Chiều 27/10, Sở Y tế Bắc Kạn bước đầu xác định đợt dịch cúm B đang xảy ra trên địa bàn, nhưng không loại trừ bệnh khác như adenovirus, sau khi ghi nhận gần 700 học sinh bị sốt.

“Tuy nhiên hiện chưa thể kết luận tất cả học sinh Chợ Đồn nhiễm cúm B, Sở tiếp tục theo dõi các bệnh dịch khác và có phản hồi sớm”, ông Vi Duy Tuyến, Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Kạn, cho biết.

Tổng số bệnh nhân đang điều trị là 70 trẻ, trong đó có 42 bé dưới 5 tuổi, 23 bé 6-10 tuổi, trên 10 tuổi có 5 cháu. Hầu hết trẻ sốt cao, đau họng, mệt mỏi, không tức ngực, phác đồ điều trị là uống thuốc hạ sốt, bù dịch, nâng cao thể trạng. Không có trường hợp nặng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh lấy 7 mẫu bệnh phẩm gồm ba mẫu tại Khoa Nhi Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn, 4 mẫu tại Trạm Y tế là học sinh trường Tiểu học Thị trấn Bằng Lũng) chuyển Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ngày 26/10 để xét nghiệm. Kết quả 5 mẫu dương tính cúm B, hai mẫu âm tính.

Căn cứ kết quả xét nghiệm này, Sở Y tế xác định ban đầu đây là đợt dịch cúm B, thường xảy ra tại thời điểm mùa thu – đông. Bà Mai Thị Thúy, Phó Giám đốc CDC Bắc Kạn, cho biết đợt cúm này có một trẻ tử vong nên người dân hoang mang. Thực tế mọi năm, từ khoảng tháng 9 cũng xuất hiện nhiều trường hợp bị cúm, riêng năm nay thì số ca tăng nhiều hơn. “Thời điểm này năm ngoái ghi nhận khoảng 400 ca, nhưng năm nay tăng gấp đôi”, bà Mai nói.

Cán bộ y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật khám bệnh, lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhi tại khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn Ảnh: CDC Bắc Kạn

Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Kạn khám, lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhi tại khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn. Ảnh: CDC Bắc Kạn cung cấp

Ngành y tế tỉnh gặp nhiều khó khăn như thiếu vật tư, hóa chất… ảnh hưởng đến phòng chống dịch. Do đó, Sở Y tế yêu cầu các địa phương đẩy mạnh biện pháp phòng chống, giảm lây lan trong cộng đồng, đồng thời kiến nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế cử chuyên gia hỗ trợ giám sát, điều tra dịch tễ và bổ sung một số vật tư, hóa chất.

Bác sĩ Nông Văn Quân, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn, cho biết đang triển khai các biện pháp phòng chống, không để dịch lan rộng; đồng thời lấy mẫu xét nghiệm bệnh nhân. CDC tiếp tục điều tra dịch tễ để loại trừ các dịch bệnh khác như adenovirus hoặc các biến chủng khác của cúm.

Điều tra dịch tễ cho thấy các ổ dịch xuất hiện rải rác ở tất cả xã trên địa bàn huyện Chợ Đồn từ đầu tháng 10, đặc biệt tại Trường Tiểu học thị trấn Bằng Lũng. Ca đầu tiên là bé gái 6 tuổi, ngụ Đồng Thắng, nhập viện ngày 14/10 với biểu hiện lâm sàng sốt cao, ho, chảy nước mũi, không khó thở. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân xuất viện.

Đến sáng 24/10, Trung tâm Y tế huyện tiếp nhận một bệnh nhi 8 tuổi sốt 40,5 độ C, hôn mê sâu. Kíp trực và tổ cấp cứu hồi sức tích cực nhưng không có kết quả, bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn, tử vong. Khai thác bệnh sử cho thấy bé ốm sốt hai ngày, không tiếp xúc với gia cầm, đến phòng khám tư truyền dịch nhưng không bớt.

Chiều hôm sau, trung tâm tiếp nhận thêm 12 bệnh nhi có biểu hiện sốt, đau họng, chủ yếu là học sinh các trường tiểu học, mầm non. Tại các trạm y tế xã trong huyện, số lượng trẻ em đến khám với biểu hiện sốt cao cũng tăng lên hàng ngày. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chợ Đồn ghi nhận tính đến ngày 25/10 có 736 trong số hơn 10.000 học sinh nghỉ học, trong đó gần 700 em ốm, sốt. Các trường có nhiều học sinh nghỉ do ốm, sốt là Tiểu học thị trấn Bằng Lũng với 70 em, trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện có 31 em.

Các bác sĩ khuyến cáo, cúm là bệnh truyền nhiễm thông thường nhưng vẫn biến chứng nặng nếu không được phát hiện, giám sát, tư vấn kịp thời. Do đó, phụ huynh và nhà trường cần thường xuyên theo dõi, nếu trẻ sốt, có dấu hiệu bất thường thì phải đưa đến cơ sở y tế để hướng dẫn chăm sóc, điều trị.

