Trong báo cáo mới nhất về tiêm chủng, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã cảnh báo rằng có tổng cộng 67 triệu trẻ em, trong đó có gần 250.000 trẻ em ở Việt Nam, không được tiêm vaccine đầy đủ, và tỷ lệ bao phủ tiêm chủng sụt giảm tại 112 quốc gia trong 3 năm, từ năm 2019 tới năm 2021.

Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới 2023: Vaccine cho mọi trẻ em cho thấy 48 triệu trẻ em trên toàn cầu đã không được tiêm liều vaccine nào, hay còn gọi là “0 liều vắc-xin”. Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có số trẻ em “0 liều vắc-xin” nhiều nhất thế giới, với số lượng 187.315 trẻ em dưới 1 tuổi không được tiêm một loại vắc xin nào trong năm 2021.

Trên thế giới, những trẻ không được tiêm chủng đến từ các cộng đồng nghèo, xa xôi và chịu nhiều thiệt thòi nhất và đôi khi trẻ bị ảnh hưởng bởi tình trạng xung đột. Các dữ liệu mới được tổng hợp phục vụ báo cáo của Trung tâm Công bằng Y tế Quốc tế cho thấy trong nhóm những hộ gia đình nghèo nhất, cứ 5 trẻ em thì có 1 trẻ không được tiêm ngừa vaccine, trong khi đó, đối với nhóm những hộ gia đình giàu có nhất, tỷ lệ này chỉ là 1 trên 20. Báo cáo cho thấy trẻ em không được tiêm chủng thường sống tại các cộng đồng khó tiếp cận, ví dụ như khu vực nông thôn hoặc khu ổ chuột đô thị. Mẹ của các em thường không được đi học và có ít có tiếng nói trong các quyết định của gia đình. Đây là các thách thức lớn nhất đối với các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, nơi có tỷ lệ trẻ em không được tiêm chủng ở mức 1 trên 10 em ở khu vực thành thị và 1 trên 6 em ở nông thôn.

Tại Việt Nam, số liệu cho thấy tỷ lệ trẻ em không được tiêm chủng ở thành thị cao hơn khoảng 1,5 lần so với trẻ em sống ở nông thôn (6,3% – 4,2%), trong khi tỷ lệ này ở nhóm các hộ gia đình nghèo nhất cao gần gấp đôi so với nhóm các hộ gia giàu nhất (13,5% – 6,6%).

 

Báo cáo của UNICEF cũng chỉ ra rằng trong đại dịch COVID-19, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của tiêm chủng cho trẻ em đã suy giảm ở 52 trong tổng số 55 quốc gia được nghiên cứu. Niềm tin về tiêm chủng thay đổi theo từng thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh báo rằng một số yếu tố diễn ra đồng thời có thể làm gia tăng tình trạng do dự khi tiêm vaccine. Những yếu tố này bao gồm sự không chắc chắn về công tác ứng phó với đại dịch, mức độ tiếp cận thông tin sai ngày càng gia tăng, niềm tin vào công tác chuyên môn ngày càng giảm bên cạnh tình trạng phân cực về chính trị.

Để tất cả trẻ em đều được tiêm chủng thì một việc vô cùng quan trọng là phải tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu và cung cấp cho những người lao động tuyến đầu, hầu hết là nữ, những nguồn lực và hỗ trợ mà họ cần. Báo cáo của UNICEF cho thấy phụ nữ là lực lượng tiến hành tiêm chủng ở tuyến đầu nhưng họ thường nhận được mức lương thấp, công việc không chính thức, thiếu đào tạo chuyên môn bài bản, ít cơ hội phát triển nghề nghiệp, đồng thời họ cũng phải đối mặt với các mối đe dọa về an toàn.

Nhằm giải quyết vấn đề về khủng hoảng liên quan đến sự sống còn của trẻ em, UNICEF đang kêu gọi các chính phủ tăng cường cam kết về gia tăng nguồn lực tài chính cho công tác tiêm chủng và hợp tác với các bên liên quan để khai thác các nguồn lực sẵn có, khẩn trương thực hiện và đẩy nhanh các nỗ lực tiêm chủng để bảo vệ trẻ em và ngăn ngừa các dịch bệnh bùng phát.

Trước các cột mốc quan trọng trong lịch tiêm, phụ huynh nên chủ động liên hệ các cơ sở tiêm chủng về tình hình vắc xin và thường xuyên rà soát lại quá trình tiêm chủng của trẻ. Nếu trẻ chưa tiêm hoặc tiêm thiếu mũi, phụ huynh cần nhanh chóng tìm phương án để trẻ được tiêm bù kịp thời.

Hãy đến TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC – HPVC để được kiểm tra và tiêm ngừa sớm để có thể phòng ngừa được nhiều căn bệnh.


Cúm A H7N9 là gì?

Cúm A H7N9 là tên gọi của loại virus A có nguồn gốc gen từ virus cúm, thường tìm thấy ở gia cầm, chim và thủy cầm Theo PGS. TS. Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), kể từ ca bệnh nhiễm vi rút H7N9 trên người được báo cáo ở Trung Quốc vào tháng 3/2013 đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 1.200 ca, trong đó có 30 chùm ca bệnh. Số ca bệnh ghi nhận ở người gia tăng nhanh chóng từ tháng 10/2016 đến nay, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh ở Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam.

Nguồn gốc cúm A (H7N9)

Nguồn truyền nhiễm chính của virus cúm A (H7N9) được xác định là loài gia cầm sống gần người. Tuy nhiên cũng có nhiều bằng chứng về ổ chứa tự nhiên của loài virus này là một số loài chim hoang dã di trú và thủy cầm.

Điểm đặc biệt ở chủng virus cúm A (H7N9) là không biểu hiện bệnh hoặc có biểu hiện nhưng rất ít ở gia cầm và thủy cầm. Đây là điểm khác biệt giữa virus cúm này so với virus cúm A (H5N1) đã xuất hiện tại Hồng Kông từ năm 1997 đến nay. Do có rất ít biểu hiện lâm sàng trên gia cầm nhiễm cúm A (H7N9) nên cơ hội phát hiện, cách ly và xử lý chúng rất thấp, làm tăng khả năng tiếp xúc, dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm cúm A (H7N9) sang người có phần cao hơn sự lây nhiễm cúm A (H5N1).

Thời gian ủ bệnh virus cúm A (H7N9)

Tương tự như các chủng virus cúm A khác như virus cúm A (H1N1), A (H2N2), A (H3N2), thời gian ủ bệnh của virus cúm A (H7N9) kéo dài từ 1 đến 4 ngày, thời gian trung bình khoảng 48 giờ.

Thời gian lây truyền bệnh từ 1 đến 2 ngày trước khi khởi phát và khoảng từ 3 đến 5 ngày sau khi bệnh xuất hiện những triệu chứng lâm sàng.

Trung bình, bệnh cúm thường kéo dài từ 7-10 ngày. Sau 5 ngày các triệu chứng của bệnh dần biến mất, nhưng ho và mệt mỏi có thể kéo dài đến vài ngày sau đó. Tất cả các triệu chứng cúm A sẽ biến mất hoàn toàn sau 1 đến 2 tuần.

Cúm A (H7N9) lây truyền như thế nào?

