Cúm A là cúm gì?

Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm A phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên. Trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 là những chủng virus cúm thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây nhiễm sang người và tạo thành dịch. Bệnh cúm A thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường do những triệu chứng tương tự; tuy nhiên bệnh diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch và đại dịch.

Các chủng loại virus cúm A

Virus cúm A liên tục thay đổi và có khả năng gây ra những trận đại dịch lớn. Hiện có rất nhiều chủng virus cúm A đang lưu hành trên toàn cầu, trong đó phổ biến nhất là các chủng A/H1N1, A/H5N1, A/H3N2, A/H7N9.

Bệnh cúm A có nguy hiểm không?

Bệnh cúm A là căn bệnh phổ biến, nguy hiểm đối với người lớn và trẻ em, đặc biệt dễ lây lan. Các chủng virus cúm A có khả năng tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài, có thể sống lên đến 48h trên các bề mặt như tay nắm cửa, bản, ghế, tủ,… Virus có khả năng tồn tại trong quần áo lên đến 12 giờ, duy trì 5 phút trong lòng bàn tay.

Bệnh cúm A ở người có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người. Các triệu chứng khi nhiễm virus cúm A có một số điểm tương đồng với khi nhiễm chủng virus cúm thường. Nếu không được điều trị đúng cách, một số đối tượng như người già, trẻ em, người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ dễ dàng mắc thêm các bệnh khác hoặc gặp các biến chứng nặng dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng.

Biến chứng nặng nhất khi mắc bệnh cúm A là suy hô hấp, với triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu,… dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy và thậm chí là tử vong. Do đó ngay khi có các yếu tố dịch tễ như sốt, triệu chứng viêm long đường hô hấp, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và chẩn đoán xác định mắc chủng virus cúm nào để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Biến chứng cúm A ở trẻ em

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm và nguy cơ cao gặp các biến chứng cúm do hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện. Đặc biệt, ở những trẻ có bệnh nền như hen suyễn, có bất thường về thần kinh, trẻ có bệnh mãn tính, tim mạch, bệnh về máu, nội tiết, thận, gan hoặc bệnh lý rối loạn chuyển hóa, thừa cân, sử dụng corticoid, aspirin hoặc hóa trị liệu kéo dài, trẻ nhiễm HIV thường có nguy cơ gặp những biến chứng cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc cúm A gồm: suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát,… Những biến chứng do cúm A gây ra nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển sau này của bản thân đứa trẻ.

Ba mẹ cần chú ý 4 dấu hiệu cúm A trở nặng sau đây để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện:

  • Sốt cao từ 39 độ trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt;
  • Trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh;
  • Co giật;
  • Khó thở, thở nhanh.

Diễn biến các giai đoạn của bệnh cúm A

Thời gian ủ bệnh của cúm A dài hơn bệnh cúm mùa thông thường. Thông thường, thời gian ủ bệnh của cúm A có thể từ 2-8 ngày và có thể kéo dài lên đến 17 ngày. Tuy nhiên, phơi nhiễm nhiều lần với virus có thể dẫn đến việc khó xác định chính xác thời gian ủ bệnh của bệnh nhân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời kỳ ủ bệnh 7 ngày áp dụng cho việc điều tra và theo dõi những người đã từng có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm cúm A.

Người mắc bệnh cúm A thường đào thải virus trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng. Trong một số trường hợp có thể dài hơn từ 7-10 ngày.

Nếu được phát hiện và kịp thời điều trị, người mắc bệnh cúm A có thể khỏi bệnh trong vòng 7 – 10 ngày. Sau 5 ngày, bệnh nhân thường hết sốt, sổ mũi và đau đầu; nhưng ho và mệt mỏi có thể còn tiếp tục kéo dài. Tất cả các triệu chứng của bệnh thường biến mất hoàn toàn sau khoảng 1-2 tuần.