Cúm B do virus lành tính gây ra, lây qua đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh từ một đến ba ngày và diễn biến bệnh từ ba đến 5 ngày. Bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời, nhất là với những người hệ miễn dịch yếu. Biến chứng nặng nhất là suy hô hấp, biểu hiện rõ nhất là khi người mắc cúm đã quá 3 đến 5 ngày mà vẫn tiếp diễn, kèm triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc ra đờm đặc có lẫn máu.

Gia đình cần theo dõi trẻ, khi xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn cần đi khám và điều trị tại bệnh viện ngay, như khó thở, thở nhanh, lồng ngực rút lõm, tím môi, li bì hoặc kích thích vật vã, ăn kém hoặc bỏ ăn, nôn nhiều… Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay tích trữ thuốc tại nhà.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Trẻ em nếu không được điều trị cúm đúng cách, kịp thời có thể khiến bệnh nặng lên và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ…

1. Vì sao trẻ dễ mắc cúm lúc giao mùa?

Thời tiết lúc giao mùa thay đổi, mưa nắng, nóng lạnh đột ngột, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, trong đó có virus cúm. Trẻ dễ mắc cúm lúc giao mùa là do ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng còn yếu. Không những thế, ở trẻ mắc cúm sẽ có nguy cơ tiến triển nặng hơn, thậm chí biến chứng cao hơn so với người lớn rất nhiều.

2. Biểu hiện của trẻ khi mắc cúm

Khi mắc cúm trẻ thường gặp một số biểu hiện:

Hắt hơi Sổ mũi, nghẹt mũi, sốt, ho ,đau đầu đau họng… Thông thường bệnh không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp.

 

Zalo
                                                                                                                           Ở trẻ mắc cúm sẽ có nguy cơ tiến triển nặng hơn, thậm chí biến chứng cao hơn so với người lớn rất nhiều.
3. Điều trị cúm cho trẻ thế nào?
3.1. Thuốc hạ sốt, giảm đauỞ trẻ mắc cúm nếu sốt trên 38,5 độ C có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau có chứa paracetamol. Liều an toàn 10-15mg/kg trong mỗi 4-6 giờ và không được quá 6 lần/ngày. Dùng quá liều paracetamol có nguy cơ tổn thương gan, thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn, thậm chí tử vong…3.2. Thuốc nhỏ mũi

Nước muối sinh lý 0,9 % dạng nhỏ hoặc xịt là một lựa chọn an toàn trong điều trị trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi. Nước muối sinh lý 0,9 % giúp làm sạch dịch nhầy trong mũi, thông thoáng đường thở.

Các thuốc thuốc xịt/nhỏ như naphazolin, oxymetazolin, xylometazolin… có tính chất co mạch, giảm sung huyết nên giúp nhanh chóng hết nghẹt mũi và giúp trẻ dễ thở. Tuy nhiên, thuốc có thể gây phản tác dụng nếu lạm dụng. Ngoài ra, thuốc có thể gây tác dụng phụ: Gây rát mũi, khô mũi, chảy máu mũi…, thậm chí gây co mạch toàn thân khiến trẻ bị tím tái, choáng, vã mồ hôi, trụy tim mạch… Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

3.3. Thuốc ho

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc ho cho trẻ. Hiện nay, các thuốc giảm ho cho trẻ thường có chứa dextromethorphan. Ở liều thông thường thuốc được dung nạp tốt và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, kích ứng đường tiêu hóa… Lưu ý, chỉ dùng thuốc giảm ho cho trẻ dưới 6 tuổi khi có chỉ định của bác sĩ.

Có thể dùng thuốc long đờm guaifenesin, acetylcystein, bromhexin… để giúp làm loãng đờm và giúp trẻ dễ dàng khạc ra ngoài.

3.4. Kháng sinh không có tác dụng trong điều trị cúm

Cúm là một bệnh gây nên bởi virus, do đó việc dùng kháng sinh trong trường hợp này là không có tác dụng. Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng và phải có chỉ định của bác sĩ.

Việc dùng kháng sinh không cần thiết có thể gây ra hậu quả khác khó điều trị hơn, đồng thời khiến trẻ phải chịu các tác dụng phụ khó chịu: Mệt mỏi, tiêu chảy…, thậm chí nhờn thuốc.

4. Lưu ý khi điều trị cúm cho trẻ

Bệnh cúm thường do virus gây nên, do đó thường tự khỏi mà không cần điều trị. Việc dùng thuốc chỉ là giảm nhẹ triệu chứng bệnh chứ không điều trị được nguyên nhân gây cúm. Tuy nhiên, dùng thuốc không đúng cách sẽ không hiệu quả trong điều trị cúm cho trẻ mà còn khiến bệnh kéo dài, dễ tái phát và khó điều trị khỏi. Do đó:

 

 

  • Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý tăng, giảm hoặc ngừng dùng thuốc.
  • Để tránh quá liều thuốc, cần đọc kỹ liều dùng thuốc trước khi sử dụng.
  • Khi có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào cần báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí kịp thời.
  • Tránh tiếp xúc nơi đông người.
  • Giữ ấm khi cho trẻ đi ra ngoài.
  • Ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn đồ dễ tiêu.
  • Uống đủ nước (với trẻ nhỏ cần bú/uống sữa đầy đủ).
  • Vệ sinh tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn.
  • Giữ trẻ ở phòng thoáng.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng, mát.
  • Tiêm phòng vaccine cúm đầy đủ.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh cúm mùa phát triển trong đó có cúm B.