Chủng virus cúm A (H7N9) được phân loại là chủng virus độc lực cao, tiềm ẩn nguy cơ gây đại dịch và cần được theo dõi chặt chẽ.

Giống như một số loại virus cúm khác, virus cúm A (H7N9) có thể gây bệnh ở nhiều loài động vật khác nhau. Virus đã được chứng minh có khả năng tồn tại và phát triển trong thịt, trứng của các loài gia cầm, thủy cầm chưa được nấu chín, các loại chất thải, đặc biệt là các loại chất thải lỏng.

Chủng virus cúm A (H7N9) chủ yếu gây nhiễm cho gia cầm là chính, nhưng cũng có khả năng gây bệnh cho con người. Độc lực của virus thể hiện trên các loại gia cầm thường yếu, hầu như không có; tuy nhiên, ở người, độc lực lại thể hiện rõ ràng ở 4 mức độ là loại cao, loại vừa, loại nhẹ và loại không có độc lực thường là nhiễm virus không có triệu chứng và không gây tử vong.

Bệnh cúm A H7N9 lây truyền từ gia cầm sang người chủ yếu do tiếp xúc và sử dụng sản phẩm gia cầm nhiễm virus cúm. Cụ thể virus lây truyền trực tiếp do người ăn thịt, phủ tạng, trứng của gà nhiễm bệnh, hoặc lây gián tiếp qua không khí, hay sử dụng thức ăn, nước, dụng cụ vận chuyển, dụng cụ giết mổ, chế biến thực phẩm, quần áo bị ô nhiễm virus từ dịch hô hấp, phân của gà bị nhiễm. Ngoài ra, bàn tay bị ô nhiễm là một yếu tố lây nhiễm bệnh quan trọng.

Có một số trường hợp người mắc bệnh theo từng nhóm người (ở cùng cơ quan, trường học, vị trí làm việc,…) đặt ra giả thuyết virus cúm A (H7N9) có thể lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, vấn đề này hiện vẫn đang được nghiên cứu, xác định làm rõ.

Nguyên nhân nhiễm cúm A H7N9

Cúm A (H7N9) gây ra với chủng virus cúm cùng tên thuộc nhóm ARN virus, họ Orthomyxoviridae. Giống với Influenza Virus A, virus A (H7N9) có chứa kháng nguyên bề mặt haemaglutinin 7 (H7) và neuraminidase 9 (N9) có khả năng gây bệnh ở những loài lông vũ. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, chủng virus cúm A (H7N9) là kết quả của sự tái tổ hợp của genom từ 3 chủng virus cúm đang lưu hành: virus cúm A(H7N3), A(H7N9) và A(H9N2).

Virus cúm A (H7N9) mẫn cảm với các loại hóa chất sát khuẩn như dung dịch natri hypochlorit 1%, cồn 700, glutaraldehyde, formalin và iot; bất hoạt ở nhiệt độ 56 – 60oC trong 60 phút và có khả năng tồn tại ở nước ao hồ nhiệt độ 22oC chừng 4 tuần, còn ở 0oC chúng có thể tồn tại trong vòng 30 ngày. Virus cũng có thể tồn tại trong máu và tử thi người bệnh, ở nhiệt độ lạnh khoảng 3 tuần.

Triệu chứng cúm A H7N9

Cho đến nay, những người bị nhiễm virus cúm A (H7N9) đều bị viêm phổi từ vừa đến nặng. Những triệu chứng phổ biến ở người nhiễm virus cúm A (H7N9) bao gồm:

  • Sốt cao 39 – 40oC.
  • Đau mỏi các khớp xương, buồn nôn, nôn, đau đầu.
  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như: sổ mũi, hắt hơi, đau họng…
  • Ho, tức ngực và khó thở tăng dần.
  • Các triệu chứng suy hô hấp như: tím môi, đầu chi, co kéo cơ hô hấp, thở nhanh.
  • Các biểu hiện nặng, nguy kịch, bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, suy tim, phù, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê…

Điều trị cúm A (H7N9)

Nguyên tắc điều trị

  • Khi nghi ngờ nhiễm cúm A (H7N9), người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám, cách ly và thực hiện xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh.
  • Khi ca bệnh được xác định, cần nhập viện điều trị & cách ly hoàn toàn.
  • Sử dụng thuốc kháng virus (zanamivir hoặc oseltamivir) càng sớm càng tốt.
  • Hồi sức hô hấp để có thể đảm bảo giữ SpO2 ≥ 92%.
  • Điều trị suy đa tạng (nếu có).

Điều trị cụ thể

Điều trị thuốc kháng vi rút

Các khuyến cáo điều trị cúm A H7N9 sau được dựa trên hiểu biết về hiệu quả của thuốc kháng virus trong điều trị cúm A H1N1 đại dịch & cúm A (H5N1):

* Oseltamivir (Tamiflu)

– Người lớn & trẻ em trên 13 tuổi: 75mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.

– Trẻ em từ 1 đến 13 tuổi: dùng dung dịch uống theo trọng lượng của cơ thể

  • <15 kg: 30 mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.
  • 16-23 kg: 45 mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.
  • 24-40 kg: 60 mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.
  • > 40 kg: 75 mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.

– Trẻ em dưới 12 tháng:

  • < 3 tháng: 12 mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.
  • 3-5 tháng: 20 mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.
  • 6-11 tháng: 25 mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.

* Zanamivir: thuốc dạng hít định liều

Được sử dụng trong các trường hợp khi: Không có oseltamivir, chậm đáp ứng hoặc kháng oseltamivir.

– Người lớn & trẻ em trên 7 tuổi: 2 lần xịt 5mg, xịt 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.

– Trẻ em: Từ 5-7 tuổi: 2 lần xịt 5 mg, xịt 1 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.

Zanamivir dưới dạng truyền tĩnh mạch, liều khuyến cáo từ 300 mg đến 600 mg/ngày (nếu có).

Lưu ý:

– Trong những trường hợp nặng, đáp ứng chậm với thuốc kháng virus có thể dùng liều gấp đôi và thời gian điều trị có thể kéo dài lên đến 10 ngày hoặc đến khi xét nghiệm virus trở về âm tính.

– Cần theo dõi chức năng gan, thận từ đó điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Điều trị suy hô hấp

a) Mức độ nhẹ

– Nằm đầu cao 30 độ – 45 độ

– Cung cấp O2: Khi SpO2 ≤ 92% hay PaO2 ≤ 65mmHg hoặc khi có khó thở (thở gắng sức, thở nhanh, rút lõm ngực).

– Thở O2 qua gọng mũi: 1-5 lít/phút, sao cho SpO2 > 92%.

– Thở O2 qua mặt nạ đơn giản: O2 6-12 l/phút, phương pháp áp dụng khi người bệnh thở O2 qua gọng mũi không giữ được SpO2 >92%.

– Thở O2 qua mặt nạ có túi không thở lại: lưu lượng O2 phải đủ cao để không xẹp túi khí ở thì thở vào. Khi sử dụng mặt nạ đơn giản không hiệu quả.

b) Mức độ trung bình

* Thở CPAP: Phương pháp được chỉ định chữa trị cúm A H7N9 khi tình trạng giảm O2 máu không cải thiện được bằng các biện pháp thở O2, SpO2 <92%. Nếu có điều kiện, trẻ nên được chỉ định thở CPAP ngay khi thất bại với phương pháp thở O2 qua gọng mũi.

