1. Cúm A là gì?

 

Cúm là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp. Vi-rút cúm lây nhiễm ở người có thể được phân thành ba nhóm chính: A, B và C. Nhiễm cúm loại A có thể nghiêm trọng và gây ra đại dịch bệnh trên diện rộng, một số trường hợp nhẹ hơn, cúm có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể, các trường hợp nghiêm trọng của cúm loại A có thể đe dọa đến tính mạng.

Cúm A thường xuất hiện nhiều hơn trong các dịch bệnh cúm mùa và gây ra các đại dịch vì vi rút cúm A có khả năng thay đổi và phân nhóm nhanh tạo ra các chủng mới từ mùa cúm này sang mùa cúm khác. Việc tiêm phòng cúm trong quá khứ sẽ không ngăn ngừa nhiễm trùng từ một chủng mới. Các loại chim hoang dã là vật chủ tự nhiên của vi rút loại A, nên nó còn được gọi là cúm gia cầm. Vi rút cúm A có thể lây lan trên động vật và con người.

2.Triệu chứng của cúm A

Không giống như cảm lạnh thông thường, các triệu chứng của cúm thường xuất hiện đột ngột. Các dấu hiệu phổ biến của nhiễm cúm bao gồm: ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì, đau họng, sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể.

Đôi khi, các triệu chứng cúm A có thể tự khỏi mà không cần các can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện, bệnh nhân nên tới khám với bác sĩ để tránh những biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu dễ dẫn tới nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến cúm như trẻ em, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai. Những đối tượng này cần theo dõi triệu chứng và có hướng điều trị kịp thời khi bị nhiễm cúm A, vì trong một vài trường hợp cúm có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh nhân cúm nếu không được điều trị có thể gây ra nhiễm trùng tai, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau bụng, đau ngực, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản và gây ra các vấn đề về tim mạch.

3. Điều trị cúm A

Trong một số trường hợp, các triệu chứng cúm A có thể tự khỏi khi được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tuy nhiên, tùy vào mức độ, tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng vi-rút để chống lại nhiễm trùng như: Zanamivir (Relenza), Oseltamivir (Tamiflu), Peramivir (Rapivab).

Những loại thuốc này được dùng để làm giảm khả năng vi-rút cúm lây lan từ tế bào này sang tế bào khác và làm chậm quá trình lây nhiễm của nó. Mặc dù hiệu quả, nhưng chúng có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn và nôn. Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng này hoặc tình trạng sức khỏe trở nên xấu đi thì nên ngừng sử dụng thuốc.

Điều trị bằng thuốc không kê đơn cũng có thể làm giảm các triệu chứng cúm. Tuy nhiên bệnh nhân cần chú ý cung cấp đủ nước và dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

4. Phòng ngừa vi rút cúm A

Để phòng ngừa cúm A, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như: rửa tay thường xuyên, tránh đám đông lớn, đặc biệt là trong khi dịch cúm bùng phát, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, khi bị sốt thì ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết để tránh lây nhiễm cho người khác.

Tuy nhiên các giải pháp trên không có ý nghĩa phòng ngừa triệt để. Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là thực hiện tiêm vắc xin Cúm hằng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm có thể chống lại 3-4 loại vi rút cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó.

 

 


Trẻ em nếu không được điều trị cúm đúng cách, kịp thời có thể khiến bệnh nặng lên và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ…

1. Vì sao trẻ dễ mắc cúm lúc giao mùa?

Thời tiết lúc giao mùa thay đổi, mưa nắng, nóng lạnh đột ngột, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, trong đó có virus cúm. Trẻ dễ mắc cúm lúc giao mùa là do ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng còn yếu. Không những thế, ở trẻ mắc cúm sẽ có nguy cơ tiến triển nặng hơn, thậm chí biến chứng cao hơn so với người lớn rất nhiều.