Đối tượng mắc cúm A

Bất kỳ ai cũng có thể mắc các chủng virus cúm A. Tỷ lệ cảm nhiễm các chủng virus cúm mới rất cao, có thể lên đến 90% ở người lớn và trẻ em. Một số đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn và diễn biến nặng hơn khi mắc bệnh, gồm:

  • Trẻ em <5 tuổi, trong đó, trẻ em <2 tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao;
  • Người lớn >65 tuổi;
  • Những người có bệnh nền mãn tính như: tiểu đường, tim phổi, suy thận hoặc suy gan, suy giảm miễn dịch,…;
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ;
  • Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức, rối loạn thần kinh cơ, đột quỵ, động kinh,…;
  • Những người làm việc ở môi trường đông người như trường học, bệnh viện, công sở có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Nguyên nhân mắc cúm A

Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi, thậm chí là nói chuyện… dịch mũi, họng, các giọt nước bọt mang theo virus thoát ra môi trường bên ngoài, người lành hít phải sẽ có thể nhiễm bệnh.

Ngoài ra, một người còn có thể mắc cúm A khi:

  • Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt (ly, chén, muỗng, khăn,…) với người bệnh, hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ gia dụng trong gia đình có chứa virus (tay nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng;
  • Tiếp xúc với động vật nhiễm cúm A, cũng có thể lây bệnh như các loài động vật có vú như lợn, ngựa hay các loại gia cầm, chum;
  • Tập trung ở những nơi tập trung đông người như công viên, nhà trẻ, trường học, công sở,… cũng là điều kiện thuận lợi để lây lan virus.

Triệu chứng nhận biết cúm A

Thông thường, để nhận biết cúm A, người bệnh căn cứ vào các biểu hiện như: sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi. Nếu sốt cao hoặc không được xử trí đúng cách, người bệnh sẽ bị mất nước, li bì, rối loạn điện giải, một số trẻ thậm chí có dấu hiệu co giật. Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm với sốt do cúm A như viêm họng, hắt hơi, ho. Những trường hợp cúm A kéo dài, bệnh diễn biến nghiêm trọng có thể gây tức ngực, khó chịu và ho khan.

Ở trẻ bị nhiễm cúm A, triệu chứng sốt thường phổ biến với trẻ dưới 24 tháng tuổi. Khi cúm A ở thể nhẹ, trẻ có thể sốt từ 38 độ trở lên, kèm theo nhức đầu, mỏi cơ, lười vận động, ho. Trong một số trường hợp, trẻ có thể nôn trớ nhiều lần, háo nước,… (5)

Trẻ mắc cúm A nghiêm trọng có thể bỏ bú, bỏ ăn, lòng bàn tay, gan bàn chân lạnh, thở nhanh, li bì. Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, trẻ có thể sốt cao kèm co giật.

Rất khó để phân biệt sốt do cúm A và sốt do nguyên nhân khác. Thông thường, khi bị cảm lạnh, người bệnh thường sốt cao kéo dài hơn khi bị cúm A. Cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng và đau nhức cơ trong một số trường hợp. Sau một thời gian sốt cao không hạ, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đi lại khó khăn.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Vì nhiều lý do khác nhau như quên, lo ngại trẻ ốm sốt, thiếu thông tin về các loại vắc xin… mà nhiều bậc phụ huynh làm nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ. Trong hoàn cảnh đó, câu hỏi phổ biến mà nhiều cha mẹ thắc mắc là việc nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ có sao không và cần làm gì khi trẻ không được tiêm đúng lịch.

Tại sao trẻ cần tiêm phòng đúng lịch?

Việc tiêm ngừa được chứng minh là biện pháp tốt nhất để phòng các bệnh truyền nhiễm. Theo nghiên cứu, có khoảng 85-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra kháng thể giúp bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh.

Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra, nhờ có vắc xin mà 2,5 triệu trẻ em không bị chết vì bệnh truyền nhiễm mỗi năm. Trẻ được chủng ngừa có sức khỏe tốt, thể chất và trí não phát triển bình thường, tránh tối đa nguy cơ bị các di chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra.

Nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ có sao không? Trẻ được tiêm ngừa đúng lịch giúp tăng hiệu quả phòng bệnh

Cũng theo WHO, lịch tiêm chủng được tính toán và lập ra dựa vào kết quả của vô số nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm nhằm tìm ra ở độ tuổi nào, trẻ có phản ứng miễn dịch tối ưu và có mức bảo vệ tốt nhất, cũng như ở độ tuổi nào trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ gặp biến chứng hoặc tử vong cao khi mắc một trong những bệnh có thể chủng ngừa.

Như vậy là, chỉ khi trẻ được tiêm đúng lịch khuyến cáo thì khả năng phòng vệ của vắc xin trước bệnh truyền nhiễm mới đạt hiệu quả cao nhất.

Mặt khác, theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, với hầu hết các loại vắc xin, đợt tiêm ngừa đầu tiên được xem là đợt tiêm ngừa cơ bản cho trẻ. Tuy nhiên qua thời gian, lượng kháng thể trong cơ thể bé sẽ giảm dần, có khi thấp dưới ngưỡng bảo vệ. Do đó, liều vắc xin nhắc lại có vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ của hệ miễn dịch, giúp cơ thể tái sản xuất lượng kháng thể đủ để bảo vệ bé.

Nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ có sao không?

Không phải bé nào cũng được tiêm phòng đúng lịch, bởi các lý do như: bố mẹ vì bận bịu công việc mà quên lịch tiêm phòng của con hay thiếu thông tin về các loại vắc xin mà con cần dẫn đến việc không đưa con tiêm đủ liều/ tiêm đúng lịch.

Bên cạnh đó cũng có những trường hợp bé bị sốt cao hoặc mắc một bệnh lý nào đó dẫn đến không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm đúng lịch chủng ngừa.

Theo nguyên tắc, tiêm đúng lịch là tối ưu nhất cho việc phòng bệnh vì vắc xin sẽ phát huy tối đa được hiệu quả phòng vệ. Trong trường hợp trẻ bị nhỡ lịch tiêm phòng hoặc không được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin, khả năng phòng bệnh sẽ thấp, bé có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là vào các mùa cao điểm của dịch bệnh.

Để không làm nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ, cha mẹ cần bám sát lịch chủng ngừa. Trong trường hợp quên hoặc bé bị bệnh/sốt không thể tiêm theo lịch, phụ huynh cần liên hệ các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn hướng khắc phục.

Tùy theo từng loại vắc xin và bệnh lý cụ thể, cán bộ y tế có thể sẽ tư vấn tiêm bù cho trẻ.

Bên cạnh đó, trong trường hợp trẻ đã đến tuổi tiêm phòng hoặc đến thời gian tiêm nhắc lại nhưng các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng bị thiếu/hết, phụ huynh có thể lựa chọn tiêm vắc xin dịch vụ tại các bệnh viện, trung tâm tiêm chủng uy tín.