– Mục tiêu: SpO2 >92% với FiO2 bằng hoặc dưới 0,6. Nếu không đạt được mục tiêu trên, có thể chấp nhận SpO2 > 85%.

Thông khí nhân tạo không xâm nhập BiPAP: Được chỉ định khi người bệnh suy hô hấp còn tỉnh, hợp tác tốt và khả năng ho khạc tốt.

c) Mức độ nặng

* Thông khí nhân tạo xâm nhập:

– Khi người bệnh gặp tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng thông khí nhân tạo không xâm nhập.

– Bắt đầu bằng phương thức thở kiểm soát áp lực hoặc thể tích và điều chỉnh thông số máy thở để đạt được SpO2 >92%.

– Nếu tiến triển thành ARDS, bác sĩ phải tiến hành cho người bệnh thở máy theo phác đồ thông khí nhân tạo.

– Tùy theo tình trạng người bệnh, bác sĩ điều chỉnh các thông số máy thở phù hợp.

* Trao đổi O2 qua màng ngoài cơ thể ECMO

– ECMO có thể được cân nhắc cho người bệnh ARDS không đáp ứng với các điều trị tối ưu ở trên sau khoảng thời gian từ 6 đến 12 giờ.

– Do ECMO chỉ có thể thực hiện tại một số cơ sở tuyến cuối, nên trong khoảng thời gian cân nhắc chỉ định ECMO, các tuyến dưới nên quyết định chuyển người bệnh sớm, đồng thời tuân thủ quy trình vận chuyển người bệnh do Bộ Y tế quy định.

Điều trị suy đa tạng (nếu có)

– Đảm bảo khối lượng tuần hoàn, duy trì huyết áp, cân bằng dịch & lợi tiểu.

– Lọc máu khi có chỉ định.

Điều trị hỗ trợ

– Hạ sốt: Nếu người bệnh sốt trên 38,5oC, bác sĩ cho dùng thuốc hạ sốt paracetamol, liều 10-15 mg/kg ở trẻ em, ở người trưởng thành không quá 2 g/ngày.

– Điều chỉnh điện giải, rối loạn nước và thăng bằng kiềm toan

– Đối với trường hợp có bội nhiễm phế quản phổi, bác sĩ nên dùng kháng sinh có hiệu lực với vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện.

Tiêu chuẩn xuất viện

Người bệnh được xuất viện khi đảm bảo được các tiêu chuẩn sau:

– Hết sốt từ 3 đến 5 ngày, toàn trạng tốt: Mạch, huyết áp, nhịp thở và các xét nghiệm máu trở về bình thường; X-quang phổi cho thấy tình trạng tốt lên.

Sau khi xuất viện

Người bệnh tự theo dõi nhiệt độ 12 giờ/lần, nếu nhiệt độ cao hơn 38oC ở hai lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác, phải đến nơi đã điều trị để tái khám.

Phòng ngừa cúm A (H7N9)

Để chủ động phòng ngừa nguy cơ lây truyền cúm A (H7N9) sang người, Cục Y tế dự phòng đã khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Tuyệt đối không ăn thịt gia cầm ốm hoặc không rõ nguồn gốc. Đảm bảo ăn chín, uống sôi & tập thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn;
  • Không giết mổ, vận chuyển và mua bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc;
  • Khi phát hiện gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân tuyệt đối không giết mổ và sử dụng, phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn;
  • Khi có biểu hiện cúm, sốt, ho, khó thở liên quan đến gia cầm, người bệnh cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được tư vấn và điều trị;
  • Người dân đi/ đến từ vùng dịch bệnh cúm gia cầm lưu hành, cần theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm và điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng, tử vong.

Cúm A H7N9 là căn bệnh nguy hiểm, tiến triển rất nhanh và có tỷ lệ tử vong cao, do đó người dân không được chủ quan, khi có dấu hiệu nghi ngờ cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị, tránh những biến chứng nặng về sau.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Bệnh có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch – tiết niệu, lao ruột, trong đó bệnh lao phổi thường gặp nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Tổ chức  Y tế thế giới (WHO) đã chọn ngày 24/3 hàng năm là Ngày Thế giới phòng, chống lao. Tại Việt Nam, chiến lược Quốc gia phòng chống lao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu không còn bệnh lao, hướng tới loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng.  Nhân Ngày Thế giới phòng chống lao 24/3 năm nay, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí cung cấp một số điều cần biết về căn bệnh này để cộng đồng có thể hiểu hơn về bệnh lao và góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh này.
 
Hình ảnh minh hoạ

Triệu chứng bệnh lao phổi
Người bị mắc bệnh lao phổi thường có những triệu chứng điển hình gồm:

– Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu)
– Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở
– Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc
– Đổ mồ hôi trộm về đêm
– Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều
– Chán ăn, gầy sút

Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người có nguy cơ mắc bệnh lao phổi
– Người bị suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, ung thư…
– Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt là trẻ em.
– Người mắc các bệnh mạn tính như loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mạn…
– Người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá.
– Người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư…

Đường lây truyền bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi rất dễ lây truyền qua đường hô hấp. Người lành có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với người bị bệnh lao phổi hoặc chất thải có chứa vi khuẩn lao như: đờm, dãi, nước bọt khi ho, hắt hơi… hay dùng chung đồ với người bệnh lao như khăn mặt, chậu, bát đũa… Ngoài ra, người sống trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh hoặc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao, tiếp xúc với thú nuôi nhiễm lao.

Cách phòng ngừa bệnh lao phổi
Để phòng nhiễm bệnh và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh ra cộng đồng cần thực hiện:

Với người chưa bị bệnh:
– Tiêm phòng bệnh lao: Tiêm vắc xin BCG (vắc xin phòng bệnh lao) cho trẻ ngay tháng đầu sau khi sinh theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.
– Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi.
– Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Với người bệnh lao phổi 
Người bệnh phải đeo khẩu trang. Khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ qui định. Đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được xử lý đúng phương pháp. Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh vì vi khuẩn sẽ bị chết dưới ánh nắng mặt trời. Nhưng trong môi trường ẩm thấp, thiếu ánh nắng, vi khuẩn sẽ tồn tại rất lâu.

Phương pháp điều trị bệnh lao
Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy người mắc bệnh lao không cần quá lo lắng về bệnh. Người mắc bệnh lao sẽ được điều trị thuốc chống lao từ 6 đến 12 tháng, chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn tấn công: Kéo dài 2 tháng;
+ Giai đoạn duy trì: Kéo dài 4 tháng đến 10 tháng.

Người bệnh cần chú ý dùng thuốc điều trị bệnh lao đều đặn, uống 1 lần vào buổi sáng sau ăn 2 giờ. Ngoài ra, người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng trong quá trình điều trị lao.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Cúm A là cúm gì?

Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm A phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên. Trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 là những chủng virus cúm thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây nhiễm sang người và tạo thành dịch. Bệnh cúm A thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường do những triệu chứng tương tự; tuy nhiên bệnh diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch và đại dịch.

