Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh cúm mùa phát triển trong đó có cúm B.

Theo ghi nhận, số bệnh nhi mắc cúm mùa nhập viện gia tăng, nhiều trường hợp có các triệu chứng như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau người, xét nghiệm dương tính với cúm B, đặc biệt thường gặp ở nhóm trẻ 6-14 tuổi. Nhiều cha mẹ thấy con sốt cao khi được chẩn đoán mắc cúm B thường thắc mắc không biết bé sốt thường mấy ngày? Dưới đây là thông tin về vấn đề này.

1. Mắc cúm B sốt, ho kéo dài, mấy ngày thì khỏi?

Cúm B là chủng cúm phổ biến, so với cúm A thì cúm B ít nguy hiểm hơn. Ở cúm B chỉ gặp ở người, loại virus gây cúm B rất lành tính, đa phần người bệnh có thể khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi… Vì vậy loại virus gây cúm B không gây ra đại dịch cúm ở người.

Khi mắc cúm B các biểu hiện ban đầu thường nhầm lẫn với bệnh lý cảm cúm thông thường nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Khi mắc cúm B người bệnh có thể sốt nóng hoặc rét run, thường sốt cao với nhiệt độ khoảng 39-41độ C ở những ngày đầu phát bệnh. Tùy từng bệnh nhân sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Ngoài ra bệnh nhân sẽ bị ho, đau mỏi cơ, đổ mồ hôi có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Người bệnh ho, mệt mỏi kéo dài đến 2 tuần hoặc lâu hơn nên việc này gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

 

 

Zalo

Trên thực tế cho thấy, nếu phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm cúm sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm cho mọi người xung quanh, ngăn chặn virus phát triển nặng và có hướng điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu cảnh báo cúm B nguy hiểm, cần nhập viện để được điều trị kịp thời:

Các biểu hiện ở người lớn là khó thở, thở gấp, sốt cao trên 39 độ C kéo dài, đau tức ngực, chóng mặt, tiêu chảy kéo dài, nôn ói nhiều…

Ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có biểu hiện khó thở, thở gấp, bỏ ăn, ngủ nhiều, da xanh tái, sốt kèm phát ban hoặc sốt cao trên 38.5, độ C kéo dài, nôn mửa nhiều…

Nếu ở người cao tuổi, người mắc bệnh lý mạn tính, người suy giảm miễn dịch khi mắc cúm B cũng có thể xảy ra biến chứng nặng nếu khi được điều trị kịp thời.

Như vậy, có thể nói, sau thời gian ủ bệnh và khởi phát các biểu hiện, người mắc cúm B sẽ có khoảng 5-7 ngày để đẩy lui các triệu chứng bệnh. Trên thực tế, nhiều người sẽ thấy các biểu hiện như sốt, ho,…sẽ tự thuyên giảm sau 1 tuần nhưng cũng có những người như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền mạn tính… sẽ đối mặt với nguy cơ biến chứng.

2. Cần làm gì khi mắc cúm B?

Cũng giống như các loại cúm virus cúm B chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng ví như hạ sốt, giảm ho,.. và cần kết hợp nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng cơ thể.

Với nguyên tắc điều trị tùy từng người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như: hạ sốt giảm đau, hạ sốt hoặc có biểu hiện bội nhiễm thì chỉ định thuốc điều trị.

Khi mắc cúm cần theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, không tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng. Tại nhà cũng phải đeo khẩu trang, tăng cường rửa tay, vệ sinh đường hô hấp bằng cách xúc miệng, nhỏ mũi thường xuyên. Không ho khạc, nhổ bừa bãi. Cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏe.

Những trường hợp thăm khám tại viện nếu bác sĩ thấy có bằng chứng bội nhiễm cần phải sử dụng kháng sinh. Hoặc trong trường hợp tiến triển nặng cần sử dụng thuốc kháng virus trên cơ địa từng bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thích hợp, tuyệt đối không tùy tiện tự ý sử dụng thuốc.

Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Cần uống nhiều nước, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, chú ý đến bổ sung các loại khoáng chất, vitamin giúp tăng đề kháng, tăng miễn dịch và ngăn ngừa biến chứng do virus.

Để phòng ngừa cúm trong đó có cúm B cần tiêm vaccin để bảo vệ cơ thể. Với khuyến cáo tất cả mọi người, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh lý nền nên tiêm phòng cúm hàng năm để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Điều này giúp giảm nhẹ hơn các triệu chứng, giảm nguy cơ các biến chứng nặng và thời gian bị bệnh ngắn hơn so với người chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng.


Cảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra, có nhiều triệu chứng giống nhau và dễ gây nhầm lẫn. Dưới đây là cách phân biệt cảm lạnh và cảm cúm mà bạn cần biết.

1. NGUYÊN NHÂN GÂY RA CẢM LẠNH VÀ CÚM

Cảm cúm là do một số virus cúm gây ra. Trong khi có hơn 200 loại virus có thể gây ra cảm lạnh, hầu hết gây ra các triệu chứng giống nhau.

Trung bình một người có thể bị cảm từ 1-3 lần mỗi năm. Tuy nhiên một số đối tượng dễ mắc bệnh hơn và khi mắc bệnh dễ gặp biến chứng hơn, bao gồm:

– Người lớn trên 65 tuổi;

– Trẻ em dưới 6 tuổi;

– Người bị suy giảm hệ miễn dịch;

– Người hút nhiều thuốc lá;

– Phụ nữ trong thai kỳ.

Mặc dù virus cúm tồn tại quanh năm nhưng cảm cúm thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Trong khi cảm lạnh thường phát triển vào mùa lạnh là mùa đông và mùa xuân.

2. TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT CẢM LẠNH VÀ CÚM

Các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện trong 1-3 ngày sau khi nhiễm virus. Dấu hiệu ban đầu thường gặp là mệt mỏi, hắt hơi và đau họng. Khi các triệu chứng sổ mũi xuất hiện, nước mũi tiết ra chất nhầy trong suốt, sau đó dịch tiết có thể chuyển sang màu trắng, vàng hoặc xanh. Một số triệu chứng của cảm lạnh có thể bao gồm:

– Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;

– Hắt xì;

– Đau họng;

– Ho khan;

– Chảy nước mắt;

– Hiếm có trường hợp sốt.

Các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm có thể giống nhau. Nhưng nếu cảm lạnh có xu hướng phát triển dần dần, thì các triệu chứng của cảm cúm thường nặng hơn, đến đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Một số triệu chứng của cảm cúm bao gồm:

– Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;

– Đau họng;

– Ho khan;

– Mệt mỏi;

– Đau nhức cơ và cơ thể;

– Chảy nước mắt;

– Có thể nhức hốc mắt;

– Nhức đầu;

– Nôn mửa và tiêu chảy (thường gặp ở trẻ em);

– Sốt (nhưng không phải ai bị cảm cúm cũng sốt).

3. Thời gian nhiễm bệnh cảm lạnh và cúm

Thời gian nhiễm bệnh cảm lạnh hoặc cúm tùy thuộc vào loại virus gây bệnh và khả năng miễn dịch của cơ thể.

Thông thường cảm lạnh không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh và sẽ tự khỏi trong vòng 4-10 ngày. Nhưng cũng có trường hợp ho kéo dài sang tuần thứ hai.Trong khi đó, cảm cúm thường kéo dài hơn từ một tuần đến vài tuần. Đôi khi tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon và ho khan vẫn có thể kéo dài sáu đến tám tuần sau đó.

Đa phần các trường hợp bị cảm lạnh và cảm cúm không nguy hiểm. Nhưng một vài trường hợp có thể bị các biến chứng về đường hô hấp, thường gặp hơn ở cảm cúm. Một số biến chứng liên quan đến nhiễm trùng thứ phát hoặc nhiễm khuẩn như viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang hoặc tai. Cảm lạnh và cúm cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh mạn tính đang mắc phải, ví dụ như hen suyễn. Bạn cần đi khám ngay khi có các triệu chứng dưới đây:

– Khó thở hoặc thở gấp;

– Môi đổi màu tím hoặc xanh;

– Đau tai;

– Đau dai dẳng hoặc có áp lực ở ngực hoặc bụng;

– Lú lẫn, chóng mặt, bất tỉnh;

– Co giật;

– Đau cơ nghiêm trọng;

– Suy nhược cơ thể nghiêm trọng;

– Sốt hoặc ho đã gần khỏi nhưng bị trở lại và trầm trọng hơn, có thể ho ra máu;

– Nôn mửa dữ dội.

4. ĐIỀU TRỊ, PHÒNG NGỪA CẢM LẠNH VÀ CẢM CÚM


Tiêm vắc xin cúm là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh cúm

Hầu hết phương pháp điều trị được đưa ra cho cảm lạnh và cảm cúm là kê thuốc làm dịu các cơn đau đầu, đau họng và ho, làm thông mũi và xoang. Nhiều người lựa chọn kháng sinh để điều trị cảm lạnh và cảm cúm ngay từ đầu. Nhưng thực tế kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, trong khi cảm lạnh và cảm cúm là do virus gây ra.

