1. Sự nguy hiểm của HPV đối với sức khỏe nam giới

HPV (Human Papillomavirus – virus u nhú ở người) là một loại virus lây truyền qua đường tình dục hoặc lây khi tiếp xúc qua da. Có khoảng 100 loại HPV, trong đó có 40 loại gây bệnh ở cơ quan sinh dục người và 15 loại đặc biệt nguy hiểm. 2 loại virus HPV thông thường nhất là HPV-16 và HPV-18 có khả năng gây bệnh ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, HPV còn là nguyên nhân gây ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật và các loại ung thư vùng đầu – cổ. Chủng HPV-6 và HPV-11 có thể gây bệnh sùi mào gà cơ quan sinh dục.

Nam giới có thể nhiễm HPV thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Nguy cơ mắc HPV nam giới cao hơn ở người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục quá sớm, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, da và niêm mạc bị tổn thương,…

HPV ở nam giới là nguyên nhân gây ra: Trên 90% các trường hợp ung thư hậu môn, khoảng 70% trường hợp ung thư hầu họng và trên 60% các ca bệnh ung thư dương vật. Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ mắc ung thư hậu môn liên quan tới HPV cao gấp 17 lần so với nam giới có quan hệ tình dục khác giới.

Ngoài ra, những người đàn ông có hệ miễn dịch suy yếu do HIV hoặc các nguyên nhân khác cũng có nguy cơ cao mắc ung thư hậu môn do HPV. Đặc biệt, đàn ông có HIV có nguy cơ bị mụn cóc sinh dục nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn.

2. Nam giới có nên tiêm phòng HPV?

Virus HPV có thể gấy ra nhièu bệnh ở nam giới như: Nguy cơ bị sùi mào gà do HPV-6, HPV-11 hoặc ung thư miệng, vòm họng, hậu môn, dương vật do HPV-16, HPV-18,… Phụ nữ đã tiêm vắc-xin HPV có thể gián tiếp giúp nam giới được bảo vệ chống lại các loại ung thư và mụn cóc sinh dục. Nam giới có nên tiêm HPV là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Theo ý kiến của chuyên gia thì nam giới có nên tiêm HPV, đây là việc làm cần thiết.

Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành tiêm vắc-xin HPV cho cả trẻ em trai và gái vì virus HPV là nguyên nhân gây mụn cóc sinh dục và nhiều bệnh ung thư cho cả 2 giới. Ngoài việc bảo vệ nam giới khỏi bệnh sùi mào gà, ung thư hậu môn, dương vật, miệng,ung thư vòm họng do virus HPV thì việc tiêm vắc-xin ngừa HPV cho nam giới còn có tác dụng bảo vệ cho bạn tình của họ không bị lây nhiễm HPV.

Đặc biệt, cần tiêm vắc-xin ngừa HPV cho bất cứ nam giới nào có quan hệ tình dục với người đồng giới cho đến 45 tuổi. Ngoài ra, việc tiêm vắc-xin ngừa HPV cho nam giới và nữ giới bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bị HIV/AIDS) cho đến năm 45 tuổi cũng rất cần thiết nếu khi còn nhỏ họ chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ.

3. Hiệu quả của vắc-xin HPV

Các nghiên cứu cho kết luận rằng việc tiêm vắc xin ngừa HPV trước khi có hoạt động tình dục có thể giảm tới trên 90% nguy cơ mắc một số loại ung thư liên quan tới HPV. Nếu một người đã có quan hệ tình dục, có thể đã bị nhiễm một hoặc nhiều loại HPV vẫn có thể chủng ngừa HPV nếu dưới 45 tuổi. Vắc-xin này có thể giúp cơ thể chống lại các loại HPV khác có trong vắc-xin nếu chưa từng bị nhiễm.

Đặc biệt, ngay cả khi đã tiêm vắc-xin HPV, mỗi người vẫn cần phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh để tự bảo vệ khỏi virus HPV và các bệnh có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Một số biện pháp là: Hạn chế số lượng bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục,…

Hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu để loại trừ virus HPV. Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do virus HPV gây ra ở nam giới như ung thư cơ quan sinh dục, ung thư vùng đầu – cổ,… thì biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là tiêm ngừa HPV.


Tiêm phòng ung thư cổ tử cung giúp ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung đang là bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới và xếp thứ 4 về các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong trên toàn cầu.

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp đứng thứ 3 ở phụ nữ Việt Nam từ độ tuổi 15 – 44. 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh. Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, có hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, gần 5.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, hơn 2.000 trường hợp tử vong vì ung thư cổ tử cung trong năm 2018.