Các chủng loại virus cúm A

Virus cúm A liên tục thay đổi và có khả năng gây ra những trận đại dịch lớn. Hiện có rất nhiều chủng virus cúm A đang lưu hành trên toàn cầu, trong đó phổ biến nhất là các chủng A/H1N1, A/H5N1, A/H3N2, A/H7N9.

Bệnh cúm A có nguy hiểm không?

Bệnh cúm A là căn bệnh phổ biến, nguy hiểm đối với người lớn và trẻ em, đặc biệt dễ lây lan. Các chủng virus cúm A có khả năng tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài, có thể sống lên đến 48h trên các bề mặt như tay nắm cửa, bản, ghế, tủ,… Virus có khả năng tồn tại trong quần áo lên đến 12 giờ, duy trì 5 phút trong lòng bàn tay.

Bệnh cúm A ở người có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người. Các triệu chứng khi nhiễm virus cúm A có một số điểm tương đồng với khi nhiễm chủng virus cúm thường. Nếu không được điều trị đúng cách, một số đối tượng như người già, trẻ em, người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ dễ dàng mắc thêm các bệnh khác hoặc gặp các biến chứng nặng dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng.

Biến chứng nặng nhất khi mắc bệnh cúm A là suy hô hấp, với triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu,… dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy và thậm chí là tử vong. Do đó ngay khi có các yếu tố dịch tễ như sốt, triệu chứng viêm long đường hô hấp, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và chẩn đoán xác định mắc chủng virus cúm nào để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Biến chứng cúm A ở trẻ em

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm và nguy cơ cao gặp các biến chứng cúm do hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện. Đặc biệt, ở những trẻ có bệnh nền như hen suyễn, có bất thường về thần kinh, trẻ có bệnh mãn tính, tim mạch, bệnh về máu, nội tiết, thận, gan hoặc bệnh lý rối loạn chuyển hóa, thừa cân, sử dụng corticoid, aspirin hoặc hóa trị liệu kéo dài, trẻ nhiễm HIV thường có nguy cơ gặp những biến chứng cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc cúm A gồm: suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát,… Những biến chứng do cúm A gây ra nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển sau này của bản thân đứa trẻ.

Ba mẹ cần chú ý 4 dấu hiệu cúm A trở nặng sau đây để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện:

  • Sốt cao từ 39 độ trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt;
  • Trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh;
  • Co giật;
  • Khó thở, thở nhanh.

Diễn biến các giai đoạn của bệnh cúm A

Thời gian ủ bệnh của cúm A dài hơn bệnh cúm mùa thông thường. Thông thường, thời gian ủ bệnh của cúm A có thể từ 2-8 ngày và có thể kéo dài lên đến 17 ngày. Tuy nhiên, phơi nhiễm nhiều lần với virus có thể dẫn đến việc khó xác định chính xác thời gian ủ bệnh của bệnh nhân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời kỳ ủ bệnh 7 ngày áp dụng cho việc điều tra và theo dõi những người đã từng có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm cúm A.

Người mắc bệnh cúm A thường đào thải virus trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng. Trong một số trường hợp có thể dài hơn từ 7-10 ngày.

Nếu được phát hiện và kịp thời điều trị, người mắc bệnh cúm A có thể khỏi bệnh trong vòng 7 – 10 ngày. Sau 5 ngày, bệnh nhân thường hết sốt, sổ mũi và đau đầu; nhưng ho và mệt mỏi có thể còn tiếp tục kéo dài. Tất cả các triệu chứng của bệnh thường biến mất hoàn toàn sau khoảng 1-2 tuần.

Đối tượng mắc cúm A

Bất kỳ ai cũng có thể mắc các chủng virus cúm A. Tỷ lệ cảm nhiễm các chủng virus cúm mới rất cao, có thể lên đến 90% ở người lớn và trẻ em. Một số đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn và diễn biến nặng hơn khi mắc bệnh, gồm:

  • Trẻ em <5 tuổi, trong đó, trẻ em <2 tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao;
  • Người lớn >65 tuổi;
  • Những người có bệnh nền mãn tính như: tiểu đường, tim phổi, suy thận hoặc suy gan, suy giảm miễn dịch,…;
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ;
  • Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức, rối loạn thần kinh cơ, đột quỵ, động kinh,…;
  • Những người làm việc ở môi trường đông người như trường học, bệnh viện, công sở có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Nguyên nhân mắc cúm A

Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi, thậm chí là nói chuyện… dịch mũi, họng, các giọt nước bọt mang theo virus thoát ra môi trường bên ngoài, người lành hít phải sẽ có thể nhiễm bệnh.

Ngoài ra, một người còn có thể mắc cúm A khi:

  • Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt (ly, chén, muỗng, khăn,…) với người bệnh, hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ gia dụng trong gia đình có chứa virus (tay nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng;
  • Tiếp xúc với động vật nhiễm cúm A, cũng có thể lây bệnh như các loài động vật có vú như lợn, ngựa hay các loại gia cầm, chum;
  • Tập trung ở những nơi tập trung đông người như công viên, nhà trẻ, trường học, công sở,… cũng là điều kiện thuận lợi để lây lan virus.

Triệu chứng nhận biết cúm A

Thông thường, để nhận biết cúm A, người bệnh căn cứ vào các biểu hiện như: sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi. Nếu sốt cao hoặc không được xử trí đúng cách, người bệnh sẽ bị mất nước, li bì, rối loạn điện giải, một số trẻ thậm chí có dấu hiệu co giật. Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm với sốt do cúm A như viêm họng, hắt hơi, ho. Những trường hợp cúm A kéo dài, bệnh diễn biến nghiêm trọng có thể gây tức ngực, khó chịu và ho khan.

Ở trẻ bị nhiễm cúm A, triệu chứng sốt thường phổ biến với trẻ dưới 24 tháng tuổi. Khi cúm A ở thể nhẹ, trẻ có thể sốt từ 38 độ trở lên, kèm theo nhức đầu, mỏi cơ, lười vận động, ho. Trong một số trường hợp, trẻ có thể nôn trớ nhiều lần, háo nước,… (5)

Trẻ mắc cúm A nghiêm trọng có thể bỏ bú, bỏ ăn, lòng bàn tay, gan bàn chân lạnh, thở nhanh, li bì. Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, trẻ có thể sốt cao kèm co giật.

Rất khó để phân biệt sốt do cúm A và sốt do nguyên nhân khác. Thông thường, khi bị cảm lạnh, người bệnh thường sốt cao kéo dài hơn khi bị cúm A. Cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng và đau nhức cơ trong một số trường hợp. Sau một thời gian sốt cao không hạ, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đi lại khó khăn.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Vì nhiều lý do khác nhau như quên, lo ngại trẻ ốm sốt, thiếu thông tin về các loại vắc xin… mà nhiều bậc phụ huynh làm nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ. Trong hoàn cảnh đó, câu hỏi phổ biến mà nhiều cha mẹ thắc mắc là việc nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ có sao không và cần làm gì khi trẻ không được tiêm đúng lịch.

Tại sao trẻ cần tiêm phòng đúng lịch?

Việc tiêm ngừa được chứng minh là biện pháp tốt nhất để phòng các bệnh truyền nhiễm. Theo nghiên cứu, có khoảng 85-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra kháng thể giúp bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh.

Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra, nhờ có vắc xin mà 2,5 triệu trẻ em không bị chết vì bệnh truyền nhiễm mỗi năm. Trẻ được chủng ngừa có sức khỏe tốt, thể chất và trí não phát triển bình thường, tránh tối đa nguy cơ bị các di chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra.

Nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ có sao không? Trẻ được tiêm ngừa đúng lịch giúp tăng hiệu quả phòng bệnh

Cũng theo WHO, lịch tiêm chủng được tính toán và lập ra dựa vào kết quả của vô số nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm nhằm tìm ra ở độ tuổi nào, trẻ có phản ứng miễn dịch tối ưu và có mức bảo vệ tốt nhất, cũng như ở độ tuổi nào trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ gặp biến chứng hoặc tử vong cao khi mắc một trong những bệnh có thể chủng ngừa.

Như vậy là, chỉ khi trẻ được tiêm đúng lịch khuyến cáo thì khả năng phòng vệ của vắc xin trước bệnh truyền nhiễm mới đạt hiệu quả cao nhất.

Mặt khác, theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, với hầu hết các loại vắc xin, đợt tiêm ngừa đầu tiên được xem là đợt tiêm ngừa cơ bản cho trẻ. Tuy nhiên qua thời gian, lượng kháng thể trong cơ thể bé sẽ giảm dần, có khi thấp dưới ngưỡng bảo vệ. Do đó, liều vắc xin nhắc lại có vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ của hệ miễn dịch, giúp cơ thể tái sản xuất lượng kháng thể đủ để bảo vệ bé.

Nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ có sao không?

Không phải bé nào cũng được tiêm phòng đúng lịch, bởi các lý do như: bố mẹ vì bận bịu công việc mà quên lịch tiêm phòng của con hay thiếu thông tin về các loại vắc xin mà con cần dẫn đến việc không đưa con tiêm đủ liều/ tiêm đúng lịch.

Bên cạnh đó cũng có những trường hợp bé bị sốt cao hoặc mắc một bệnh lý nào đó dẫn đến không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm đúng lịch chủng ngừa.

Theo nguyên tắc, tiêm đúng lịch là tối ưu nhất cho việc phòng bệnh vì vắc xin sẽ phát huy tối đa được hiệu quả phòng vệ. Trong trường hợp trẻ bị nhỡ lịch tiêm phòng hoặc không được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin, khả năng phòng bệnh sẽ thấp, bé có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là vào các mùa cao điểm của dịch bệnh.

Để không làm nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ, cha mẹ cần bám sát lịch chủng ngừa. Trong trường hợp quên hoặc bé bị bệnh/sốt không thể tiêm theo lịch, phụ huynh cần liên hệ các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn hướng khắc phục.

Tùy theo từng loại vắc xin và bệnh lý cụ thể, cán bộ y tế có thể sẽ tư vấn tiêm bù cho trẻ.

Bên cạnh đó, trong trường hợp trẻ đã đến tuổi tiêm phòng hoặc đến thời gian tiêm nhắc lại nhưng các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng bị thiếu/hết, phụ huynh có thể lựa chọn tiêm vắc xin dịch vụ tại các bệnh viện, trung tâm tiêm chủng uy tín.

Ngược lại nếu một mũi vắc xin dịch vụ nào đó quá khan hiếm, bố mẹ vẫn có thể cho con tiêm thay thế vắc xin miễn phí (nếu có). Việc tiêm xen kẽ giữa vắc xin miễn phí và vắc xin dịch vụ đã được chứng minh không làm giảm hiệu quả phòng bệnh và không gây nguy hiểm cho bé.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


1. Cùng 1 lúc thì bé có thể tiêm được bao nhiêu loại vaccine?

Bé hoàn toàn có thể tiêm nhiều mũi vắc xin trong cùng 1 lúc, điển hình là khi mới sinh ra, bé đã tiêm cùng lúc 2 mũi Lao và viêm gan B. Tùy thuộc vào chỉ định của BS.

2. Sốt bao nhiêu độ thì mới uống thuốc hạ sốt? Lưu ý sau tiêm?

Có 2 trường hợp cần uống thuốc hạ sốt giảm đau:

1. Khi bé sốt bằng hoặc trên 38.5 độ C.

2. Khi bé đau, quấy khóc, bỏ bú thì mẹ nên cho bé uống, kể cả khi không sốt.

Không nên dùng thuốc mẹo cho bé uống hay đắp lòng trắng trứng gà, khoai tây hoặc miếng dán hạ sốt trực tiếp lên vết tiêm bởi như vậy sẽ làm giảm tác dụng của vacxin. Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng.

3. Khi cho con đi tiêm, mẹ cần mang theo những gì?

Cho trẻ đi tiêm mẹ cần lưu ý mang đầy đủ những giấy tờ liên quan đến việc tiêm chủng trước đó của trẻ, sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh, sổ dinh dưỡng. Nên cho bé mặc quần áo dễ cởi. Nên cho trẻ bú hoặc ăn nhẹ trước khi tiêm, không để bụng đói.

4.Nếu bé đang bị ho, sổ mũi thì có thể tiêm ngừa được không?

Việc tiêm ngừa vắc xin nên được thực hiện càng sớm càng tốt cho trẻ. Các triệu chứng ho/ sổ mũi thường hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Bé nên đến các Trung tâm để Bác sĩ thăm khám và đưa ra quyết định có nên tiêm vắc xin không.

5. Khi nào con không nên đi tiêm?

Khi sức khỏe của trẻ không đảm bảo hoặc đang mắc các vấn đề như cảm lạnh, sốt, chàm, phát ban, vàng da,…. mẹ không nên đưa con đi tiêm chủng.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Bản chất của tiêm chủng là sử dụng vắc-xin kích thích cơ thể sinh kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh truyền nhiễm nào đó.

1. Bệnh dại

Dại là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại lây qua niêm mạc hoặc vết thương do động vật bệnh dại cắn gây ra. Bệnh nhân mắc bệnh thường biểu hiện sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, hay kích động, lên cơn co giật rồi nhanh chóng tử vong.Tiêm phòng vắc-xin dại là cách tốt nhất tránh bệnh dại khi nghi bị con vật dại cắn. Những đối tượng có nguy cơ cao do tính chất công việc cũng có thể tiêm ngừa dại chủ động.

2. Bệnh uốn ván

Uốn ván là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây qua các vết thương ngoài da gây ra. Bệnh nhân có biểu hiện nuốt khó, cứng hàm, sặc, cứng cơ lưng, cơ gáy, co giật. Uốn ván có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thời gian điều trị dài, chi phí cao và nguy cơ tử vong lớn. Phòng bệnh bằng tiêm ngừa vắc xin uốn ván là hiệu quả nhất.

3. Viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B là bệnh do siêu vi trùng gây ra. Siêu vi trùng làm tổn thương gan âm thầm, biểu hiện rất ít với sốt, vàng da, vàng mắt. Bệnh nhân nếu có sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ tự chống lại virus và vượt qua, nhưng nếu không, bệnh dần tiến triển đến xơ gan, ung thư gan. Cách phòng viêm gan B hiệu quả nhất là tiêm ngừa vắc xin viêm gan B.