2. Biểu hiện của trẻ khi mắc cúm

Khi mắc cúm trẻ thường gặp một số biểu hiện:

Hắt hơi Sổ mũi, nghẹt mũi, sốt, ho ,đau đầu đau họng… Thông thường bệnh không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp.

 

Zalo
                                                                                                                           Ở trẻ mắc cúm sẽ có nguy cơ tiến triển nặng hơn, thậm chí biến chứng cao hơn so với người lớn rất nhiều.
3. Điều trị cúm cho trẻ thế nào?
3.1. Thuốc hạ sốt, giảm đauỞ trẻ mắc cúm nếu sốt trên 38,5 độ C có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau có chứa paracetamol. Liều an toàn 10-15mg/kg trong mỗi 4-6 giờ và không được quá 6 lần/ngày. Dùng quá liều paracetamol có nguy cơ tổn thương gan, thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn, thậm chí tử vong…3.2. Thuốc nhỏ mũi

Nước muối sinh lý 0,9 % dạng nhỏ hoặc xịt là một lựa chọn an toàn trong điều trị trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi. Nước muối sinh lý 0,9 % giúp làm sạch dịch nhầy trong mũi, thông thoáng đường thở.

Các thuốc thuốc xịt/nhỏ như naphazolin, oxymetazolin, xylometazolin… có tính chất co mạch, giảm sung huyết nên giúp nhanh chóng hết nghẹt mũi và giúp trẻ dễ thở. Tuy nhiên, thuốc có thể gây phản tác dụng nếu lạm dụng. Ngoài ra, thuốc có thể gây tác dụng phụ: Gây rát mũi, khô mũi, chảy máu mũi…, thậm chí gây co mạch toàn thân khiến trẻ bị tím tái, choáng, vã mồ hôi, trụy tim mạch… Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

3.3. Thuốc ho

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc ho cho trẻ. Hiện nay, các thuốc giảm ho cho trẻ thường có chứa dextromethorphan. Ở liều thông thường thuốc được dung nạp tốt và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, kích ứng đường tiêu hóa… Lưu ý, chỉ dùng thuốc giảm ho cho trẻ dưới 6 tuổi khi có chỉ định của bác sĩ.

Có thể dùng thuốc long đờm guaifenesin, acetylcystein, bromhexin… để giúp làm loãng đờm và giúp trẻ dễ dàng khạc ra ngoài.

3.4. Kháng sinh không có tác dụng trong điều trị cúm

Cúm là một bệnh gây nên bởi virus, do đó việc dùng kháng sinh trong trường hợp này là không có tác dụng. Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng và phải có chỉ định của bác sĩ.

Việc dùng kháng sinh không cần thiết có thể gây ra hậu quả khác khó điều trị hơn, đồng thời khiến trẻ phải chịu các tác dụng phụ khó chịu: Mệt mỏi, tiêu chảy…, thậm chí nhờn thuốc.

4. Lưu ý khi điều trị cúm cho trẻ

Bệnh cúm thường do virus gây nên, do đó thường tự khỏi mà không cần điều trị. Việc dùng thuốc chỉ là giảm nhẹ triệu chứng bệnh chứ không điều trị được nguyên nhân gây cúm. Tuy nhiên, dùng thuốc không đúng cách sẽ không hiệu quả trong điều trị cúm cho trẻ mà còn khiến bệnh kéo dài, dễ tái phát và khó điều trị khỏi. Do đó:

 

 

  • Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý tăng, giảm hoặc ngừng dùng thuốc.
  • Để tránh quá liều thuốc, cần đọc kỹ liều dùng thuốc trước khi sử dụng.
  • Khi có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào cần báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí kịp thời.
  • Tránh tiếp xúc nơi đông người.
  • Giữ ấm khi cho trẻ đi ra ngoài.
  • Ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn đồ dễ tiêu.
  • Uống đủ nước (với trẻ nhỏ cần bú/uống sữa đầy đủ).
  • Vệ sinh tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn.
  • Giữ trẻ ở phòng thoáng.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng, mát.
  • Tiêm phòng vaccine cúm đầy đủ.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Cúm mùa là gì ?

