Trong bối cảnh bệnh dịch dễ lây lan và bùng phát trong mùa đông xuân, các bác sĩ khuyến cáo, cách phòng ngừa bệnh thủy đậu một cách chủ động và có hiệu quả nhất đó là chủng ngừa thủy đậu bằng vắc xin. Đối với các trẻ lớn hơn và người lớn, nên tiêm đủ 2 liều cách nhau ít nhất 6 tuần là tốt nhất.

Tuy nhiên, do vừa trải qua thời gian dịch COVID-19, lịch tiêm chủng của nhiều trẻ đã bị trì hoãn. Trải qua thời gian này, thói quen tiêm chủng của nhiều gia đình cũng bị ảnh hưởng dẫn tới việc trẻ không tiêm phòng đầy đủ. “Các phụ huynh cần khẩn trương cho con đi tiêm phòng và tiêm phòng đầy đủ để tránh lây nhiễm cũng như tạo cơ hội cho dịch bệnh bùng phát”

Liên quan tới một số trường hợp đã tiêm vắc xin song vẫn mắc bệnh, các chuyên gia lý giải, thủy đậu là căn bệnh có miễn dịch bền vững nên theo lý thuyết, sau khi tiêm phòng sẽ không mắc phải. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp do cơ địa người được tiêm phòng không đáp ứng được các điều kiện của vắc xin nên không được miễn nhiễm hoàn toàn.

Ngoài ra, còn một số yếu tố như điều kiện bảo quản vắc xin không đạt làm giảm chất lượng; tiêm ngừa không đúng kỹ thuật làm giảm hiệu quả của vắc xin; sử dụng vắc xin quá hạn nên không có tác dụng… Hơn nữa, nhiều người dân đưa con đi tiêm ngừa khi đã ủ bệnh hoặc đã tiếp xúc với bệnh, do đó tiêm ngừa không có tác dụng như mong muốn.

Một trong những sai lầm thường gặp nhất, tới nay, vẫn rất nhiều gia đình quan niệm bệnh nhân mắc thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió: “Hiện nay, các bác sĩ đều khuyến cáo giữ vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân mắc thủy đậu bằng cách tắm nước ấm và trong phòng kín. Nếu không vệ sinh tốt, các vết phỏng dễ bị nhiễm trùng, gây tổn thương sâu qua lớp hạ bì và để lại sẹo cho bệnh nhân”. Bên cạnh đó, cũng có nhiều gia đình tự ý bôi thuốc gây bít tắc và nhiễm khuẩn vết phỏng.

Đối với bệnh thủy đậu, hiện tại không có biện pháp điều trị đặc hiệu mà thường tập trung làm giảm nhẹ các triệu chứng và giữ bệnh nhân không bị mất nước. Vì vậy, việc chăm sóc người bệnh thủy đậu rất quan trọng, cần ăn uống đầy đủ, ăn thức ăn mềm, uống đủ nước, có thể uống thêm nước hoa quả, vệ sinh mũi họng hằng ngày. Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân tránh gãi làm vỡ các nốt phỏng vì dễ gây bội nhiễm và tạo sẹo.

VẮC XIN THUỶ ĐẬU VÀ NHỮNG ĐIÈU BẠN CẦN BIẾT.

Vắc-xin thủy đậu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm phòng nhằm giúp bảo vệ một cách an toàn và hiệu quả bệnh thủy đậu. Vắc-xin thủy đậu tiêm cho những đối tượng nào, lịch tiêm ra sao và tiêm ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin được cung cấp dưới đây.

Vắc-xin thủy đậu là vắc-xin sống giảm độc lực, giúp phòng ngừa bệnh thủy đậu. Vắc-xin có dạng đông khô của virus Varicella gây bệnh thủy đậu.