Khi bị cảm lạnh và cảm cúm, người bệnh thường được khuyên:

– Giữ ấm cơ thể;

– Giữ phòng ở ấm áp và có độ ẩm;

– Uống nhiều nước hoặc nước trái cây;

– Làm dịu cổ họng bằng cách xúc nước muối hoặc uống trà chanh mật ong;

– Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi;

– Ăn thức ăn ấm;

– Ngủ nhiều hơn;

– Tránh uống rượu, sử dụng cafein và thuốc lá;

– Hạn chế đi đến những nơi công cộng để tránh làm lây lan virus;

– Luôn sử dụng khăn giấy và rửa sạch tay sau khi hắt hơi.

Cảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh về đường hô hấp do virus gây ra nên cách phòng ngừa giống nhau. Cách tốt nhất để phòng ngừa là tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng và tập thể dục thường xuyên.

Để ngăn ngừa cảm cúm, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên được khuyến nghị tiêm vaccine phòng cúm hằng năm. Phụ nữ có dự định mang thai hoặc đang mang thai cũng nên tiêm vaccine. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm. Cảm lạnh không có vaccine nên việc phòng ngừa tập trung vào giữ vệ sinh sạch sẽ và tránh tiếp xúc với người bệnh. Tránh đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng, đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

Nhìn chung, cảm lạnh có xu hướng nhẹ hơn và nhanh khỏi, trong khi cảm cúm có các triệu chứng nặng hơn, thời gian khỏi bệnh lâu hơn và có nhiều khả năng gây ra  biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang hoặc tai.

Trước đây, sổ mũi và đau họng là biểu hiện của cảm lạnh và cúm. Nhưng hiện nay nó còn là biểu hiện khi nhiễm virus Covid-19. Vì vậy nếu bạn có biểu hiện đau họng và sốt, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Bệnh viêm màng não do phế cầu là gì?

Viêm màng não là tình trạng nhiễm khuẩn trên lớp màng bảo vệ bao phủ não bộ và tủy sống. Viêm màng não do phế cầu là một trong các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên, có tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng nặng nề.

Bệnh viêm màng não phế cầu được xác định dựa theo đường xâm nhập của vi khuẩn phế cầu vào màng não, bao gồm:

Vi khuẩn từ ổ viêm gần màng não, màng tuỷ xâm nhập vào, như ổ viêm tai, viêm xương chũm, viêm xương sọ, viêm xoang, viêm hốc mắt, viêm cơ dọc theo cột sống…, khuẩn phế cầu xâm nhập vào màng não qua tiếp cận hoặc qua đường bạch huyết.

Vi khuẩn từ một ổ viêm ở xa (như ổ đinh râu, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn tử cung, nhiễm khuẩn ruột, nhiễm khuẩn tiết niệu…) gây nhiễm khuẩn huyết và vi khuẩn vượt qua hàng rào mạch máu – màng não vào màng não.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vi khuẩn phế cầu gây ra hơn 50% các trường hợp viêm màng não do vi khuẩn ở Hoa Kỳ. Ước tính 2.000 trường hợp viêm màng não phế cầu xảy ra mỗi năm.

Vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em, có 40-70% trẻ khỏe mạnh mang phế cầu vùng mũi họng. Đây là tác nhân hàng đầu gây ra những bệnh nghiêm trọng đe dọa tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi như viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa, nặng hơn nữa là viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết. Trong đó, viêm màng não là bệnh khó phát hiện và nguy hiểm nhất.

Đường lây truyền

Vi khuẩn phế cầu phát triển thuận lợi vào mùa đông – xuân. Bệnh lan truyền nhiều nhất qua đường không khí và tiếp xúc với người bị bệnh hoặc những người khỏe mạnh có mang phế cầu khuẩn trong người. Các hành động như hắt hơi, ho, hôn hoặc trẻ em chơi chung đồ chơi đều tiềm ẩn nguy cơ phát tán vi khuẩn gây bệnh và lây nhiễm viêm màng não do phế cầu khuẩn.

Viêm màng não do phế cầu phế có thời gian ủ bệnh thường trong vòng 1 tuần. Bệnh khởi phát cấp tính trong 1 – 2 ngày sau đó đến giai đoạn toàn phát.