Cúm là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do vi rút cúm gây ra, tình trạng bệnh có thể diễn biến từ nhẹ đến nguy kịch. Đối với các trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt đối với những người như người lớn tuổi, trẻ nhỏ và những người có tình trạng sức khỏe nhất định, có nguy cơ cao bị các biến chứng cúm nghiêm trọng. Có hai loại vi rút cúm (cúm) chính: Loại A và B. Các loại vi rút cúm A và B thường lây lan ở người (vi rút cúm ở người) là nguyên nhân gây ra các vụ dịch cúm theo mùa mỗi năm.

Ai nên tiêm ngừa cúm?

Bất kỳ lứa tuổi nào từ 6 tháng tuổi trở lên đều có thể tiêm vắc xin cúm, đặc biệt là các nhóm có nguy cơ nhiễm cúm cao:

– Phụ nữ mang thai và dự định mang thai;

– Người chăm sóc trẻ dưới 6 tháng tuổi;

– Trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi;

– Người trên 65 tuổi;

– Cán bộ y tế;

– Người có bệnh lý nền mạn tính;

– Người có tiếp xúc trực tiếp với những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm cúm.

Tại sao nên tiêm vắc-xin cúm hàng năm?

Vì vi rút cúm phát triển biến thể mới hằng năm, nên vắc xin năm ngoái không thể bảo vệ bạn khỏi chủng vi-rút mới của năm nay. Thuốc chủng ngừa cúm được phát hành hàng năm để bắt kịp với các loại vi-rút cúm thích ứng nhanh chóng.

Khi bạn tiêm chủng đúng định kỳ, hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra các kháng thể để bảo vệ bạn khỏi các loại vi rút có trong vắc xin. Nhưng mức độ kháng thể có thể giảm theo thời gian – một lý do khác để tiêm phòng cúm hàng năm.

Thời điểm nào nên tiêm vắc-xin cúm

Cúm mùa thường diễn ra quanh năm, nhưng mùa cao điểm của cúm mùa khu vực Bắc Bán Cầu thường rơi vào mùa xuân và mùa đông. Vì vậy khoảng thời gian thích hợp để tiêm vắc-xin cúm 2 tuần – 1 tháng trước khi vào mùa cao điểm. Các gia đình được khuyến khích bắt đầu tiêm vắc-xin từ tháng 9 tháng – tháng 3.

Tuy nhiên, việc tiêm phòng sớm quá có thể làm giảm khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm bệnh cúm vào cuối mùa cúm, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.

Vắc-xin cúm hoạt động như thế nào?

Vắc-xin cúm tạo ra các kháng thể phát triển trong cơ thể khoảng hai tuần sau khi tiêm chủng. Các kháng thể này cung cấp sự bảo vệ chống lại sự lây nhiễm của các vi rút được sử dụng để tạo ra vắc xin.

Thuốc chủng ngừa cúm theo mùa bảo vệ chống lại các vi-rút cúm mà nghiên cứu chỉ ra rằng sẽ phổ biến nhất trong mùa sắp tới. Hầu hết các loại vắc xin cúm ở Hoa Kỳ đều bảo vệ chống lại bốn loại vi rút cúm khác nhau : vi rút cúm A (H1N1), vi rút cúm A (H3N2) và 2 vi rút cúm B. Ngoài ra còn có một số vắc-xin cúm bảo vệ chống lại ba loại vi-rút cúm khác nhau bao gồm: vi rút cúm A (H1N1), vi rút cúm A (H3N2) và vi rút cúm B. Hai trong số các loại vắc xin hóa trị ba được thiết kế đặc biệt cho những người từ 65 tuổi trở lên để tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

Các phản ứng phụ thường thấy sau khi tiêm

Các tác dụng phụ thường gặp khi tiêm phòng cúm bao gồm đau nhức, mẩn đỏ và / hoặc sưng tấy nơi tiêm, nhức đầu (mức độ nhẹ), sốt, buồn nôn, đau cơ và mệt mỏi.