4. Bệnh sởi

Sởi là bệnh do siêu vi trùng gây ra, với các triệu chứng như: Sốt, phát ban toàn thân, ho, sổ mũi nước và mắt đỏ. Dấu hiệu phân biệt sởi với các ban khác là khởi đầu ở sau tai, rồi lên mặt, xuống cổ, bụng, lưng và tay, chân. Ban lặn sẽ để lại vết thâm trên da.

Sởi là bệnh rất phổ biến ở nước ta, nên được khuyến cáo tiêm vắc-xin sởi phòng bệnh từ khi trẻ 9 tháng tuổi, nhắc lại một mũi nữa khi trẻ 18 tháng. Ngoài ra vắc-xin sởi còn được kết hợp trong vắc-xin 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella) được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi.

5. Bệnh quai bị

Quai bị là bệnh do virus gây ra, lây nhiễm qua đường hô hấp. Quai bị gây các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, tuyến nước bọt, tuyến mang tai, tuyến dưới hàm sưng to. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm là viêm não, viêm cơ tim và vô sinh ở bé trai. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện nay, có thể phòng ngừa quai bị bằng cách tiêm phòng, vắc-xin được sử dụng là vắc-xin 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella) được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi.

6. Bệnh rubella

Rubella gây các triệu chứng như sốt và phát ban toàn thân, thường bệnh không gây nguy hiểm và biến chứng nặng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai mắc bệnh thì có thể để lại những di chứng nặng nề cho trẻ. Hiện nay, có thể phòng ngừa rubella bằng cách tiêm phòng, vắc-xin được sử dụng là vắc-xin 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella) được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Phụ nữ tránh mang thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.

7. Bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản do virus gây ra với vật truyền trung gian là muỗi. Trẻ mắc bệnh khởi phát là sốt đột ngột, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Sau 3-4 ngày, người bệnh có thể co giật, lơ mơ, hôn mê và tử vong. Tỉ lệ tử vong là khoảng 20% số trường hợp. Tiêm chủng vẫn là cách phòng viêm não Nhật Bản quan trọng nhất. Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản được bắt đầu tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.

8. Bệnh thủy đậu

Thuỷ đậu (Trái rạ) là bệnh do siêu vi trùng Varicella zoster gây ra, thường gặp ở trẻ em, gây sốt phát ban và có bóng nước toàn thân. Thủy đậu rất dễ lây lan, nhất là ở môi trường đông đúc như mẫu giáo, nhà trẻ, trường học. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, viêm não, viêm tủy cắt ngang. Hiện nay chúng ta có thể tiêm phòng vắc xin thuỷ đậu cho trẻ từ 12 tháng trở lên.

9. Cúm

Cúm là bệnh do virus Influenza gây ra, gặp ở tất cả các đối tượng. Bệnh lây qua đường hô hấp, gây tình trạng sốt, ho, đau đầu, đau họng, đau cơ. Hiện nay đã có thể ngừa cúm bằng cách tiêm vắc-xin hàng năm và có thể bắt đầu tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.

10. Viêm màng não do não mô cầu

Viêm màng não cũng là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn não mô cầu các tuýp A, B, C, Y và W135 gây ra. Vi khuẩn này lây truyền từ người sang người qua dịch cơ thể tiếp xúc khi ho, hắt hơi. Bệnh gây sốt li bì, mê sảng, hôn mê và co giật, tỉ lệ tử vong ở trẻ khoảng 50%. Hiện nay đã có vắc-xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu chủng B và C (VA-Mengoc BC, sản xuất tại Cuba) có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

11. Bệnh thương hàn

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Samonella lây qua đường tiêu hóa do thực phẩm, nước uống mang mầm bệnh. Bệnh có triệu chứng sốt cao, li bì, tiêu lỏng, bụng chướng. Xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột là hai biến chứng thường gặp có thể gây tử vong ở những trường hợp điều trị muộn hoặc không được điều trị. Phương pháp phòng bệnh Thương hàn đặc hiệu, chủ động và hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin cho trẻ từ 2 tuổi.

12. Bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Trực khuẩn bạch hầu tiết ra độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp. Gây nhiễm trùng mũi họng và dẫn đến tử vong. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng sớm là viêm họng, chán ăn, sốt nhẹ. Trong vòng 2-3 ngày sẽ xuất hiện giả mạc trắng ở họng và lưỡi (tính chất dai, dính, dễ chảy máu khi bóc). Có thể tử vong trong vòng 6-20 ngày. Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh bạch hầu là tiêm vắc-xin bạch hầu. Hiện nay vắc-xin bạch hầu thường phối hợp trong vắc-xin 6 trong 1, 5 trong 1, phòng ngừa bạch hầu và các bệnh lý khác gồm ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib có thể tiêm ngừa cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.

13. Ho gà

Bệnh ho gà là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do vi khuẩn co trong miệng, mũi và họng gây ra. Trẻ mắc bệnh này thường ho kéo dài 4 đến 8 tuần. Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất và dễ gây tử vong. Vắc-xin phòng bệnh ho gà, thường là dạng kết hợp với vắc-xin bạch hầu, uốn ván (DPT). Hiện nay, trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng vắc-xin phối hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib và có thể có thêm bại liệt.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


1. Tổng quan về bệnh rubella

Rubella, hay còn có tên khác là Sởi Đức, là một bệnh truyền nhiễm thành dịch do virus ARN rubella, họ Togaviridae gây nên. Theo dịch tễ học, bệnh xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, cao điểm vào mùa đông hoặc xuân, nhưng cũng có thể xuất hiện rải rác quanh năm.

Bệnh lây truyền từ người bệnh mang virus sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp hoặc từ mẹ sang thai nhi, trong thời gian từ trước và sau 1 tuần phát ban. Con người là ổ chứa mầm bệnh duy nhất và những ai chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc rubella. Ngược lại, người sau khi mắc bệnh sẽ có miễn dịch bền vững.

Biểu hiện của bệnh rubella thường gặp bao gồm sốt, phát ban, nổi hạch,… nhưng vẫn có khoảng 20 – 50 % người nhiễm virus không có triệu chứng. Mặc dù bệnh thường diễn biến lành tính, song vẫn có nguy cơ dẫn tới một vài biến chứng như viêm não và/hoặc màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu…

2. Rubella ở phụ nữ có thai

Sa tử cung khi đang mang thai: Những điều cần biết
Nguy cơ lây truyền từ người mẹ nhiễm rubella sang thai nhi là rất cao

 

Phụ nữ đang mang thai mắc rubella cũng có biểu hiện lâm sàng tương tự với người bình thường nhiễm căn bệnh này. Đối với sản phụ nhiễm rubella, điều đáng quan tâm nhất chính là những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ do bé bị rubella bẩm sinh.

2.1. Tỷ lệ bé bị rubella bẩm sinh

Nguy cơ lây truyền từ người mẹ nhiễm rubella sang thai nhi là rất cao, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ. Tỷ lệ bé bị rubella bẩm sinh theo thời gian của thai kỳ cụ thể như sau:

  • Tháng đầu tiên: Từ 81 – 90%;
  • Tháng thứ hai: Từ 60 – 70%;
  • Tháng thứ ba: Từ 35 – 50%;
  • Thai được 13 – 16 tuần: 17%;
  • Thai được 17 – 20 tuần: 5%;
  • Sau tuần thai thứ 20, tỷ lệ giảm dần xuống còn 0 – 5%.