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết viêm màng não phế cầu

Bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, thường xuất hiện trong vòng một vài giờ hoặc từ 1 – 2 ngày. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng khác, bao gồm nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, đau cứng cổ, ăn không ngon, rối loạn ý thức, bứt rứt, li bì, ngủ gà. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm màng não ở trẻ có thể để lại di chứng thần kinh.

Màng não chứa đầy dịch não tủy – đây là nơi vi khuẩn có thể nhân lên và bắt đầu tiết ra chất độc, khiến màng não và mô não bị viêm tấy, sưng phồng. Điều này tạo áp lực lên não, khởi phát các triệu chứng như nhức đầu, cứng cổ, sợ ánh sáng. Trẻ trở nên khó chịu, quấy khóc, ngủ gà, thóp sưng phồng, sốt cao, thở không đều, nôn ói…

Với trẻ nhỏ, triệu chứng thường thấy là trẻ khóc đêm thường xuyên và bỏ bú kéo dài, sốt cao, tiêu chảy, nôn ói… rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa. Khi bệnh kịch phát, trẻ sẽ đau đầu dữ dội, co giật, thở gấp hay rối loạn tri giác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê chỉ trong 48 giờ thậm chí tử vong, nếu sống cũng để lại di chứng sau điều trị như điếc, mù, động kinh, chậm phát triển thần kinh vận động, tổn thương não vĩnh viễn dẫn đến trẻ kém phát triển hoặc yếu liệt chi hay nửa người…

Phương pháp điều trị viêm màng não do phế cầu

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn. Điều đáng lo ngại là vi khuẩn phế cầu đã nhanh chóng đã kháng nhiều loại kháng sinh thông thường và thậm chí đã xuất hiện đa kháng thuốc.

Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc điều trị, dẫn đến tình trạng bệnh tật kéo dài, bệnh nặng hơn, có nhiều biến chứng thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, chi phí điều trị viêm màng não do phế cầu thường rất cao do bệnh nhân phải dùng kháng sinh mạnh, hoặc phải phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau. Thời gian điều trị cũng vì thế mà phải kéo dài và khó khăn hơn.

Phòng ngừa bệnh viêm màng não phế cầu như thế nào?

Viêm màng não do phế cầu gây ra hậu quả vô cùng khôn lường. Nhưng thật may mắn vì căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn phế cầu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống chọi với nguồn lây bệnh.

Đối với trẻ nhỏ, cần được giữ ấm cơ thể trong mùa mưa và mùa lạnh, cho trẻ bú sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời nhằm tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để ngăn ngừa sự tấn công của phế cầu khuẩn.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc chủng ngừa cho trẻ từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tác hại của các căn bệnh do phế cầu gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh rằng tiêm chủng được xem là biện pháp chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đơn giản nhưng có ý vai trò vô cùng quan trọng giúp giảm số ca bệnh mắc mới do bị nhiễm phế cầu khuẩn.

Từ năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến cáo nên đưa vắc xin ngừa phế cầu vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Theo số liệu thống kê năm 2015 của WHO cho thấy, vắc xin phế cầu khuẩn đã giúp 7,5 triệu trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn được ngăn chặn, và cứu sống khoảng 290.000 trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Cũng theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ em dưới 1 tuổi có tỷ lệ viêm màng não phế cầu khuẩn cao nhất, khoảng 10 trường hợp trên 100.000 dân, nhưng đã giảm đáng kể từ khi vắc xin phòng phế cầu khuẩn được đưa vào chương trình tiêm chủng.

Tại Việt Nam, có hai loại vắc xin phế cầu cho trẻ em và người lớn là vắc xin Synflorix, có thể tiêm cho trẻ từ sớm (6 tuần tuổi đến 5 tuổi), và vắc xin Prevenar 13, có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên lẫn người lớn. Trẻ trên 5 tuổi, người cao tuổi và người mắc các bệnh lý mạn tính trước đây không có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn thì hiện nay có thể tiêm vắc xin Prevenar 13.

HPVC cam kết sử dụng nguồn vắc xin  chính hãng an toàn. Quy trình vận chuyển vắc xin luôn được theo dõi nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng của vắc xin.

Các vắc xin đều được bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ 2-8 độ C theo tiêu chuẩn GSP, an toàn và luôn chất lượng.

*Lưu ý: Giá gói vắc xin có thể thay đổi theo biến động tăng giảm của giá vắc xin trên thị trường

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.