Virus HPV có thể tồn tại âm thầm và phát triển trong cơ thể mà không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào. Biện pháp phòng ngừa tối ưu đến 90% Ung thư cổ tử cung chính là tiêm vắc xin phòng chống virus HPV đối với bé gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi.

Vắc xin phòng HPV là gì?

Vắc xin phòng HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus) gây ra; nhiễm ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, có liên quan đến bất thường cổ tử cung (gồm tổn thương tiền ung thư, ung thư), mụn cóc và bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn. HPV cũng có liên quan đến những ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ.

Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục: tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV.

Ngoài ra, virus này còn có thể lây truyền không qua đường tình dục như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót…

HPV cũng có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.

Có hơn 140 tuýp Papillomavirus (HPV) được phát hiện ở người. Khoảng 40 loại có thể nhiễm vào vùng sinh dục như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng, hậu môn, dương vật và bìu cũng như miệng và cổ họng. Những loại HPV này lây lan trong quá trình quan hệ tình dục.

Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV ở bộ phận sinh dục hoàn toàn không gây hại và tự biến mất. Nhưng một số loại HPV có thể dẫn đến mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư.

  • Hai loại HPV (tuýp 6 và 11) gây ra hầu hết các trường hợp mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Mụn cóc sinh dục là những mụn nhìn thấy được ở vùng sinh dục của đàn ông và phụ nữ. Những mụn này có thể nhỏ hoặc lớn, nhô hoặc bẹt và không gây đau. Mụn cóc không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể khó đối phó vì khả năng tái nhiễm sau điều trị. Tuy nhiên, mụn cóc sinh dục được coi là virus có nguy cơ thấp vì không dẫn đến ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
  • Hơn 10 chủng virus HPV có thể dẫn đến ung thư, trong đó có 2 chủng đặc biệt (loại 16 và 18) dẫn đến phần lớn các trường hợp ung thư. Đây được gọi là HPV nguy cơ cao. Ung thư cổ tử cung có liên quan phổ biến nhất với HPV, nhưng HPV cũng có thể gây ung thư ở âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và hầu họng. Tuýp  HPV 16,18 cũng là 2 tuýp chính gây nên ung thư cổ tử cung và còn là tác nhân gây ra các loại ung thư như: Ung thư âm hộ (50%), Ung thư âm đạo (65%), Ung thư hầu họng (70%).

Nhiễm trùng HPV từ đường sinh dục là rất phổ biến. Trên thực tế, hầu hết những người có quan hệ tình dục đều bị nhiễm virus tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Hầu hết những người bị nhiễm virus không có triệu chứng và cảm thấy hoàn toàn ổn, vì vậy họ thường không biết mình bị nhiễm bệnh.

Theo thống kê của HPV Information Centre, cứ 4 phút trôi qua lại có 1 người chết vì ung thư cổ tử cung, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung.

Hiện chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Nhưng có rất nhiều điều bạn có thể làm để giữ cho HPV không có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Có những loại vắc xin có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm một số loại HPV nhất định. Nhiễm virus HPV nguy cơ cao thường có thể dễ dàng điều trị trước khi tiến triển thành ung thư, đó là lý do tại sao việc tiêm phòng và tầm soát ung thư hàng theo định kỳ rất quan trọng.

 

Giá vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) là bao nhiêu?

Vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) đang là vắc xin nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Vì thế tình trạng khan hiếm, đôi khi loạn giá vắc xin đã xảy ra ở nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc.

Riêng ở HPVC với nguồn vắc xin ổn định, khách hàng yên tâm vì sẽ được sử dụng những vắc xin chất lượng tốt nhất, được nhập khẩu từ các hãng sản xuất vắc xin uy tín trên thế giới, với giá thành hợp lý.

Khi tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung tại HPVC, khách hàng sẽ không phải trả phí dịch vụ khám và tư vấn trước tiêm, đồng thời còn được thụ hưởng nhiều ưu đãi đi kèm.

