Đau bụng.

– Hay khát nước.

– Chướng bụng do thoát huyết tương.

2.3. Giai đoạn phục hồi

Sau giai đoạn nguy hiểm từ 48 – 72 giờ, bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi. Cơ thể trẻ sẽ được cải thiện và phục hồi dần với những biểu hiện như đi tiểu nhiều hơn, có cảm giác thèm ăn và huyết áp ổn định hơn.

3. Hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em.

Để có thể giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng, cha mẹ cần lưu ý thực hiện những điều sau:

  • Hạ sốt cho trẻ đúng cách.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Tăng cường bổ sung nước.

Sốt xuất huyết có nhiều trường hợp gặp phải biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế ngay khi thấy có các dấu hiệu như:

– Thường xuyên đau bụng.

– Lạnh chân tay.

– Da bầm, môi tím tái.

– Nôn trớ nhiều.

– Trẻ sốt li bì không thuyên giảm, ngày càng vật vã.

– Dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn sốt cao liên tục trong 2 ngày.

 

4. Những việc không nên làm.

Ngoài những lời khuyên kể trên, cũng có một số điều cha mẹ cần tuyệt đối tránh thực hiện khi trẻ bị sốt xuất huyết:

– Không tùy tiện sử dụng thuốc Aspirin hay Ibuprofen cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra xuất huyết dạ dày.

– Không cạo gió, cắt lể gây nhiễm trùng.

– Không để trẻ ăn các loại thực phẩm có màu đen/ đỏ để tránh gây nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa.

– Không tùy tiện truyền dịch cho trẻ tại nhà.

Tóm lại, số ca tử vong do sốt xuất huyết ở trẻ em đang tăng lên qua các năm, trở thành mối lo lớn của nhiều bậc cha mẹ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh phải đặc biệt chú ý đến con trẻ, khi có bất cứ biểu hiện nào bất thường cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị sốt xuất huyết kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Bệnh Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm, thuộc nguyên nhân hàng đầu dẫn đến không ít cái chết thương tâm cho chị em phụ nữ trên toàn thế giới. Ung thư cổ tử cung nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nặng hơn: mất khả năng sinh con, ảnh hưởng đến tâm lý, nhiều hạnh phúc gia đình tan vỡ, ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân, thậm chí tử vong. Ngoài việc tầm soát phát hiện và ngăn chặn bệnh kịp thời thì tiêm vắc xin là biện pháp phòng ung thư cổ tử cung tối ưu và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, độ tuổi chích ngừa ung thư cổ tử là bao nhiêu thì vẫn có nhiều người chưa biết.

Tầm quan trọng của việc tiêm phòng và tầm soát Ung thư cổ tử cung.

Theo thống kê của HPV Information Centre, cứ 4 phút trôi qua lại có 1 người chết vì ung thư cổ tử cung, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung.

Hiện chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Nhưng có rất nhiều điều bạn có thể làm để giữ cho HPV không có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Có những loại vắc xin có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm một số loại HPV nhất định. Nhiễm virus HPV nguy cơ cao thường có thể dễ dàng điều trị trước khi tiến triển thành ung thư, đó là lý do tại sao việc tiêm phòng và tầm soát ung thư hàng theo định kỳ rất quan trọng.

Cho đến nay, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin phòng HPV khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV.

Vắc xin phòng HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus) gây ra; nhiễm ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, có liên quan đến bất thường cổ tử cung (gồm tổn thương tiền ung thư, ung thư), mụn cóc và bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn. HPV cũng có liên quan đến những ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ.

Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao nhiêu tuổi là thích hợp?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, độ tuổi chích ngừa ung thư cổ tử thích hợp nhất là cho các chị em là từ 9 – 26 tuổi. Nhiều người cho rằng, tiêm phòng vắc xin HPV cho bé gái chỉ mới 9 tuổi là quá sớm bởi giai đoạn này còn quá nhỏ để nói đến vấn đề tình dục. Tuy nhiên, đây mới chính là quan niệm sai lầm và dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tăng cao vì nếu thực hiện càng trễ và khi phụ nữ đã quan hệ tình dục, hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao. Không chỉ với bé gái mà các bạn nam khi đủ 11 – 12 tuổi trở lên cũng được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin HPV để ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến chủng virus.