Như vậy có thể thấy, nhiễm rubella ở phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ dẫn đến nguy cơ bé bị rubella bẩm sinh là rất cao. Các số liệu thống kê cũng cho thấy có đến 25% trẻ gặp các dị tật là hậu quả của hội chứng rubella bẩm sinh.

2.2. Xử trí rubella ở phụ nữ có thai

Không thể tiêm chủng vắc-xin ngừa bệnh rubella ở phụ nữ đang có thai. Vì vậy, nếu chưa tiêm phòng trước khi mang thai thì việc chẩn đoán nhiễm rubella ở thai phụ giữ vai trò rất quan trọng. Các bước thăm khám và theo dõi có liên quan tới quyết định đình chỉ hoặc giữ thai, cụ thể:

  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu mắc rubella: Tư vấn đình chỉ thai nghén khi đã có chẩn đoán xác định.
  • Khi thai kỳ từ 13 – 18 tuần nhiễm rubella: Tư vấn nguy cơ bé bị rubella bẩm sinh, kết hợp chọc ối để xét nghiệm chẩn đoán xác định. Nếu tìm thấy rubella trong nước ối thì tư vấn đình chỉ thai; ngược lại, trường hợp âm tính sẽ tiếp tục theo dõi.
  • Thai phụ trên 18 tuần bệnh rubella: Ít nguy cơ bé bị rubella bẩm sinh, nhưng vẫn cần theo dõi thai kỳ chặt chẽ.

Đặc biệt, phụ nữ nhiễm rubella trong 18 tuần đầu thai kỳ cũng rất dễ bị sảy thai, thai chết lưu trong tử cung hoặc sinh non. Nếu tiếp tục kéo dài được thai kỳ thì trẻ cũng không thể phát triển khỏe mạnh, thường thiếu cân, chậm lớn, hay đau yếu bệnh tật và trí tuệ kém. Chính vì vậy, thai phụ cần đến các cơ sở y tế tin cậy hoặc bệnh viện chuyên khoa uy tín để làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

3. Hội chứng rubella bẩm sinh

Hội chứng rubella bẩm sinh được chẩn đoán xác định ở trẻ sơ sinh:

  • Vừa chào đời đã có ban hoặc xuất hiện trong vòng 48 giờ sau sinh;
  • Bệnh nhi có gan to, lách to, và vàng da…;
  • Khai thác mẹ có tiền sử nhiễm rubella khi mang thai;
  • Xét nghiệm kháng thể trong máu cuống rốn tìm thấy cả IgG và IgM dương tính với rubella.

Dựa vào các dị dạng thai nhi, hội chứng rubella bẩm sinh cũng được phân thành 2 nhóm A và B. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, do đó bé bị rubella bẩm sinh chỉ được tập trung xử trí những biến chứng của bệnh gây ra. Hội chứng rubella bẩm sinh có thể lây truyền virus trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn.

Mẹ đang mang thai nhưng chưa chủng ngừa rubella và tiếp xúc với người bệnh chính là những yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh. Hơn thế nữa, tỷ lệ bé bị rubella bẩm sinh cũng giảm đáng kể từ khi có vắc xin phòng ngừa. Một số nước phát triển gần như đã loại trừ được bệnh rubella nhờ chương trình tiêm chủng cho trẻ em và phụ nữ đang ở tuổi sinh sản (15 – 40 tuổi).

Chính vì vậy, tiêm chủng vắc xin cho những đối tượng chưa có miễn dịch với virus là biện pháp phòng ngừa bệnh rubella và hội chứng rubella bẩm sinh đơn giản mà hiệu quả. Cần lưu ý sau khi tiêm phòng vắc xin tiền sản ít nhất 3 tháng phụ nữ mới nên có thai.

Ngoài ra, miễn dịch của mẹ truyền cho con có thể bảo vệ trẻ trong vòng 6 đến 9 tháng sau khi sinh. Do đó, cần tiêm vắc xin rubella cho trẻ từ lúc 12 tháng tuổi hoặc sớm hơn khi có dịch.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng.


1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Vi rút gây bệnh đậu mùa khỉ tương tự như vi rút gây bệnh đậu mùa ở người trước đây, thuộc chi Orthopoxvirus. Bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra ở người xảy ra ở Châu Phi một cách không thường xuyên.

Đậu mùa khỉ hiện nay có 2 chủng, với khả năng gây tử vong lần lượt là 1% hoặc 10%, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng rủi ro của căn bệnh này hiện nay đối với cộng đồng còn thấp. Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 22/5 năm 2022, có đến 92 ca đậu mùa khỉ xuất hiện và 28 trường hợp nghi nhiễm tại 12 quốc gia, WHo dự đoán sắp tới các ca nhiễm sẽ xuất hiện nhiều hơn khi phạm vi giám sát của WHO được mở rộng.

2.Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?  

Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Ban thường bắt đầu với 1 đến 3 ngày khởi sốt. Tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy. Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt. Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.

Triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có những triệu chứng có thể là bệnh đậu mùa khỉ, hãy  tư vấn với cán bộ y tế. Hãy cho họ biết nếu bạn có tiếp xúc gần với  người bị nghi ngờ hoặc xác  định mắc bệnh đậu mùa khỉ.

3.Cơ chế lây truyền.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây sang người khi người có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Vật chủ bao gồm động vật gặm nhấm và động vật linh trưởng. Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ từ động vật có thể giảm được bằng cách tránh tiếp xúc mà không có sử dụng bảo hộ cá nhân  với động vật hoang dã, đặc biệt là động vật bị ốm hoặc đã chết (bao gồm cả thịt và máu của chúng). Ở các nước có bệnh lưu hành, nơi động vật mang bệnh đậu mùa khỉ, cần nấu chín kỹ bất cứ thức ăn nào chứa thịt hoặc bộ phận của động vật trước khi ăn.

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2 đến 4 tuần). Bạn có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy đặc biệt có nguy cơ làm lây nhiễm. Quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như dụng cụ ăn/bát đĩa bị nhiễm vi rút do tiếp xúc với  người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác.

Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là vi rút có thể lây qua nước bọt. Do đó, người có tương tác gần gũi với người có nguy cơ làm lây nhiễm bao gồm cán bộ y tế, người nhà và bạn tình có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Vi rút cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai qua rau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da.

Hiện chưa rõ người không có triệu chứng có thể làm lây bệnh hay không.

4.Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ.

Bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách hạn chế tiếp xúc với người đã có nghi ngờ hoặc khẳng định mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh, quần áo, ga giường, khăn và các vật dụng khác của họ hoặc các bề mặt mà họ đã tiếp xúc hoặc có khả năng đã tiếp xúc với nốt ban hay chất tiết đường hô hấp của họ (ví dụ, dụng cụ, bát đĩa). Giặt quần áo, khăn và ga giường và dụng cụ ăn của người đó  bằng nước ấm và bột giặt. Làm sạch và khử khuẩn bất cứ bề mặt nào đã bị nhiễm bẩn và tiêu hủy chất thải bị nhiễm bẩn (ví dụ, băng gạc) một cách phù hợp.