Có 2 loại vắc-xin thủy đậu đang được sử dụng hiện nay là:

  • Vắc-xin Varivax: Do hãng Merck Sharp & Dohme, Hoa Kỳ sản xuất và được tiêm 2 liều 0.5mL/liều, mỗi liều cách nhau 4 – 8 tuần.
  • Vắc-xin Varicella: Do hãng Green Cross, Hàn Quốc sản xuất và được tiêm 1 liều 0.5mL duy nhất.

Lịch tiêm vắc-xin thủy đậu cho từng độ tuổi cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi: 1 mũi.
  • Trẻ từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi và chưa từng mắc bệnh thủy đậu: 1 mũi.
  • Trẻ trên 13 tuổi/người lớn chưa từng mắc bệnh thủy đậu: 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 4-8 tuần.
  • Phụ nữ có kế hoạch sinh con cần tiêm phòng vắc-xin thủy đậu trước khi dự định mang thai từ 3 đến 5 tháng (3 tháng với vắc-xin Varicella và 5 tháng với vắc-xin Varivax).

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC HPVC cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiêm phòng. Ưu điểm khi tiêm phòng tại HPVC:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc – xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại HPVC và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

 


 

Vi rút thủy đậu (varicella virus) là tác nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn nên còn có tên là vi rút thủy đậu – zona (VZV). Vi rút thủy đậu sống được vài ngày trong vảy thủy đậu khi bong ra, tồn tại không khí.

Vi rút dễ bị chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng.

Hầu như mọi người đều bị nhiễm vi rút thuỷ đậu. Ở những vùng khí hậu ôn hòa, ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi bị mắc thủy đậu và ít nhất 95% người lớn bị mắc bệnh. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa đông và đầu xuân.

Thời gian ủ bệnh 2 – 3 tuần, thông thường 14 – 16 ngày. Thời kỳ lây truyền thường từ 1 – 2 ngày trước phát ban và không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên. Sự lây truyền có thể kéo dài hơn ở những người bị thay đổi miễn dịch.

Khi bị bệnh, thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân.

Rất dễ lây

Thủy đậu dễ lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, lây qua đường không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng, lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.

Thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây nhất. Tất cả những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin đều cảm nhiễm với bệnh. Tỷ lệ lây nhiễm cho những người sống cùng bệnh nhân khoảng 70 – 90%. Bệnh nhân zona có thể lan truyền bệnh trong một tuần sau khi mọc ban.

Theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng, trẻ em mắc thủy đậu cần được chăm sóc ở nhà trong 7 ngày. Người lớn mắc bệnh không được đi làm, tránh tiếp xúc với người khác. Sát khuẩn tẩy uế đồ vật bị nhiễm dịch tiết từ mũi họng của người bệnh. Ca bệnh thủy đậu được điều trị triệu chứng. Trong đó, chống ngứa, dùng thuốc kháng vi rút theo chỉ định của bác sĩ. Vệ sinh thân thể, thay quần áo hằng ngày. Bôi thuốc sát trùng, dùng kháng sinh nếu có dấu hiệu bội nhiễm.

 

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, người dân thực hiện một số biện pháp sau:

Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em theo lịch tiêm chủng với sự tư vấn của nhân viên y tế. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh để phòng tránh lây lan.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Người mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 – 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.

 

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC HPVC cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiêm phòng. Ưu điểm khi tiêm phòng tại HPVC:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc – xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại HPVC và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

 

 


Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ là dấu hiệu để xác định khỉ mắc bệnh. Do tình trạng chưa lây lan nhanh nên các nhà nghiên cứu luôn không ngừng tìm tòi để biết rõ nguyên nhân. Sau đây là một số thông tin về đậu mùa khỉ, dấu hiệu nhận biết và giải pháp phòng ngừa.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Hiện tại triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ đang được theo dõi để làm rõ. Trước tiên nguy cơ lây bệnh được xác định có thể là liên quan đến vấn đề giọt bắn ở đường hô hấp. Khi sống chung hay dùng chung đồ với người mắc bệnh đậu mùa khỉ bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên hiện tại những trường hợp được ghi nhận là mắc đậu mùa khỉ chủ yếu nằm ở trẻ em.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết nếu bạn gặp một số biểu hiện như: Sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban,…. Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 – 4 tuần và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.