Việc độ tuổi chích ngừa ung thư cổ tử cung cho các bé gái được thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao. Trong độ tuổi từ 20 – 25, việc tiêm phòng vẫn được khuyến cáo nhưng tác dụng đã giảm đi khoảng 1,5 lần.Vậy nên, việc chích ngừa được khuyến cáo nên thực hiện sớm để giúp chị em ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Bởi sau khi thực hiện đầy đủ 3 mũi tiêm phòng HPV, vắc xin có thể cho hiệu quả miễn dịch lên đến 30 năm.

Phụ nữ đã quá 26 tuổi vẫn có thể tiêm vaccine phòng HPV nhưng hiệu quả không đạt tối ưu như độ tuổi từ 9-26 tuổi.

Việc tiêm vaccine ngừa virus HPV không có nghĩa là loại bỏ 100% nguy cơ mắc UTCTC và những bệnh gây ra bởi tất cả các tuýp virus HPV mà chỉ phòng được những bệnh do 4 tuýp virus có trong vaccine mà thôi. Vì thế, bé gái và phụ nữ vẫn cần tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, thực hiện quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh bệnh. Sau khi tiêm vaccine phòng HPV, vẫn cần duy trì việc khám sức khỏe và kết hợp với tầm soát ung thư định kỳ.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng.


Bệnh ung thư cổ tử cung gây tử vong cao ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung, bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu.

1. Xuất huyết âm đạo bất thường

Một trong những dấu hiệu báo động ung thư cổ tử cung là xuất huyết âm đạo bất thường và đây cũng là triệu chứng thường gặp nhất. Xuất huyết âm đạo thường được chia làm hai loại là có tính chu kỳ (hay còn gọi là kinh nguyệt) và không có tính chu kỳ. Tất cả các trường hợp ra máu âm đạo không liên quan kỳ kinh đều là bất thường. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp ra máu âm đạo liên quan đến kỳ kinh đều là bình thường. Nếu trong lúc hành kinh xuất hiện các bất thường về lượng hay tính chất máu kinh thì cũng được xem là xuất huyết âm đạo bất thường.

Khi gặp phải tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Khi đó, bác sĩ sẽ thăm khám phụ khoa để tìm nguồn gốc máu chảy và xác định nguyên nhân.

2. Dịch âm đạo tiết ra bất thường

Trong trường hợp dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, màu sắc lạ (màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu) và có mùi khó chịu… thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung .

Tuy nhiên, những bệnh lý khác ở “vùng kín” như viêm nhiễm phần phụ cũng có thể gây ra xuất tiết dịch âm đạo bất thường. Vì vậy, bạn phải đi khám phụ khoa mới có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất.

3. Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ

Bạn có thể đau, chảy máu ít sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau hoặc chảy máu nhiều, kéo dài sau khi quan hệ xảy ra thường xuyên thì đó có thể là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Bạn nên đi kiểm tra xét nghiệm sớm khi thấy dấu hiệu này.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

4. Thay đổi thói quen đi tiểu

Đi tiểu thường xuyên, cần tiểu gấp, khó chịu khi đi tiểu có thể sẽ khiến bạn nghĩ tới các bệnh liên quan tới tiết niệu như: viêm bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu … mà không nghĩ rằng ung thư cổ tử cung cũng có triệu chứng này. Do vậy, nếu bạn nhận thấy triệu chứng này kéo dài và ngày càng tồi tệ hơn thì nhất định phải đi khám bác sĩ ngay.

5. Đau vùng bụng dưới

Cùng với xuất huyết bất thường ở âm đạo, các bác sĩ ung bướu cho biết đau vùng bụng dưới cũng là một trong những dấu hiệu khả nghi nhất của ung thư cổ tử cung, đặc biệt chú ý nếu bị đau mà không liên quan đến kỳ kinh. Trong ung thư cổ tử cung giai đoạn bệnh tiến xa, khi bướu cổ tử cung chèn ép các cấu trúc xung quanh có thể gây cho người bệnh mắc phải “tam chứng bi thảm” bao gồm đau vùng bụng dưới, bí tiểu và phù chân.