HPVC cam kết sử dụng nguồn vắc xin  chính hãng an toàn. Quy trình vận chuyển vắc xin luôn được theo dõi nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng của vắc xin.

Các vắc xin đều được bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ 2-8 độ C theo tiêu chuẩn GSP, an toàn và luôn chất lượng.

*Lưu ý: Giá gói vắc xin có thể thay đổi theo biến động tăng giảm của giá vắc xin trên thị trường


Bệnh viêm màng não do phế cầu là gì?

Viêm màng não là tình trạng nhiễm khuẩn trên lớp màng bảo vệ bao phủ não bộ và tủy sống. Viêm màng não do phế cầu là một trong các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên, có tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề.

Bệnh viêm màng não phế cầu được xác định dựa theo đường xâm nhập của vi khuẩn phế cầu vào màng não, bao gồm:

Vi khuẩn từ ổ viêm gần màng não, màng tuỷ xâm nhập vào, như ổ viêm tai, viêm xương chũm, viêm xương sọ, viêm xoang, viêm hốc mắt, viêm cơ dọc theo cột sống…, khuẩn phế cầu xâm nhập vào màng não qua tiếp cận hoặc qua đường bạch huyết.

Vi khuẩn từ một ổ viêm ở xa (như ổ đinh râu, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn tử cung, nhiễm khuẩn ruột, nhiễm khuẩn tiết niệu…) gây nhiễm khuẩn huyết và vi khuẩn vượt qua hàng rào mạch máu – màng não vào màng não.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vi khuẩn phế cầu gây ra hơn 50% các trường hợp viêm màng não do vi khuẩn ở Hoa Kỳ. Ước tính 2.000 trường hợp viêm màng não phế cầu xảy ra mỗi năm.

Vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em, có 40-70% trẻ khỏe mạnh mang phế cầu vùng mũi họng. Đây là tác nhân hàng đầu gây ra những bệnh nghiêm trọng đe dọa tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi như viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa, nặng hơn nữa là viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết. Trong đó, viêm màng não là bệnh khó phát hiện và nguy hiểm nhất.

Đường lây truyền

Vi khuẩn phế cầu phát triển thuận lợi vào mùa đông – xuân. Bệnh lan truyền nhiều nhất qua đường không khí và tiếp xúc với người bị bệnh hoặc những người khỏe mạnh có mang phế cầu khuẩn trong người. Các hành động như hắt hơi, ho, hôn hoặc trẻ em chơi chung đồ chơi đều tiềm ẩn nguy cơ phát tán vi khuẩn gây bệnh và lây nhiễm viêm màng não do phế cầu khuẩn.

Viêm màng não do phế cầu phế có thời gian ủ bệnh thường trong vòng 1 tuần. Bệnh khởi phát cấp tính trong 1 – 2 ngày sau đó đến giai đoạn toàn phát.

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết viêm màng não phế cầu

Bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, thường xuất hiện trong vòng một vài giờ hoặc từ 1 – 2 ngày. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng khác, bao gồm nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, đau cứng cổ, ăn không ngon, rối loạn ý thức, bứt rứt, li bì, ngủ gà. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm màng não ở trẻ có thể để lại di chứng thần kinh.

Màng não chứa đầy dịch não tủy – đây là nơi vi khuẩn có thể nhân lên và bắt đầu tiết ra chất độc, khiến màng não và mô não bị viêm tấy, sưng phồng. Điều này tạo áp lực lên não, khởi phát các triệu chứng như nhức đầu, cứng cổ, sợ ánh sáng. Trẻ trở nên khó chịu, quấy khóc, ngủ gà, thóp sưng phồng, sốt cao, thở không đều, nôn ói…

Với trẻ nhỏ, triệu chứng thường thấy là trẻ khóc đêm thường xuyên và bỏ bú kéo dài, sốt cao, tiêu chảy, nôn ói… rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa. Khi bệnh kịch phát, trẻ sẽ đau đầu dữ dội, co giật, thở gấp hay rối loạn tri giác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê chỉ trong 48 giờ thậm chí tử vong, nếu sống cũng để lại di chứng sau điều trị như điếc, mù, động kinh, chậm phát triển thần kinh vận động, tổn thương não vĩnh viễn dẫn đến trẻ kém phát triển hoặc yếu liệt chi hay nửa người…

Phương pháp điều trị viêm màng não do phế cầu

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn. Điều đáng lo ngại là vi khuẩn phế cầu đã nhanh chóng đã kháng nhiều loại kháng sinh thông thường và thậm chí đã xuất hiện đa kháng thuốc.

Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc điều trị, dẫn đến tình trạng bệnh tật kéo dài, bệnh nặng hơn, có nhiều biến chứng thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, chi phí điều trị viêm màng não do phế cầu thường rất cao do bệnh nhân phải dùng kháng sinh mạnh, hoặc phải phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau. Thời gian điều trị cũng vì thế mà phải kéo dài và khó khăn hơn.

Phòng ngừa bệnh viêm màng não phế cầu như thế nào?

Viêm màng não do phế cầu gây ra hậu quả vô cùng khôn lường. Nhưng thật may mắn vì căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn phế cầu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống chọi với nguồn lây bệnh.

Đối với trẻ nhỏ, cần được giữ ấm cơ thể trong mùa mưa và mùa lạnh, cho trẻ bú sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời nhằm tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để ngăn ngừa sự tấn công của phế cầu khuẩn.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc chủng ngừa cho trẻ từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tác hại của các căn bệnh do phế cầu gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh rằng tiêm chủng được xem là biện pháp chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đơn giản nhưng có ý vai trò vô cùng quan trọng giúp giảm số ca bệnh mắc mới do bị nhiễm phế cầu khuẩn.

Từ năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến cáo nên đưa vắc xin ngừa phế cầu vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Theo số liệu thống kê năm 2015 của WHO cho thấy, vắc xin phế cầu khuẩn đã giúp 7,5 triệu trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn được ngăn chặn, và cứu sống khoảng 290.000 trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Cũng theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ em dưới 1 tuổi có tỷ lệ viêm màng não phế cầu khuẩn cao nhất, khoảng 10 trường hợp trên 100.000 dân, nhưng đã giảm đáng kể từ khi vắc xin phòng phế cầu khuẩn được đưa vào chương trình tiêm chủng.

Tại Việt Nam, có hai loại vắc xin phế cầu cho trẻ em và người lớn là vắc xin Synflorix, có thể tiêm cho trẻ từ sớm (6 tuần tuổi đến 5 tuổi), và vắc xin Prevenar 13, có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên lẫn người lớn. Trẻ trên 5 tuổi, người cao tuổi và người mắc các bệnh lý mạn tính trước đây không có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn thì hiện nay có thể tiêm vắc xin Prevenar 13.

HPVC cam kết sử dụng nguồn vắc xin  chính hãng an toàn. Quy trình vận chuyển vắc xin luôn được theo dõi nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng của vắc xin.

Các vắc xin đều được bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ 2-8 độ C theo tiêu chuẩn GSP, an toàn và luôn chất lượng.

*Lưu ý: Giá gói vắc xin có thể thay đổi theo biến động tăng giảm của giá vắc xin trên thị trường

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.