Hầu hết các ca đậu mùa khi ghi nhận đều thấy rằng biểu hiện ban đầu phần lớn là sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và kiệt sức. Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt phần lớn người bệnh đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 – 3 ngày. Mặt là bộ phận đầu tiên xuất hiện và sau đó sẽ lan rộng sang các bộ phận còn lại trên cơ thể.

Ban đầu mụn có mủ nước sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó sẽ phát tán và số nốt có thể đến hàng nghìn. Bên trong mỗi nốt mụn chứa đầy dịch được gọi là mủ. Khi điều trị tốt chúng sẽ dần đóng vảy và tiêu biến dần đến khi da trở lại trạng thái bình thường.

2. Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm nguy hiểm thế nào?

Với covid 19, nguy cơ lây nhiễm đến từ giọt bắn. Nhưng bệnh đậu mùa khỉ lại lây nhiễm là tiếp xúc gần hay dùng chung đồ với người nhiễm bệnh. Chính vì thế bạn cần tránh sử dụng chung đồ cá nhân hay giường ngủ với người đang nhiễm bệnh để tránh bị truyền nhiễm.

Dựa theo những phân tích y khoa, bệnh đậu mùa khỉ có 3 con đường lây nhiễm chính cần lưu ý:

  • Lây nhiễm thông qua vết xước, vết cắn mà động vật cắn đã nhiễm vi rút
  • Người ăn thịt động vật và động vật bị ăn thịt đó đang nhiễm bệnh
  • Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ cần 5 -21 ngày mới có thể nhìn thấy. Khi đó, da bắt đầu chịu tổn thương. Song song với tổn thương da là tổn thương đường hô hấp hay niêm mạc tại mắt, mũi, miệng. Đối với con người bệnh này có thể lây qua giọt bắn nhưng khoảng cách là ngắn nên nếu không tiếp xúc gần sẽ không dẫn đến lây nhiễm cao. Bạn có thể dựa vào đó để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Các tổ chức y tế vẫn đang nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân đợt bùng phát dịch đậu mùa khỉ này. Theo tổ chức WHO có 3 đặc điểm bất thường phổ biến được tìm thấy ở các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ.

  • Bệnh nhân chưa đi đến khu vực được xác định có số ca mắc đậu mùa khỉ cao
  • Bệnh có nguy cơ khi thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục
  • Sự lây lan của dịch bệnh rất âm thầm và chỉ trong một khoảng thời gian

3. Nguy cơ triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ là báo hiệu dịch bệnh nguy hiểm

Tính đến nay, các bác sĩ ở trong và ngoài khu vực đang nghiên cứu về triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa hoàn toàn nắm rõ mức độ lây lan và sự nguy hiểm thực sự của căn bệnh này. Tuy nhiên các chính sách y tế sau khi phát hiện vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh không ngừng để có thể phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh cho những người khỏe mạnh.

Theo thông báo từ tổ chức y tế, chưa có giải pháp đặc trị nào dành cho bệnh đậu mùa khỉ. Cũng như chúng ta gặp không ít khó khăn khi tiến hành nghiên cứu về tốc độ lây lan hay biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hơn thế con đường lây lan nguy hiểm được nghi ngờ là đường tình dục chứ không phải hệ hô hấp. Điều này đáng lo ngại vì nó ảnh hưởng với các cặp đôi đồng tính nhiều hơn.

Về vắc xin phòng ngừa các bác sĩ vấn trong quá trình nghiên cứu điều chế. Tuy nhiên bệnh còn khá mới chưa hoàn toàn có đủ dữ liệu thông tin nên chưa thể cho ra sản phẩm đảm bảo chính xác. Các vắc xin sẽ tiếp tục được phân tích thêm và thí nghiệm để có nhiều dữ liệu phản ứng. Khi vắc xin đảm bảo công hiệu lẫn an toàn bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng cho con người.