6. Thiếu máu, sụt cân không rõ nguyên nhân

Thiếu máu có thể xảy ra với bất kỳ bệnh ung thư do tình trạng viêm mạn tính, giảm sản xuất erythropoietin và giảm chuyển hóa sắt; đặc biệt đối với bệnh ung thư cổ tử cung, thiếu máu có thể nặng nề hơn khi kèm theo tình trạng ra huyết âm đạo kéo dài. Thiếu máu thường xuyên khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng. Ngoài ra, giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng cũng là các triệu chứng thường gặp của người bệnh ung thư.

Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể chữa khỏi, với tỷ lệ thành công tới 92% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Thậm chí, tỷ lệ có thể đạt tới gần 100% nếu như phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư. Tuy nhiên, đa số các trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, không thể chữa khỏi. Vì thế nếu như có bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào kể trên bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, dù không có dấu hiệu nghi ngờ nào, bạn cũng nên thực hiện xét nghiệm tầm soát sớm ung thư cổ tử cung định kỳ và tiêm phòng vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung để thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Đau vùng chậu hoặc đau lưng là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung
Đau vùng chậu hoặc đau lưng là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung

HPVC cam kết sử dụng nguồn vắc xin  chính hãng an toàn. Quy trình vận chuyển vắc xin luôn được theo dõi nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng của vắc xin. 

Các vắc xin đều được bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ 2-8 độ C theo tiêu chuẩn GSP, an toàn và luôn chất lượng. 

*Lưu ý: Giá gói vắc xin có thể thay đổi theo biến động tăng giảm của giá vắc xin trên thị trường


Bệnh cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường xảy ra theo mùa. Cúm là một vi rút đặc biệt có khả năng trao đổi vật liệu di truyền để tạo thành nhiều chủng mới. Vì thế, vắc xin cúm cần phải tiêm phòng hằng năm. Bố mẹ trẻ thường rất băn khoăn, vậy thời điểm nào trong năm thích hợp để tiêm phòng vắc xin cúm.

1. Cúm là gì?

Cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóathiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai,viêm phế quảnviêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.

2.Ai nên tiêm ngừa cúm?

Bất kỳ lứa tuổi nào từ 6 tháng tuổi trở lên đều có thể tiêm vắc xin cúm, đặc biệt là các nhóm có nguy cơ nhiễm cúm cao:

– Phụ nữ mang thai và dự định mang thai;

– Người chăm sóc trẻ dưới 6 tháng tuổi;

– Trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi;

– Người trên 65 tuổi;

– Người có bệnh lý nền mạn tính;

– Người có tiếp xúc trực tiếp với những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm cúm.

3.Tại sao nên tiêm vắc-xin cúm hàng năm?

Vì vi rút cúm phát triển biến thể mới hằng năm, nên vắc xin năm ngoái không thể bảo vệ bạn khỏi chủng vi-rút mới của năm nay. Thuốc chủng ngừa cúm được phát hành hàng năm để bắt kịp với các loại vi-rút cúm thích ứng nhanh chóng.

Khi bạn tiêm chủng đúng định kỳ, hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra các kháng thể để bảo vệ bạn khỏi các loại vi rút có trong vắc xin. Nhưng mức độ kháng thể có thể giảm theo thời gian – một lý do khác để tiêm phòng cúm hàng năm.

4.Thời điểm nào nên tiêm vắc-xin cúm

Cúm mùa thường diễn ra quanh năm, nhưng mùa cao điểm của cúm mùa khu vực Bắc Bán Cầu thường rơi vào mùa xuân và mùa đông. Vì vậy khoảng thời gian thích hợp để tiêm vắc-xin cúm 2 tuần – 1 tháng trước khi vào mùa cao điểm. Các gia đình được khuyến khích bắt đầu tiêm vắc-xin từ tháng 9 tháng – tháng 3.

Tuy nhiên, việc tiêm phòng sớm quá có thể làm giảm khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm bệnh cúm vào cuối mùa cúm, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.

5.Vắc-xin cúm hoạt động như thế nào?