Ngược lại nếu một mũi vắc xin dịch vụ nào đó quá khan hiếm, bố mẹ vẫn có thể cho con tiêm thay thế vắc xin miễn phí (nếu có). Việc tiêm xen kẽ giữa vắc xin miễn phí và vắc xin dịch vụ đã được chứng minh không làm giảm hiệu quả phòng bệnh và không gây nguy hiểm cho bé.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Thực tế, đa số các lịch chích ngừa đều tương tự nhau và chỉ có một số nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất là biết thời điểm sớm nhất có thể chích (uống) một loại vaccine nào đó và khoảng cách tối thiểu giữa hai liều của cùng loại vaccine.
Ví dụ: Vaccine bạch hầu-ho gà-uốn ván (các loại 5 hay 6 trong 1 chẳng hạn) thì chích liều đầu sớm nhất lúc trẻ được 6 tuần tuổi, liều thứ hai cách liều đầu tối thiểu 4 tuần. Do đó, khi đưa trẻ đi khám, nếu trẻ đã được 6 tuần tuổi mà cha mẹ cảm thấy lo lắng thì có thể cho trẻ chích ngừa luôn, không nhất thiết phải đợi đến lúc đủ 2 tháng mới chích như trong lịch chủng ngừa.
Mặt khác, vì khoảng cách thời gian tối thiểu giữa hai liều bạch hầu-ho gà-uốn ván là 4 tuần (chứ không phải là tối đa) nên có lịch chích ngừa là 2-4-6 tháng tuổi (đều bảo đảm hai liều cách nhau tối thiểu 4 tuần lễ).
 Cũng dựa trên nguyên tắc khoảng cách thời gian tối thiểu giữa hai liều vaccine của cùng một loại vaccine, nên dù trẻ chích ngừa mũi kế tiếp trễ so với hẹn thì trẻ cũng chỉ cần chích tiếp những liều còn lại, không cần phải nhắc lại từ mũi đầu tiên nữa.
Ví dụ: Nếu trẻ chích viêm gan B liều 1 và liều 2 xong, liều 3 thường hay bị mẹ quên (do thường cách liều đầu vài tháng) hay trẻ bị bệnh gì đó chưa chích được, thì khi nào nhớ ra hay đi khám, trẻ có thể được chích nốt liều 3 dù cách liều đầu hay liều 2 cả năm trời mà không cần nhắc lại từ đầu.

Khoảng cách thời gian tối thiểu cách nhau 4 tuần này chỉ áp dụng đối với:

Cùng một loại vaccine: ví dụ cùng là vaccine bạch hầu thì mũi 2 cách mũi đầu 4 tuần.
Hai loại vaccine sống giảm độc lực dạng chích khác nhau mà được chích khác ngày. Hiện nay, các loại vaccine sống giảm độc lực bao gồm dạng chích là sởi, quai bị, rubella, trái rạ (thủy đậu), sốt vàng, đậu mùa. Các loại còn lại đều là vaccine bất hoạt.

Những trường hợp KHÔNG áp dụng khoảng cách thời gian tối thiểu giữa hai mũi chích:

Chích trong cùng một ngày đối với hai hay nhiều loại vaccine sống dạng chích. Ví dụ, trẻ có thể được chích cùng lúc tất cả các mũi sởi-quai bị-rubella và trái rạ.
Giữa hai loại vaccine bất hoạt khác nhau hay giữa một vaccine sống dạng chích và một vaccine bất hoạt thì không tính khoảng cách tối thiểu 4 tuần. Ví dụ: trẻ được chích viêm gan B vào thứ Hai, thứ Ba có thể chích viêm gan A, thứ Tư có thể chích bạch hầu hay ho gà… Hoặc thứ Hai trẻ được chích viêm gan A, thứ Ba trẻ có thể được chích sởi-quai bị-rubella mà không có vấn đề gì.

Chích được NHIỀU vaccine cùng lúc:

Hệ miễn dịch của trẻ có thể tiếp nhận đến 10.000 kháng nguyên cùng một lúc, thế nhưng, tổng số vaccine trong thực tế hiện nay chưa bao giờ chiếm một phần nhỏ khả năng đáp ứng của hệ miễn dịch của trẻ (chỉ khoảng vài phần ngàn là tối đa). Vì thế, có thể chích cho trẻ bao nhiêu vaccine cùng một lúc đều được miễn thỏa mãn điều kiện tuổi tối thiểu được chích và khoảng cách tối thiểu nêu trên.
Chích nhiều vaccine cùng lúc sẽ giúp cho trẻ được bảo vệ kịp thời đối với nhiều loại bệnh truyền nhiễm có thể ngừa được bằng vaccine, giúp tiết kiệm thời gian (và tiền bạc) di chích ngừa nhiều lần, giúp tránh phải lỡ một loại vaccine nào đó và đỡ phải “hối tiếc” khi đến kỳ đi chích vaccine nào đó mà vaccine đó lại “hết hàng”.
Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng

Bệnh viêm màng não do phế cầu là gì?