Giá vắc xin tại HPVC bao gồm:
➖ Miễn phí :
Khám, tư vấn, nhắc lịch tiêm, sổ tiêm , lưu giữ lịch sử tiêm

➖ Nhiều tiện ích :
Khu vui chơi , kệ sách cho trẻ , nước uống , wifi, sạc điện thoại, khăn giấy

➖ Nhiều ưu đãi:
➕ Miễn phí tiêm vắc xin sởi trong tháng 11
➕ Tặng 2 mũi vắc xin uốn ván khi đăng kí gói thai sản
➕ Ưu đãi nhiều vắc xin lẻ, quà tặng hấp dẫn

👉 Hãy nhanh chân đến ngay TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC (HPVC) để trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng và được thăm khám tư vấn miễn phí
Thời gian tiêm ngừa:
⏰ 7h00 – 17h30 (thứ 2 – thứ 7)
⏰ 7h00 – 16h30 (Chủ nhật)
——————-
𝐓𝐈𝐄̂𝐌 𝐂𝐇𝐔̉𝐍𝐆 HẠNH PHÚC-  𝐇𝐏𝐕𝐂
📍 Địa Chỉ: Số 25 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường 2, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng
☎️  Hotline: 02633 726 999
🌐 Website: www.hpvc.vn
📩  hpvc.contact@gmail.com


1. Vắc-xin HPV là gì?

Vắc xin HPV là vắc-xin phòng bệnh do virus Papilloma ở người (Human Papilloma Virus-HPV). HPV là một nhóm gồm hơn 200 loại virus liên quan, trong đó hơn 40 loại lây lan qua quan hệ tình dục trực tiếp. Trong số này, hai loại HPV gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và khoảng một chục loại HPV có thể gây ra một số loại ung thư nhất định cổ tử cung, hậu môn, hầu họng, dương vật, âm hộ và âm đạo.

2. Ai nên tiêm vắc-xin HPV?

Ủy ban Tư vấn về Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Trung tâm Kiểm soát và Chủng ngừa (ACIP) xây dựng các khuyến nghị về tiêm vắc-xin HPV như sau:

2.1 Trẻ em và người lớn từ 9 đến 26 tuổi

Tiêm vắc-xin phòng bệnh do HPV được khuyến nghị ở tuổi 11 hoặc 12 tuổi (cả trẻ nam và nữ); thậm chí có thể bắt đầu sớm nhất là lúc 9 tuổi.

2.2 Người lớn từ 27 đến 45 tuổi

Mặc dù vắc-xin HPV được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn sẽ được tiêm cho đến tuổi 45, nhưng vắc-xin HPV không được khuyến nghị cho tất cả người trưởng thành từ 27 đến 45 tuổi.

Thay vào đó, ACIP khuyến nghị các bác sĩ lâm sàng nên cân nhắc thảo luận với người bệnh trong độ tuổi này xem xét liệu tiêm vắc-xin HPV có phù hợp với họ hay không. Tiêm vắc-xin HPV ở độ tuổi này mang lại ít lợi ích hơn vì nhiều người đã tiếp xúc với vi-rút HPV.

2.3 Người đang mang thai

Không có bằng chứng cho thấy tiêm chủng sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, sản phụ có thể chờ sau khi sinh xong và đi tiêm loại vắc-xin này.

3. Cần bao nhiêu liều vắc-xin HPV?

Số liều của vắc-xin HPV có từ 2 đến 3 mũi tiêm. ACIP hướng dẫn lịch trình dùng thuốc khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của từng cá nhân. Trẻ em bắt đầu loạt vắc-xin trước 15 tuổi chỉ cần hai liều để đạt được hiệu quả bảo vệ hoàn toàn. Những người từ 15 tuổi trở lên và người có một số điều kiện làm suy yếu hệ thống miễn dịch cần ba liều thì mới có hiệu lực bảo vệ đầy đủ.

4. Vắc-xin HPV hoạt động như thế nào?

Giống như các loại vắc-xin khác giúp cơ thể chống lại nhiễm virus, vắc-xin HPV kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể và trong tương lai, khi cơ thể có nguy cơ tiếp xúc với các loại vi-rút HPV, kháng thể sẽ liên kết với vi-rút và ngăn chặn nó lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh khác.

Các vắc xin HPV hiện tại dựa trên các vi sinh vật có cấu trúc giống virus (Virus-like particles, VLPs) được hình thành bởi các thành phần bề mặt của HPV. Các VLP không lây nhiễm vì chúng thiếu ADN của virus. Tuy nhiên, chúng gần giống với virus tự nhiên và các kháng thể chống lại VLP cũng có hoạt động chống lại virus tự nhiên. Các VLP tạo được mức độ sản xuất kháng thể cao trong cơ thể, do đó làm cho vắc-xin có hiệu quả cao.

Tuy nhiên, các vắc-xin HPV không giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục khác, cũng như không điều trị các bệnh nhiễm trùng hiện có hoặc bệnh do vi-rút gây ra.

5. Tại sao tiêm vắc-xin HPV lại quan trọng?

Kết hợp giữa tiêm vắc-xin HPV và sàng lọc cổ tử cung là cách bảo vệ tốt nhất chống lại ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, tiêm chủng là can thiệp y tế công cộng đã được chấp thuận để giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư liên quan đến virus HPV tại các cơ quan khác ngoài cổ tử cung.

