Theo bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, bệnh đậu mùa khỉ và bệnh thủy đậu có thể có chung một số triệu chứng về bệnh truyền nhiễm nhưng có sự khác biệt rõ ràng về tổn thương, sự lây truyền.

Bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh đậu mùa khỉ.

Bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, cả thủy đậu và đậu mùa khỉ đều là bệnh truyền nhiễm, cấp tính do virus, đều lây qua tiếp xúc giọt bắn hô hấp kích thước to, tiếp xúc dịch tiết sang thương và lây gián tiếp qua tiếp xúc đồ vật của người nhiễm bệnh.

Thủy đậu và đậu mùa khỉ đều có các giai đoạn ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Cả hai đều có các diễn tiến tổn thương da giống nhau từ dát đến sẩn, mụn nước, mụn mủ, đóng mài, bong mài.

Bên cạnh sự giống nhau, theo bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, đậu mùa khỉ và thủy đậu còn có một số điểm khác nhau cần lưu ý, đó là:

– Ở đậu mùa khỉ, phát ban mụn nước, mụn mủ cùng thời điểm, diễn tiến chậm, xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cơ quan sinh dục, hậu môn, có thể gặp ở niêm mạc mắt, miệng, để lại sẹo. Tổn thương đậu mùa khỉ thường lớn hơn thủy đậu. Đặc biệt, bệnh nhân có sốt và nổi hạch toàn thân.

– Còn ở thủy đậu, cũng là phát ban nhưng các tổn thương xuất hiện thời gian khác nhau, diễn tiến nhanh, xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra khắp cơ thể, thường ít để lại sẹo. Tổn thương nhỏ hơn đậu mùa khỉ. Bệnh nhân có sốt, mệt mỏi.

Ngày 03/10/2022, Bộ Y tế nhận được báo cáo của Sở Y tế TP.HCM về kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus thuộc clade IIb. Đây là bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận đầu tiên tại Việt Nam.

Theo đó, bệnh nhân nữ 35 tuổi, thường trú tại TP.HCM khởi phát bệnh ngày 18/9/2022 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7/2022 đến 22/9/2022 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.

Ngay sau khi về Việt Nam, ngày 23/9/2022, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm Real time PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Viện Pasteur TP.HCM).

Ngày 25/9/2022, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với bệnh đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để tiếp tục cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gen tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Trường đại học OXFORD hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Kết quả định danh dựa vào trình tự gen thu nhận được đã xác định bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus.

Theo các chuyên gia dịch tễ hàng đầu tại Việt Nam, bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan trong cộng đồng nếu không tiếp xúc trực tiếp da của người lành với da có bóng nước hoặc niêm mạc có bóng nước của người bệnh. Đa số các trường hợp bệnh khỏi sau 10 -14 ngày với cơ địa có miễn dịch bình thường và hết lây lan sau 21 ngày.

Để an toàn cho bản thân và cộng đồng, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ được ngành Y tế khuyến cáo.


Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ là dấu hiệu để xác định khỉ mắc bệnh. Do tình trạng chưa lây lan nhanh nên các nhà nghiên cứu luôn không ngừng tìm tòi để biết rõ nguyên nhân. Sau đây là một số thông tin về đậu mùa khỉ, dấu hiệu nhận biết và giải pháp phòng ngừa.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Hiện tại triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ đang được theo dõi để làm rõ. Trước tiên nguy cơ lây bệnh được xác định có thể là liên quan đến vấn đề giọt bắn ở đường hô hấp. Khi sống chung hay dùng chung đồ với người mắc bệnh đậu mùa khỉ bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên hiện tại những trường hợp được ghi nhận là mắc đậu mùa khỉ chủ yếu nằm ở trẻ em.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết nếu bạn gặp một số biểu hiện như: Sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban,…. Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 – 4 tuần và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.

Hầu hết các ca đậu mùa khi ghi nhận đều thấy rằng biểu hiện ban đầu phần lớn là sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và kiệt sức. Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt phần lớn người bệnh đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 – 3 ngày. Mặt là bộ phận đầu tiên xuất hiện và sau đó sẽ lan rộng sang các bộ phận còn lại trên cơ thể.