Vắc-xin cúm có ảnh hưởng đến mẹ bầu hay không?

Bị cúm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khi bạn đang mang thai. Ngay cả khi sức khỏe bạn đang duy trì tốt, những thay đổi về chức năng miễn dịch, tim và phổi trong thời kỳ mang thai khiến bạn dễ bị các biến chứng nặng từ cúm mùa. Phụ nữ mang thai (và hai tuần sau sinh) bị cúm có nguy cơ cao phát triển bệnh nghiêm trọng, kể cả phải nhập viện.

Khi bạn tiêm phòng cúm, cơ thể bạn bắt đầu tạo ra các kháng thể giúp bảo vệ bạn chống lại bệnh cúm. Các kháng thể cũng được truyền cho em bé đang phát triển của bạn và giúp bảo vệ chúng trong vài tháng sau khi sinh. Điều này rất quan trọng vì trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để chủng ngừa cúm. Nếu bạn cho trẻ bú sữa mẹ, các kháng thể cũng có thể được truyền qua sữa mẹ. Mất khoảng hai tuần để cơ thể bạn tạo ra kháng thể sau khi chủng ngừa cúm.

Chống chỉ định tiêm vắc-xin cúm

Đối với nhóm đối tượng dưới đây, chống chỉ định tiêm vắc-xin cúm

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để tiêm phòng cúm.
  • Những người bị dị ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng với vắc xin cúm hoặc bất kỳ thành phần nào trong vắc xin. Thành phần dị ứng có thể bao gồm gelatin, thuốc kháng sinh, hoặc các thành phần khác.

Nếu bạn có một trong các tình trạng sau, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn lựa chọn loại vắc-xin phù hợp:

  • Nếu bạn bị dị ứng với trứng hoặc bất kỳ thành phần nào trong vắc xin. Nói chuyện với bác sĩ về tình trạng dị ứng của bạn.
  • Nếu bạn đã từng mắc Hội chứng Guillain-Barré (một căn bệnh liệt nặng, còn được gọi là GBS). Một số người có tiền sử GBS không nên chủng ngừa cúm.
  • Nếu bạn cảm thấy không khỏe, hãy nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng của bạn.
Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng

Cúm A H7N9 là gì?

Cúm A H7N9 là tên gọi của loại virus A có nguồn gốc gen từ virus cúm, thường tìm thấy ở gia cầm, chim và thủy cầm Theo PGS. TS. Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), kể từ ca bệnh nhiễm vi rút H7N9 trên người được báo cáo ở Trung Quốc vào tháng 3/2013 đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 1.200 ca, trong đó có 30 chùm ca bệnh. Số ca bệnh ghi nhận ở người gia tăng nhanh chóng từ tháng 10/2016 đến nay, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh ở Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam.

Nguồn gốc cúm A (H7N9)

Nguồn truyền nhiễm chính của virus cúm A (H7N9) được xác định là loài gia cầm sống gần người. Tuy nhiên cũng có nhiều bằng chứng về ổ chứa tự nhiên của loài virus này là một số loài chim hoang dã di trú và thủy cầm.

Điểm đặc biệt ở chủng virus cúm A (H7N9) là không biểu hiện bệnh hoặc có biểu hiện nhưng rất ít ở gia cầm và thủy cầm. Đây là điểm khác biệt giữa virus cúm này so với virus cúm A (H5N1) đã xuất hiện tại Hồng Kông từ năm 1997 đến nay. Do có rất ít biểu hiện lâm sàng trên gia cầm nhiễm cúm A (H7N9) nên cơ hội phát hiện, cách ly và xử lý chúng rất thấp, làm tăng khả năng tiếp xúc, dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm cúm A (H7N9) sang người có phần cao hơn sự lây nhiễm cúm A (H5N1).