Tiêm vắc xin HPV rộng rãi có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cungtrên toàn thế giới lên tới 90%. Ngoài ra, vắc-xin có thể làm giảm số lần sàng lọc và chăm sóc y tế, sinh thiết và các thủ tục xâm lấn liên quan đến theo dõi sàng lọc các trường hợp cổ tử cung bất thường, do đó giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và lo lắng liên quan đến các thủ tục theo dõi.

6. Phụ nữ đã được tiêm vắc-xin HPV thì có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung không?

Vắc xin HPV không bảo vệ chống lại tất cả các loại vi-rút HPV có thể gây ung thư, do đó, phụ nữ đã được tiêm vắc-xin HPV vẫn nên tuân theo các khuyến cáo sàng lọc giống như phụ nữ chưa được tiêm chủng.

7. Tiêm vắc-xin HPV có an toàn không?

Trước khi được cấp phép, cả ba loại vắc-xin HPV đã được kiểm tra về tính an toàn và hiệu quả ở hàng chục ngàn người ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Kể từ khi được sử dụng đến nay, hàng triệu cá nhân đã được tiêm phòng và cho đến nay, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào xuất hiện do vắc-xin gây ra. Các vấn đề phổ biến nhất là đau nhức trong thời gian ngắn và các triệu chứng tại vị trí tiêm.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Có thai luôn là một trải nghiệm ý nghĩa của mỗi cặp vợ chồng, đó là một hành trình đầy niềm vui nhưng cũng không thiếu những lo lắng suy tư. Một trong những lo lắng đó là nên tiêm loại vắc xin nào trong thai kỳ để bảo vệ mẹ và con tốt nhất. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, việc tiêm vắc xin khi có thai là rất cần thiết. Những kháng thể được tạo ra sau khi tiêm vắc xin không những bảo vệ người mẹ mà còn thông qua bánh nhau bảo vệ cho thai nhi khỏi những bệnh nguy hiểm trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, không phải loại vắc xin nào cũng cần và nên tiêm trong quá trình mang thai.

Những loại vắc xin nào cần được tiêm cho mẹ bầu?

  • Vắc xin Tdap: được tiêm cho phụ nữ mang thai để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà. Loại vắc xin này cần được tiêm một liều trong mỗi lẫn mang thai và có thể tiêm ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng tốt nhất là khi thai được 27 đến 36 tuần.
  • Vắc xin cúm: được tiêm nhằm bảo vệ mẹ khỏi nguy cơ viêm phổi, giảm thiểu nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân. Thời điểm tiêm vắc xin cúm có thể linh hoạt ở bất cứ tuổi thai nào, khuyến cáo tốt nhất là từ đầu quý 3 thai kỳ – tức là từ tuần thứ 28. Số lượng mũi tiêm mỗi lần mang thai là 1 mũi.
  • Vắc xin COVID-19: Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc tiêm ngừa COVID-19 trong thời kỳ mang thai là an toàn và hiệu quả. Tại Việt Nam, Bộ Y tế hướng dẫn tiêm phòng COVID -19 cho phụ nữ mang thai từ tuần thai thứ 13. Những người mang thai nên tiêm đầy đủ và đúng hạn vắc xin COVID-19, bao gồm cả mũi nhắc lại ngừa COVID-19 khi đến thời điểm tiêm.

Những loại vắc xin nào cần cân nhắc tiêm trong thai kỳ?

Ngoài những loại vắc xin cần thiết, mẹ bầu cũng có thể trao đổi cùng bác sĩ Sản khoa để cân nhắc tiêm thêm một số loại vắc xin sau, tùy theo mức độ nguy cơ nhiễm bệnh và nhu cầu tiêm.

  • Vắc xin Viêm gan A: thai phụ sẽ được tư vấn tiêm khi có các yếu tố nguy cơ viêm gan A. Ví dụ như đang có bệnh gan mạn tính hoặc sống cùng người bệnh viêm gan A. Vắc xin sẽ được tiêm 2 mũi cách nhau từ 6 đến 18 tháng.
  • Vắc xin Viêm gan B: thai phụ sẽ được tư vấn tiêm khi có các yếu tố nguy cơ như thai phụ là nhân viên y tế. Vắc xin này sẽ được tiêm 3 mũi.
  • Vắc xin Viêm màng não mô cầu: thai phụ sẽ được tư vấn tiêm khi có các yếu tố nguy cơ như rối loạn chức năng lách, sống trong khu tập thể (doanh trại quân đội, ký túc xá,…) hoặc thai phụ dưới 23 tuổi.
  • Vắc xin Phế cầu: thai phụ sẽ được tư vấn tiêm khi có các yếu tố nguy cơ như có bệnh thận, đái tháo đường type 1 hoặc type 2.
  • Vắc xin Viêm màng não mủ: thai phụ sẽ được tư vấn tiêm khi có các yếu tố nguy cơ như rối loạn chức năng lách.