Ban đầu mụn có mủ nước sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó sẽ phát tán và số nốt có thể đến hàng nghìn. Bên trong mỗi nốt mụn chứa đầy dịch được gọi là mủ. Khi điều trị tốt chúng sẽ dần đóng vảy và tiêu biến dần đến khi da trở lại trạng thái bình thường.

2. Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm nguy hiểm thế nào?

Với covid 19, nguy cơ lây nhiễm đến từ giọt bắn. Nhưng bệnh đậu mùa khỉ lại lây nhiễm là tiếp xúc gần hay dùng chung đồ với người nhiễm bệnh. Chính vì thế bạn cần tránh sử dụng chung đồ cá nhân hay giường ngủ với người đang nhiễm bệnh để tránh bị truyền nhiễm.

Dựa theo những phân tích y khoa, bệnh đậu mùa khỉ có 3 con đường lây nhiễm chính cần lưu ý:

  • Lây nhiễm thông qua vết xước, vết cắn mà động vật cắn đã nhiễm vi rút
  • Người ăn thịt động vật và động vật bị ăn thịt đó đang nhiễm bệnh
  • Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ cần 5 -21 ngày mới có thể nhìn thấy. Khi đó, da bắt đầu chịu tổn thương. Song song với tổn thương da là tổn thương đường hô hấp hay niêm mạc tại mắt, mũi, miệng. Đối với con người bệnh này có thể lây qua giọt bắn nhưng khoảng cách là ngắn nên nếu không tiếp xúc gần sẽ không dẫn đến lây nhiễm cao. Bạn có thể dựa vào đó để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Các tổ chức y tế vẫn đang nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân đợt bùng phát dịch đậu mùa khỉ này. Theo tổ chức WHO có 3 đặc điểm bất thường phổ biến được tìm thấy ở các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ.

  • Bệnh nhân chưa đi đến khu vực được xác định có số ca mắc đậu mùa khỉ cao
  • Bệnh có nguy cơ khi thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục
  • Sự lây lan của dịch bệnh rất âm thầm và chỉ trong một khoảng thời gian

3. Nguy cơ triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ là báo hiệu dịch bệnh nguy hiểm

Tính đến nay, các bác sĩ ở trong và ngoài khu vực đang nghiên cứu về triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa hoàn toàn nắm rõ mức độ lây lan và sự nguy hiểm thực sự của căn bệnh này. Tuy nhiên các chính sách y tế sau khi phát hiện vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh không ngừng để có thể phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh cho những người khỏe mạnh.

Theo thông báo từ tổ chức y tế, chưa có giải pháp đặc trị nào dành cho bệnh đậu mùa khỉ. Cũng như chúng ta gặp không ít khó khăn khi tiến hành nghiên cứu về tốc độ lây lan hay biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hơn thế con đường lây lan nguy hiểm được nghi ngờ là đường tình dục chứ không phải hệ hô hấp. Điều này đáng lo ngại vì nó ảnh hưởng với các cặp đôi đồng tính nhiều hơn.

Về vắc xin phòng ngừa các bác sĩ vấn trong quá trình nghiên cứu điều chế. Tuy nhiên bệnh còn khá mới chưa hoàn toàn có đủ dữ liệu thông tin nên chưa thể cho ra sản phẩm đảm bảo chính xác. Các vắc xin sẽ tiếp tục được phân tích thêm và thí nghiệm để có nhiều dữ liệu phản ứng. Khi vắc xin đảm bảo công hiệu lẫn an toàn bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng cho con người.