Theo ghi nhận, số bệnh nhi mắc cúm mùa nhập viện gia tăng, nhiều trường hợp có các triệu chứng như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau người, xét nghiệm dương tính với cúm B, đặc biệt thường gặp ở nhóm trẻ 6-14 tuổi. Nhiều cha mẹ thấy con sốt cao khi được chẩn đoán mắc cúm B thường thắc mắc không biết bé sốt thường mấy ngày? Dưới đây là thông tin về vấn đề này.

1. Mắc cúm B sốt, ho kéo dài, mấy ngày thì khỏi?

Cúm B là chủng cúm phổ biến, so với cúm A thì cúm B ít nguy hiểm hơn. Ở cúm B chỉ gặp ở người, loại virus gây cúm B rất lành tính, đa phần người bệnh có thể khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi… Vì vậy loại virus gây cúm B không gây ra đại dịch cúm ở người.

Khi mắc cúm B các biểu hiện ban đầu thường nhầm lẫn với bệnh lý cảm cúm thông thường nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Khi mắc cúm B người bệnh có thể sốt nóng hoặc rét run, thường sốt cao với nhiệt độ khoảng 39-41độ C ở những ngày đầu phát bệnh. Tùy từng bệnh nhân sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Ngoài ra bệnh nhân sẽ bị ho, đau mỏi cơ, đổ mồ hôi có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Người bệnh ho, mệt mỏi kéo dài đến 2 tuần hoặc lâu hơn nên việc này gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

 

 

Zalo

Trên thực tế cho thấy, nếu phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm cúm sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm cho mọi người xung quanh, ngăn chặn virus phát triển nặng và có hướng điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu cảnh báo cúm B nguy hiểm, cần nhập viện để được điều trị kịp thời:

Các biểu hiện ở người lớn là khó thở, thở gấp, sốt cao trên 39 độ C kéo dài, đau tức ngực, chóng mặt, tiêu chảy kéo dài, nôn ói nhiều…

Ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có biểu hiện khó thở, thở gấp, bỏ ăn, ngủ nhiều, da xanh tái, sốt kèm phát ban hoặc sốt cao trên 38.5, độ C kéo dài, nôn mửa nhiều…

Nếu ở người cao tuổi, người mắc bệnh lý mạn tính, người suy giảm miễn dịch khi mắc cúm B cũng có thể xảy ra biến chứng nặng nếu khi được điều trị kịp thời.

Như vậy, có thể nói, sau thời gian ủ bệnh và khởi phát các biểu hiện, người mắc cúm B sẽ có khoảng 5-7 ngày để đẩy lui các triệu chứng bệnh. Trên thực tế, nhiều người sẽ thấy các biểu hiện như sốt, ho,…sẽ tự thuyên giảm sau 1 tuần nhưng cũng có những người như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền mạn tính… sẽ đối mặt với nguy cơ biến chứng.

2. Cần làm gì khi mắc cúm B?

Cũng giống như các loại cúm virus cúm B chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng ví như hạ sốt, giảm ho,.. và cần kết hợp nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng cơ thể.

Với nguyên tắc điều trị tùy từng người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như: hạ sốt giảm đau, hạ sốt hoặc có biểu hiện bội nhiễm thì chỉ định thuốc điều trị.

Khi mắc cúm cần theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, không tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng. Tại nhà cũng phải đeo khẩu trang, tăng cường rửa tay, vệ sinh đường hô hấp bằng cách xúc miệng, nhỏ mũi thường xuyên. Không ho khạc, nhổ bừa bãi. Cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏe.

Những trường hợp thăm khám tại viện nếu bác sĩ thấy có bằng chứng bội nhiễm cần phải sử dụng kháng sinh. Hoặc trong trường hợp tiến triển nặng cần sử dụng thuốc kháng virus trên cơ địa từng bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thích hợp, tuyệt đối không tùy tiện tự ý sử dụng thuốc.

Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Cần uống nhiều nước, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, chú ý đến bổ sung các loại khoáng chất, vitamin giúp tăng đề kháng, tăng miễn dịch và ngăn ngừa biến chứng do virus.

Để phòng ngừa cúm trong đó có cúm B cần tiêm vaccin để bảo vệ cơ thể. Với khuyến cáo tất cả mọi người, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh lý nền nên tiêm phòng cúm hàng năm để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Điều này giúp giảm nhẹ hơn các triệu chứng, giảm nguy cơ các biến chứng nặng và thời gian bị bệnh ngắn hơn so với người chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.