4. Phương án phòng tránh hoặc xử lý khi phát hiện triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Hiện tại phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ đang được sử dụng biện pháp cách ly đồng thời là tiến hành vệ sinh sạch sẽ. Vì các bác sĩ nghiên cứu cho rằng sau 2 -4 tuần người mắc bệnh sẽ giảm nhẹ triệu chứng và bắt đầu tự khỏi bệnh. Tuy nhiên khi nhiễm bệnh bạn vẫn nên khám bệnh và sử dụng thuốc chống virus theo chỉ định bác sĩ để ngăn chặn nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ gây tổn thương nghiêm trọng trên da. Tuy bệnh còn mới nhưng bạn nên chú ý phòng ngừa theo chỉ định của bộ y tế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Chào bác sĩ, em trai của em bị bệnh thủy đậu đã 1 tuần. Bây giờ xuất hiện nhiều mụn nước trên da, có thể dùng thuốc gì để chữa nhanh nhất và hết sẹo không ạ. Em thường xuyên tiếp xúc với em trai không biết bệnh này có dễ lây lan không? Có cần kiêng tắm không? Em xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Trước hết, bạn nên đưa em trai đến các bác sĩ chuyên khoa Da liễu để khám thực tế, tư vấn đầy đủ và có chỉ định điều trị đúng cho bệnh. Thủy đậu là bệnh dễ lây lan. Quan niệm kiêng tắm là sai lầm nghiêm trọng vì có rất nhiều người bệnh đã bị nhiễm trùng da do không tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, sau đó để lại sẹo. Khi tắm cần phải nhẹ nhàng, không làm vỡ các mụn nước. Theo như lời bạn mô tả thì có khả năng em trai bạn đã mắc bệnh thủy đậu. Xin trao đổi thêm về bệnh thủy đậu:

Bệnh do vi rut Varricella Zoster gây ra. Bệnh xuât hiện rải rác quanh năm nhưng bệnh thường bùng phát trước tết Âm lịch 01 tháng và kéo dài sau tết vài tháng.

Bệnh này lây lan do tiếp xúc với ban đỏ, dịch rỉ viêm do vỡ các mụn nước và mụn mủ hoặc lây lan do hít phải các giot nước nhỏ (có chứa vi rút) lơ lửng trong không khí từ miệng hay mũi người bệnh phát tán ra khi hắt hơi, ho, chảy mũi nước. Bệnh cũng có thể lây lan do tiếp xúc quần áo, vải trải giường, đồ dùng cá nhân …bị nhiễm các chất dịch từ tổn thương da của người bệnh.

Bệnh thủy đậu có thể lây lan từ 1 – 4 ngày trước khi nổi ban đỏ và mụn nước cho đến khi tất cả các mụn nước, mụn mủ đã vỡ và đóng vảy tiết (thông thường trong vòng 07 ngày từ khi nổi ban đỏ và mụn nước). Người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu có thể mất thời gian lâu hơn để các mụn thủy đậu đóng vảy tiết.

Đa số các bệnh nhân thủy đậu đều khỏi bệnh nếu điều trị đúng và kịp thời.

Tuy nhiên một số trường hợp gây ra các biến chứng nặng như: viêm phổi nặng, viêm thận cấp, viêm cơ tim, nhiễm trùng máu, viêm não…, thậm chí gây tử vong.