Thời gian ủ bệnh virus cúm A (H7N9)

Tương tự như các chủng virus cúm A khác như virus cúm A (H1N1), A (H2N2), A (H3N2), thời gian ủ bệnh của virus cúm A (H7N9) kéo dài từ 1 đến 4 ngày, thời gian trung bình khoảng 48 giờ.

Thời gian lây truyền bệnh từ 1 đến 2 ngày trước khi khởi phát và khoảng từ 3 đến 5 ngày sau khi bệnh xuất hiện những triệu chứng lâm sàng.

Trung bình, bệnh cúm thường kéo dài từ 7-10 ngày. Sau 5 ngày các triệu chứng của bệnh dần biến mất, nhưng ho và mệt mỏi có thể kéo dài đến vài ngày sau đó. Tất cả các triệu chứng cúm A sẽ biến mất hoàn toàn sau 1 đến 2 tuần.

Cúm A (H7N9) lây truyền như thế nào?

Chủng virus cúm A (H7N9) được phân loại là chủng virus độc lực cao, tiềm ẩn nguy cơ gây đại dịch và cần được theo dõi chặt chẽ.

Giống như một số loại virus cúm khác, virus cúm A (H7N9) có thể gây bệnh ở nhiều loài động vật khác nhau. Virus đã được chứng minh có khả năng tồn tại và phát triển trong thịt, trứng của các loài gia cầm, thủy cầm chưa được nấu chín, các loại chất thải, đặc biệt là các loại chất thải lỏng.

Chủng virus cúm A (H7N9) chủ yếu gây nhiễm cho gia cầm là chính, nhưng cũng có khả năng gây bệnh cho con người. Độc lực của virus thể hiện trên các loại gia cầm thường yếu, hầu như không có; tuy nhiên, ở người, độc lực lại thể hiện rõ ràng ở 4 mức độ là loại cao, loại vừa, loại nhẹ và loại không có độc lực thường là nhiễm virus không có triệu chứng và không gây tử vong.

Bệnh cúm A H7N9 lây truyền từ gia cầm sang người chủ yếu do tiếp xúc và sử dụng sản phẩm gia cầm nhiễm virus cúm. Cụ thể virus lây truyền trực tiếp do người ăn thịt, phủ tạng, trứng của gà nhiễm bệnh, hoặc lây gián tiếp qua không khí, hay sử dụng thức ăn, nước, dụng cụ vận chuyển, dụng cụ giết mổ, chế biến thực phẩm, quần áo bị ô nhiễm virus từ dịch hô hấp, phân của gà bị nhiễm. Ngoài ra, bàn tay bị ô nhiễm là một yếu tố lây nhiễm bệnh quan trọng.

Có một số trường hợp người mắc bệnh theo từng nhóm người (ở cùng cơ quan, trường học, vị trí làm việc,…) đặt ra giả thuyết virus cúm A (H7N9) có thể lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, vấn đề này hiện vẫn đang được nghiên cứu, xác định làm rõ.

Nguyên nhân nhiễm cúm A H7N9

Cúm A (H7N9) gây ra với chủng virus cúm cùng tên thuộc nhóm ARN virus, họ Orthomyxoviridae. Giống với Influenza Virus A, virus A (H7N9) có chứa kháng nguyên bề mặt haemaglutinin 7 (H7) và neuraminidase 9 (N9) có khả năng gây bệnh ở những loài lông vũ. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, chủng virus cúm A (H7N9) là kết quả của sự tái tổ hợp của genom từ 3 chủng virus cúm đang lưu hành: virus cúm A(H7N3), A(H7N9) và A(H9N2).