Viêm màng não là tình trạng nhiễm khuẩn trên lớp màng bảo vệ bao phủ não bộ và tủy sống. Viêm màng não do phế cầu là một trong các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên, có tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề.

Bệnh viêm màng não phế cầu được xác định dựa theo đường xâm nhập của vi khuẩn phế cầu vào màng não, bao gồm:

Vi khuẩn từ ổ viêm gần màng não, màng tuỷ xâm nhập vào, như ổ viêm tai, viêm xương chũm, viêm xương sọ, viêm xoang, viêm hốc mắt, viêm cơ dọc theo cột sống…, khuẩn phế cầu xâm nhập vào màng não qua tiếp cận hoặc qua đường bạch huyết.

Vi khuẩn từ một ổ viêm ở xa (như ổ đinh râu, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn tử cung, nhiễm khuẩn ruột, nhiễm khuẩn tiết niệu…) gây nhiễm khuẩn huyết và vi khuẩn vượt qua hàng rào mạch máu – màng não vào màng não.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vi khuẩn phế cầu gây ra hơn 50% các trường hợp viêm màng não do vi khuẩn ở Hoa Kỳ. Ước tính 2.000 trường hợp viêm màng não phế cầu xảy ra mỗi năm.

Vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em, có 40-70% trẻ khỏe mạnh mang phế cầu vùng mũi họng. Đây là tác nhân hàng đầu gây ra những bệnh nghiêm trọng đe dọa tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi như viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa, nặng hơn nữa là viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết. Trong đó, viêm màng não là bệnh khó phát hiện và nguy hiểm nhất.

Đường lây truyền

Vi khuẩn phế cầu phát triển thuận lợi vào mùa đông – xuân. Bệnh lan truyền nhiều nhất qua đường không khí và tiếp xúc với người bị bệnh hoặc những người khỏe mạnh có mang phế cầu khuẩn trong người. Các hành động như hắt hơi, ho, hôn hoặc trẻ em chơi chung đồ chơi đều tiềm ẩn nguy cơ phát tán vi khuẩn gây bệnh và lây nhiễm viêm màng não do phế cầu khuẩn.

Viêm màng não do phế cầu phế có thời gian ủ bệnh thường trong vòng 1 tuần. Bệnh khởi phát cấp tính trong 1 – 2 ngày sau đó đến giai đoạn toàn phát.

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết viêm màng não phế cầu

Bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, thường xuất hiện trong vòng một vài giờ hoặc từ 1 – 2 ngày. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng khác, bao gồm nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, đau cứng cổ, ăn không ngon, rối loạn ý thức, bứt rứt, li bì, ngủ gà. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm màng não ở trẻ có thể để lại di chứng thần kinh.

Màng não chứa đầy dịch não tủy – đây là nơi vi khuẩn có thể nhân lên và bắt đầu tiết ra chất độc, khiến màng não và mô não bị viêm tấy, sưng phồng. Điều này tạo áp lực lên não, khởi phát các triệu chứng như nhức đầu, cứng cổ, sợ ánh sáng. Trẻ trở nên khó chịu, quấy khóc, ngủ gà, thóp sưng phồng, sốt cao, thở không đều, nôn ói…

Với trẻ nhỏ, triệu chứng thường thấy là trẻ khóc đêm thường xuyên và bỏ bú kéo dài, sốt cao, tiêu chảy, nôn ói… rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa. Khi bệnh kịch phát, trẻ sẽ đau đầu dữ dội, co giật, thở gấp hay rối loạn tri giác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê chỉ trong 48 giờ thậm chí tử vong, nếu sống cũng để lại di chứng sau điều trị như điếc, mù, động kinh, chậm phát triển thần kinh vận động, tổn thương não vĩnh viễn dẫn đến trẻ kém phát triển hoặc yếu liệt chi hay nửa người…

Phương pháp điều trị viêm màng não do phế cầu

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn. Điều đáng lo ngại là vi khuẩn phế cầu đã nhanh chóng đã kháng nhiều loại kháng sinh thông thường và thậm chí đã xuất hiện đa kháng thuốc.

Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc điều trị, dẫn đến tình trạng bệnh tật kéo dài, bệnh nặng hơn, có nhiều biến chứng thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, chi phí điều trị viêm màng não do phế cầu thường rất cao do bệnh nhân phải dùng kháng sinh mạnh, hoặc phải phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau. Thời gian điều trị cũng vì thế mà phải kéo dài và khó khăn hơn.

Phòng ngừa bệnh viêm màng não phế cầu như thế nào?

Viêm màng não do phế cầu gây ra hậu quả vô cùng khôn lường. Nhưng thật may mắn vì căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn phế cầu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống chọi với nguồn lây bệnh.

Đối với trẻ nhỏ, cần được giữ ấm cơ thể trong mùa mưa và mùa lạnh, cho trẻ bú sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời nhằm tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để ngăn ngừa sự tấn công của phế cầu khuẩn.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc chủng ngừa cho trẻ từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tác hại của các căn bệnh do phế cầu gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh rằng tiêm chủng được xem là biện pháp chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đơn giản nhưng có ý vai trò vô cùng quan trọng giúp giảm số ca bệnh mắc mới do bị nhiễm phế cầu khuẩn.

Từ năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến cáo nên đưa vắc xin ngừa phế cầu vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Theo số liệu thống kê năm 2015 của WHO cho thấy, vắc xin phế cầu khuẩn đã giúp 7,5 triệu trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn được ngăn chặn, và cứu sống khoảng 290.000 trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Cũng theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ em dưới 1 tuổi có tỷ lệ viêm màng não phế cầu khuẩn cao nhất, khoảng 10 trường hợp trên 100.000 dân, nhưng đã giảm đáng kể từ khi vắc xin phòng phế cầu khuẩn được đưa vào chương trình tiêm chủng.

Tại Việt Nam, có hai loại vắc xin phế cầu cho trẻ em và người lớn là vắc xin Synflorix, có thể tiêm cho trẻ từ sớm (6 tuần tuổi đến 5 tuổi), và vắc xin Prevenar 13, có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên lẫn người lớn. Trẻ trên 5 tuổi, người cao tuổi và người mắc các bệnh lý mạn tính trước đây không có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn thì hiện nay có thể tiêm vắc xin Prevenar 13.

HPVC cam kết sử dụng nguồn vắc xin  chính hãng an toàn. Quy trình vận chuyển vắc xin luôn được theo dõi nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng của vắc xin.

Các vắc xin đều được bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ 2-8 độ C theo tiêu chuẩn GSP, an toàn và luôn chất lượng.

*Lưu ý: Giá gói vắc xin có thể thay đổi theo biến động tăng giảm của giá vắc xin trên thị trường


 

1. Thế nào là bệnh Sốt xuất huyết?

-Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính. Virus này thường lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi vằn.

-Sốt xuất huyết ở mức độ nhẹ thường có các biểu hiện như đau cơ khớp, nổi phát ban trên da, sốt cao. Các triệu chứng gặp phải có thể nghiêm trọng hơn khi bệnh diễn biến nặng như chảy máu, đột ngột tụt huyết áp, thậm chí có thể gây tử vong. Một người có thể bị nhiễm bệnh khi bị muỗi vằn cái (có chứa virus dengue) đốt lên da. Sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 8 – 11 ngày tùy từng trường hợp. Khi muỗi đốt lên da, nếu là người lành thì virus sẽ thâm nhập vào máu. Ngược lại, nếu người bị đốt đã nhiễm virus trước đó thì virus sẽ được truyền sang muỗi. Thông thường, một người sau khi được điều trị khỏi sốt xuất huyết thì hệ miễn dịch sẽ có khả năng chống lại loại virus đã gây bệnh.

-Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường gặp hơn so với người lớn là bởi trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu.

2. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em có thể nhận biết qua những dấu hiệu nào?

-Với từng giai đoạn cụ thể, các dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ có sự khác nhau nhất định:

2.1. Giai đoạn sốt.

Đây chính là giai đoạn đầu tiên khi bệnh bắt đầu khởi phát. Ở giai đoạn này, trẻ nhiễm bệnh sẽ gặp hiện tượng trán nóng ran, sốt cao (từ 39 – 40 độ C) trong 2 – 5 ngày đầu. Một số dấu hiệu khác cũng cần được lưu ý như:

– Sốt cao không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt.

– Đau đầu, đau nhức cơ, chán ăn, mệt mỏi, ho, hắt hơi, sổ mũi.

– Xuất huyết dưới da: chảy máu mũi, chảy máu chân răng hoặc nổi phát ban, nổi mẩn trên da.

2.2. Giai đoạn nguy hiểm.

Vào ngày thứ 3 – 7 của quá trình nhiễm bệnh được xem là giai đoạn nguy hiểm hơn cả. Người bệnh lúc này có thể đã hạ sốt, tuy nhiên lại bắt đầu có dấu hiệu tăng tính thấm thành mạch gây ra các biểu hiện thoát huyết tương.

Các triệu chứng nghiêm trọng khác có thể gặp phải khi mắc bệnh sốt xuất huyết như: nề mi mắt, sưng đau gan, tràn dịch màng bụng, màng phổi hay mô kẽ.

Các biểu hiện sốc có thể xuất hiện khi người bệnh bị thoát huyết tương, bao gồm:

– Bứt rứt, vật vã, lờ đờ, mệt mỏi.

– Da lạnh ẩm, đầu chi lạnh.

– Mạch nhanh nhỏ.

– Huyết áp kẹt hoặc huyết áp tâm trương tăng/ tâm thu giảm.

– Tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp người bệnh.

– Ít đi tiểu.

– Xuất huyết nhiều dưới da hoặc xuất huyết nội tạng.

– Đau bụng.

– Hay khát nước.

– Chướng bụng do thoát huyết tương.

2.3. Giai đoạn phục hồi

Sau giai đoạn nguy hiểm từ 48 – 72 giờ, bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi. Cơ thể trẻ sẽ được cải thiện và phục hồi dần với những biểu hiện như đi tiểu nhiều hơn, có cảm giác thèm ăn và huyết áp ổn định hơn.

3. Hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em.

Để có thể giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng, cha mẹ cần lưu ý thực hiện những điều sau:

  • Hạ sốt cho trẻ đúng cách.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Tăng cường bổ sung nước.

Sốt xuất huyết có nhiều trường hợp gặp phải biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế ngay khi thấy có các dấu hiệu như:

– Thường xuyên đau bụng.

– Lạnh chân tay.

– Da bầm, môi tím tái.

– Nôn trớ nhiều.

– Trẻ sốt li bì không thuyên giảm, ngày càng vật vã.

– Dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn sốt cao liên tục trong 2 ngày.

 

4. Những việc không nên làm.

Ngoài những lời khuyên kể trên, cũng có một số điều cha mẹ cần tuyệt đối tránh thực hiện khi trẻ bị sốt xuất huyết:

– Không tùy tiện sử dụng thuốc Aspirin hay Ibuprofen cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra xuất huyết dạ dày.

– Không cạo gió, cắt lể gây nhiễm trùng.

– Không để trẻ ăn các loại thực phẩm có màu đen/ đỏ để tránh gây nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa.

– Không tùy tiện truyền dịch cho trẻ tại nhà.

Tóm lại, số ca tử vong do sốt xuất huyết ở trẻ em đang tăng lên qua các năm, trở thành mối lo lớn của nhiều bậc cha mẹ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh phải đặc biệt chú ý đến con trẻ, khi có bất cứ biểu hiện nào bất thường cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị sốt xuất huyết kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.