Phần lớn những người chưa từng bị thủy đậu, sau khi tiếp xúc với người bệnh sẽ mắc thủy đậu (khoảng 90% các trường hợp)

Người chưa mắc bệnh hoặc chưa xác định từng mắc bệnh, nhất là phụ nữ chuẩn bị có con, nên tiêm vắc xin phòng thủy đậu vì đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Vắc xin chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:

– Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

– Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

– Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin thủy đậu có tác dụng lâu bền.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Có thai luôn là một trải nghiệm ý nghĩa của mỗi cặp vợ chồng, đó là một hành trình đầy niềm vui nhưng cũng không thiếu những lo lắng suy tư. Một trong những lo lắng đó là nên tiêm loại vắc xin nào trong thai kỳ để bảo vệ mẹ và con tốt nhất. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, việc tiêm vắc xin khi có thai là rất cần thiết. Những kháng thể được tạo ra sau khi tiêm vắc xin không những bảo vệ người mẹ mà còn thông qua bánh nhau bảo vệ cho thai nhi khỏi những bệnh nguy hiểm trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, không phải loại vắc xin nào cũng cần và nên tiêm trong quá trình mang thai.

Những loại vắc xin nào cần được tiêm cho mẹ bầu?

  • Vắc xin Tdap: được tiêm cho phụ nữ mang thai để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà. Loại vắc xin này cần được tiêm một liều trong mỗi lẫn mang thai và có thể tiêm ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng tốt nhất là khi thai được 27 đến 36 tuần.
  • Vắc xin cúm: được tiêm nhằm bảo vệ mẹ khỏi nguy cơ viêm phổi, giảm thiểu nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân. Thời điểm tiêm vắc xin cúm có thể linh hoạt ở bất cứ tuổi thai nào, khuyến cáo tốt nhất là từ đầu quý 3 thai kỳ – tức là từ tuần thứ 28. Số lượng mũi tiêm mỗi lần mang thai là 1 mũi.
  • Vắc xin COVID-19: Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc tiêm ngừa COVID-19 trong thời kỳ mang thai là an toàn và hiệu quả. Tại Việt Nam, Bộ Y tế hướng dẫn tiêm phòng COVID -19 cho phụ nữ mang thai từ tuần thai thứ 13. Những người mang thai nên tiêm đầy đủ và đúng hạn vắc xin COVID-19, bao gồm cả mũi nhắc lại ngừa COVID-19 khi đến thời điểm tiêm.

Những loại vắc xin nào cần cân nhắc tiêm trong thai kỳ?

Ngoài những loại vắc xin cần thiết, mẹ bầu cũng có thể trao đổi cùng bác sĩ Sản khoa để cân nhắc tiêm thêm một số loại vắc xin sau, tùy theo mức độ nguy cơ nhiễm bệnh và nhu cầu tiêm.

  • Vắc xin Viêm gan A: thai phụ sẽ được tư vấn tiêm khi có các yếu tố nguy cơ viêm gan A. Ví dụ như đang có bệnh gan mạn tính hoặc sống cùng người bệnh viêm gan A. Vắc xin sẽ được tiêm 2 mũi cách nhau từ 6 đến 18 tháng.
  • Vắc xin Viêm gan B: thai phụ sẽ được tư vấn tiêm khi có các yếu tố nguy cơ như thai phụ là nhân viên y tế. Vắc xin này sẽ được tiêm 3 mũi.
  • Vắc xin Viêm màng não mô cầu: thai phụ sẽ được tư vấn tiêm khi có các yếu tố nguy cơ như rối loạn chức năng lách, sống trong khu tập thể (doanh trại quân đội, ký túc xá,…) hoặc thai phụ dưới 23 tuổi.
  • Vắc xin Phế cầu: thai phụ sẽ được tư vấn tiêm khi có các yếu tố nguy cơ như có bệnh thận, đái tháo đường type 1 hoặc type 2.
  • Vắc xin Viêm màng não mủ: thai phụ sẽ được tư vấn tiêm khi có các yếu tố nguy cơ như rối loạn chức năng lách.

    Thai phụ không nên tiêm những loại vaccine nào?

    Bên cạnh những loại vắc xin có thể tiêm, mẹ bầu và gia đình cần lưu ý một số loại vắc xin không nên tiêm trong khi đang mang thai như:

  • Vắc xin HPV: ngừa ung thư cổ tử cung
  • Vắc xin MMR: ngừa sởi, quai bị, rubella
  • Vắc xin Varicellar (chickenpox): ngừa thủy đậu.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.