4. Phương án phòng tránh hoặc xử lý khi phát hiện triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Hiện tại phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ đang được sử dụng biện pháp cách ly đồng thời là tiến hành vệ sinh sạch sẽ. Vì các bác sĩ nghiên cứu cho rằng sau 2 -4 tuần người mắc bệnh sẽ giảm nhẹ triệu chứng và bắt đầu tự khỏi bệnh. Tuy nhiên khi nhiễm bệnh bạn vẫn nên khám bệnh và sử dụng thuốc chống virus theo chỉ định bác sĩ để ngăn chặn nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ gây tổn thương nghiêm trọng trên da. Tuy bệnh còn mới nhưng bạn nên chú ý phòng ngừa theo chỉ định của bộ y tế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Vi rút gây bệnh đậu mùa khỉ tương tự như vi rút gây bệnh đậu mùa ở người trước đây, thuộc chi Orthopoxvirus. Bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra ở người xảy ra ở Châu Phi một cách không thường xuyên.

Đậu mùa khỉ hiện nay có 2 chủng, với khả năng gây tử vong lần lượt là 1% hoặc 10%, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng rủi ro của căn bệnh này hiện nay đối với cộng đồng còn thấp. Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 22/5 năm 2022, có đến 92 ca đậu mùa khỉ xuất hiện và 28 trường hợp nghi nhiễm tại 12 quốc gia, WHo dự đoán sắp tới các ca nhiễm sẽ xuất hiện nhiều hơn khi phạm vi giám sát của WHO được mở rộng.

2.Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?  

Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Ban thường bắt đầu với 1 đến 3 ngày khởi sốt. Tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy. Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt. Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.

Triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có những triệu chứng có thể là bệnh đậu mùa khỉ, hãy  tư vấn với cán bộ y tế. Hãy cho họ biết nếu bạn có tiếp xúc gần với  người bị nghi ngờ hoặc xác  định mắc bệnh đậu mùa khỉ.

3.Cơ chế lây truyền.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây sang người khi người có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Vật chủ bao gồm động vật gặm nhấm và động vật linh trưởng. Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ từ động vật có thể giảm được bằng cách tránh tiếp xúc mà không có sử dụng bảo hộ cá nhân  với động vật hoang dã, đặc biệt là động vật bị ốm hoặc đã chết (bao gồm cả thịt và máu của chúng). Ở các nước có bệnh lưu hành, nơi động vật mang bệnh đậu mùa khỉ, cần nấu chín kỹ bất cứ thức ăn nào chứa thịt hoặc bộ phận của động vật trước khi ăn.

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2 đến 4 tuần). Bạn có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy đặc biệt có nguy cơ làm lây nhiễm. Quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như dụng cụ ăn/bát đĩa bị nhiễm vi rút do tiếp xúc với  người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác.

Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là vi rút có thể lây qua nước bọt. Do đó, người có tương tác gần gũi với người có nguy cơ làm lây nhiễm bao gồm cán bộ y tế, người nhà và bạn tình có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Vi rút cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai qua rau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da.

Hiện chưa rõ người không có triệu chứng có thể làm lây bệnh hay không.

4.Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ.

Bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách hạn chế tiếp xúc với người đã có nghi ngờ hoặc khẳng định mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh, quần áo, ga giường, khăn và các vật dụng khác của họ hoặc các bề mặt mà họ đã tiếp xúc hoặc có khả năng đã tiếp xúc với nốt ban hay chất tiết đường hô hấp của họ (ví dụ, dụng cụ, bát đĩa). Giặt quần áo, khăn và ga giường và dụng cụ ăn của người đó  bằng nước ấm và bột giặt. Làm sạch và khử khuẩn bất cứ bề mặt nào đã bị nhiễm bẩn và tiêu hủy chất thải bị nhiễm bẩn (ví dụ, băng gạc) một cách phù hợp.

HPVC cam kết sử dụng nguồn vắc xin  chính hãng an toàn. Quy trình vận chuyển vắc xin luôn được theo dõi nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng của vắc xin.

Các vắc xin đều được bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ 2-8 độ C theo tiêu chuẩn GSP, an toàn và luôn chất lượng.

*Lưu ý: Giá gói vắc xin có thể thay đổi theo biến động tăng giảm của giá vắc xin trên thị trường

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.