    Thai phụ không nên tiêm những loại vaccine nào?

    Bên cạnh những loại vắc xin có thể tiêm, mẹ bầu và gia đình cần lưu ý một số loại vắc xin không nên tiêm trong khi đang mang thai như:

  • Vắc xin HPV: ngừa ung thư cổ tử cung
  • Vắc xin MMR: ngừa sởi, quai bị, rubella
  • Vắc xin Varicellar (chickenpox): ngừa thủy đậu.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Bệnh Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm, thuộc nguyên nhân hàng đầu dẫn đến không ít cái chết thương tâm cho chị em phụ nữ trên toàn thế giới. Ung thư cổ tử cung nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nặng hơn: mất khả năng sinh con, ảnh hưởng đến tâm lý, nhiều hạnh phúc gia đình tan vỡ, ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân, thậm chí tử vong. Ngoài việc tầm soát phát hiện và ngăn chặn bệnh kịp thời thì tiêm vắc xin là biện pháp phòng ung thư cổ tử cung tối ưu và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, độ tuổi chích ngừa ung thư cổ tử là bao nhiêu thì vẫn có nhiều người chưa biết.

Tầm quan trọng của việc tiêm phòng và tầm soát Ung thư cổ tử cung.

Theo thống kê của HPV Information Centre, cứ 4 phút trôi qua lại có 1 người chết vì ung thư cổ tử cung, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung.

Hiện chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Nhưng có rất nhiều điều bạn có thể làm để giữ cho HPV không có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Có những loại vắc xin có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm một số loại HPV nhất định. Nhiễm virus HPV nguy cơ cao thường có thể dễ dàng điều trị trước khi tiến triển thành ung thư, đó là lý do tại sao việc tiêm phòng và tầm soát ung thư hàng theo định kỳ rất quan trọng.

Cho đến nay, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin phòng HPV khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV.

Vắc xin phòng HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus) gây ra; nhiễm ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, có liên quan đến bất thường cổ tử cung (gồm tổn thương tiền ung thư, ung thư), mụn cóc và bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn. HPV cũng có liên quan đến những ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ.

Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao nhiêu tuổi là thích hợp?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, độ tuổi chích ngừa ung thư cổ tử thích hợp nhất là cho các chị em là từ 9 – 26 tuổi. Nhiều người cho rằng, tiêm phòng vắc xin HPV cho bé gái chỉ mới 9 tuổi là quá sớm bởi giai đoạn này còn quá nhỏ để nói đến vấn đề tình dục. Tuy nhiên, đây mới chính là quan niệm sai lầm và dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tăng cao vì nếu thực hiện càng trễ và khi phụ nữ đã quan hệ tình dục, hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao. Không chỉ với bé gái mà các bạn nam khi đủ 11 – 12 tuổi trở lên cũng được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin HPV để ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến chủng virus.

Việc độ tuổi chích ngừa ung thư cổ tử cung cho các bé gái được thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao. Trong độ tuổi từ 20 – 25, việc tiêm phòng vẫn được khuyến cáo nhưng tác dụng đã giảm đi khoảng 1,5 lần.Vậy nên, việc chích ngừa được khuyến cáo nên thực hiện sớm để giúp chị em ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Bởi sau khi thực hiện đầy đủ 3 mũi tiêm phòng HPV, vắc xin có thể cho hiệu quả miễn dịch lên đến 30 năm.

Phụ nữ đã quá 26 tuổi vẫn có thể tiêm vaccine phòng HPV nhưng hiệu quả không đạt tối ưu như độ tuổi từ 9-26 tuổi.

Việc tiêm vaccine ngừa virus HPV không có nghĩa là loại bỏ 100% nguy cơ mắc UTCTC và những bệnh gây ra bởi tất cả các tuýp virus HPV mà chỉ phòng được những bệnh do 4 tuýp virus có trong vaccine mà thôi. Vì thế, bé gái và phụ nữ vẫn cần tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, thực hiện quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh bệnh. Sau khi tiêm vaccine phòng HPV, vẫn cần duy trì việc khám sức khỏe và kết hợp với tầm soát ung thư định kỳ.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.