Vắc-xin cúm tạo ra các kháng thể phát triển trong cơ thể khoảng hai tuần sau khi tiêm chủng. Các kháng thể này cung cấp sự bảo vệ chống lại sự lây nhiễm của các vi rút được sử dụng để tạo ra vắc xin.

Thuốc chủng ngừa cúm theo mùa bảo vệ chống lại các vi-rút cúm mà nghiên cứu chỉ ra rằng sẽ phổ biến nhất trong mùa sắp tới. Hầu hết các loại vắc xin cúm ở Hoa Kỳ đều bảo vệ chống lại bốn loại vi rút cúm khác nhau : vi rút cúm A (H1N1), vi rút cúm A (H3N2) và 2 vi rút cúm B. Ngoài ra còn có một số vắc-xin cúm bảo vệ chống lại ba loại vi-rút cúm khác nhau bao gồm: vi rút cúm A (H1N1), vi rút cúm A (H3N2) và vi rút cúm B. Hai trong số các loại vắc xin hóa trị ba được thiết kế đặc biệt cho những người từ 65 tuổi trở lên để tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

 

6.Vắc-xin cúm có ảnh hưởng đến mẹ bầu hay không?

Bị cúm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khi bạn đang mang thai. Ngay cả khi sức khỏe bạn đang duy trì tốt, những thay đổi về chức năng miễn dịch, tim và phổi trong thời kỳ mang thai khiến bạn dễ bị các biến chứng nặng từ cúm mùa. Phụ nữ mang thai (và hai tuần sau sinh) bị cúm có nguy cơ cao phát triển bệnh nghiêm trọng, kể cả phải nhập viện.

Khi bạn tiêm phòng cúm, cơ thể bạn bắt đầu tạo ra các kháng thể giúp bảo vệ bạn chống lại bệnh cúm. Các kháng thể cũng được truyền cho em bé đang phát triển của bạn và giúp bảo vệ chúng trong vài tháng sau khi sinh. Điều này rất quan trọng vì trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để chủng ngừa cúm. Nếu bạn cho trẻ bú sữa mẹ, các kháng thể cũng có thể được truyền qua sữa mẹ. Mất khoảng hai tuần để cơ thể bạn tạo ra kháng thể sau khi chủng ngừa cúm.


Hiện nay ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao ở phụ nữ. Vì thế, tiêm phòng là việc làm cần thiết, được nhiều chị em lựa chọn như biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa bệnh. Vậy vắc xin ung thư cổ tử cung có mấy loại, được áp dụng cho những đối tượng nào và độ tuổi ra sao?

1. Vắc xin phòng ngừa HPV là gì?

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – một loại virus gây u nhú ở người. Hiện có hơn 100 type HPV khác nhau, nhưng chỉ có một số ít virus có khả năng gây ung thư cao. Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, nhưng ngược lại, có hơn 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra.

HPV có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với da, lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm âm đạo, hậu môn và quan hệ tình dục bằng miệng. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lây truyền HPV giữa nam và nữ qua giao hợp trung bình là 40%. Ở phụ nữ, nguy cơ nhiễm HPV trong 10 năm đầu tiên sau giao hợp là 25%, trong suốt cuộc đời có thể lên tới 80%. HPV không lây nhiễm qua việc ngồi lên bồn cầu hoặc chạm vào nắm cửa.

Vắc xin phòng HPV là vắc xin được chế tạo để chống lại sự viêm nhiễm một số type HPV đặc biệt, cụ thể phòng 2 type 16,18 gây ung thư cổ tử cung và 2 type 6,11 gây sùi mào gà bộ phận sinh dục. Loại vắc xin này không bắt buộc nhưng được khuyến cáo cho nữ giới.

2. Vắc xin ung thư cổ tử cung có mấy loại? Đặc điểm từng loại

Hiện nay Việt Nam sử dụng rộng rãi 2 loại vắc xin ung thư cổ tử cung là vắc xin Cervarix và vắc xin Gardasil.

Vắc xin Cervarix

  • Vắc xin do nước Bỉ nghiên cứu.

  • Có khả năng phòng ngừa virus HPV tuýp 16 và 18.

  • Đối tượng sử dụng: Phù hợp với phụ nữ trong độ tuổi từ 10 – 25 tuổi.

  • Lịch tiêm vắc xin: Tiêm 3 mũi với thời gian như sau mũi đầu là ngày tiêm đầu tiên, mũi số 2 cách mũi đầu 1 tháng và mũi thứ 3 cách mũi đầu 6 tháng.

  • Vắc xin trên có tác dụng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Vắc xin Gardasil

  • Có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ.

  • Có khả năng phòng ngừa virus HPV tuýp 6, 11, 16 và 18.

  • Đối tượng sử dụng phù hợp trong độ tuổi tử 9 – 26 tuổi.

  • Lịch tiêm vắc xin: tiêm 3 mũi vắc xin với thời gian như sau mũi đầu là ngày đầu tiên tiêm, mũi tiêm số 2 cách mũi đầu 2 tháng và mũi thứ 3 cách mũi đầu 6 tháng.

  • 3. Đối tượng và độ tuổi áp dụng tiêm vắc xin trên

    Vắc xin ung thư cổ tử cung tại Việt Nam được chỉ định sử dụng cho nữ giới với hiệu quả thu được tốt nhất trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Các bác sĩ khuyên các bạn nữ nên đi tiêm phòng càng sớm càng tốt.

    Các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm vắc xin ung tử cổ tử cung càng sớm càng tốt

    Các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm vắc xin ung tử cổ tử cung càng sớm càng tốt

    Mặc dù vắc xin ung thư cổ tử cung được chỉ định sử dụng cho nữ giới nhưng các bạn nam giới được các chuyên gia khuyên tiêm phòng trong độ tuổi dậy thì sẽ mang lại lợi nhất định. Theo trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ nên xem xét đưa việc phòng chống tiêm chủng vắc xin cho cả nam giới. Do tỷ lệ nam giới mắc bệnh liên quan tới virus HPV cao hơn nữ giới.

    Bên cạnh đó đối với phụ nữ xảy ra quan hệ tình dục trước khi tiêm phòng sẽ phải làm kiểm tra thực hiện xét nghiệm HPV và phụ nữ không được mang thai khi tiêm phòng, không bị dị ứng với thành phần vắc xin và không mắc các bệnh cấp tính.

    4. Những lưu ý chị em nên biết khi tiêm vắc xin

    Ngoài những vấn đề vắc xin ung thư cổ tử có mấy loại cũng như đối tượng và độ tuổi áp dụng thì phụ nữ nên lưu ý một số điểm sau khi tiêm phòng vắc xin.

    • Phụ nữ trước khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung nên làm khám và làm các xét nghiệm sàng lọc sức khỏe. Trường hợp chưa quan hệ tình dục và không phản ứng với thành phần vắc xin thì không cần làm xét nghiệm.

    • Đối với trường hợp xảy ra quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc xin phòng ngừa trong độ tuổi trên nhưng hiệu quả thu được sẽ không được tốt nhất.

    • Đối với phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc xin. Nếu trong quá trình tiêm phòng có thai thì nên dừng đến khi sinh con xong, thời gian để hoàn thành các mũi tiêm là 2 năm.

    Không nên sử dụng vắc xin ung thư tử cung cho phụ nữ có thai

    Không nên sử dụng vắc xin ung thư tử cung cho phụ nữ có thai

    • Người nhiễm virus HPV vẫn có thể tiêm phòng được ung thư cổ tử cung.

    • Việc tiêm phòng giúp chị em bớt phần nào nỗi lo ung thư. Vì vậy không nên chủ quan với bệnh ung thư cổ tử cung. Cần duy trì lối sống khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

    5. Bảng giá tiêm vắc xin HPV

    Bảng giá tiêm ngừa ung thư cổ tử cung tham khảo của Hệ thống Tiêm Chủng Dịch Vụ HPVC

    Loại vắc xin        Giá (VNĐ)       
    Vắc-xin Gardasil (1 mũi): Bao gồm phí khám tư vấn và theo dõi         1.750.000

     

  • Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng. 
image.jpeg

\Cúm là một trong những căn bệnh tưởng đơn giản nhưng cực kỳ nguy hiểm. Việc tiêm phòng cúm nhắc lại mỗi năm là điều cực kỳ cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.