Virus cúm A (H7N9) mẫn cảm với các loại hóa chất sát khuẩn như dung dịch natri hypochlorit 1%, cồn 700, glutaraldehyde, formalin và iot; bất hoạt ở nhiệt độ 56 – 60oC trong 60 phút và có khả năng tồn tại ở nước ao hồ nhiệt độ 22oC chừng 4 tuần, còn ở 0oC chúng có thể tồn tại trong vòng 30 ngày. Virus cũng có thể tồn tại trong máu và tử thi người bệnh, ở nhiệt độ lạnh khoảng 3 tuần.

Triệu chứng cúm A H7N9

Cho đến nay, những người bị nhiễm virus cúm A (H7N9) đều bị viêm phổi từ vừa đến nặng. Những triệu chứng phổ biến ở người nhiễm virus cúm A (H7N9) bao gồm:

  • Sốt cao 39 – 40oC.
  • Đau mỏi các khớp xương, buồn nôn, nôn, đau đầu.
  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như: sổ mũi, hắt hơi, đau họng…
  • Ho, tức ngực và khó thở tăng dần.
  • Các triệu chứng suy hô hấp như: tím môi, đầu chi, co kéo cơ hô hấp, thở nhanh.
  • Các biểu hiện nặng, nguy kịch, bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, suy tim, phù, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê…

Điều trị cúm A (H7N9)

Nguyên tắc điều trị

  • Khi nghi ngờ nhiễm cúm A (H7N9), người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám, cách ly và thực hiện xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh.
  • Khi ca bệnh được xác định, cần nhập viện điều trị & cách ly hoàn toàn.
  • Sử dụng thuốc kháng virus (zanamivir hoặc oseltamivir) càng sớm càng tốt.
  • Hồi sức hô hấp để có thể đảm bảo giữ SpO2 ≥ 92%.
  • Điều trị suy đa tạng (nếu có).

Điều trị cụ thể

Điều trị thuốc kháng vi rút

Các khuyến cáo điều trị cúm A H7N9 sau được dựa trên hiểu biết về hiệu quả của thuốc kháng virus trong điều trị cúm A H1N1 đại dịch & cúm A (H5N1):

* Oseltamivir (Tamiflu)

– Người lớn & trẻ em trên 13 tuổi: 75mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.

– Trẻ em từ 1 đến 13 tuổi: dùng dung dịch uống theo trọng lượng của cơ thể

  • <15 kg: 30 mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.
  • 16-23 kg: 45 mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.
  • 24-40 kg: 60 mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.
  • > 40 kg: 75 mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.

– Trẻ em dưới 12 tháng:

  • < 3 tháng: 12 mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.
  • 3-5 tháng: 20 mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.
  • 6-11 tháng: 25 mg, uống 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.

* Zanamivir: thuốc dạng hít định liều

Được sử dụng trong các trường hợp khi: Không có oseltamivir, chậm đáp ứng hoặc kháng oseltamivir.

– Người lớn & trẻ em trên 7 tuổi: 2 lần xịt 5mg, xịt 2 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.

– Trẻ em: Từ 5-7 tuổi: 2 lần xịt 5 mg, xịt 1 lần/ngày, trong vòng 7 ngày.

Zanamivir dưới dạng truyền tĩnh mạch, liều khuyến cáo từ 300 mg đến 600 mg/ngày (nếu có).

Lưu ý:

– Trong những trường hợp nặng, đáp ứng chậm với thuốc kháng virus có thể dùng liều gấp đôi và thời gian điều trị có thể kéo dài lên đến 10 ngày hoặc đến khi xét nghiệm virus trở về âm tính.

– Cần theo dõi chức năng gan, thận từ đó điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Điều trị suy hô hấp

a) Mức độ nhẹ

– Nằm đầu cao 30 độ – 45 độ

– Cung cấp O2: Khi SpO2 ≤ 92% hay PaO2 ≤ 65mmHg hoặc khi có khó thở (thở gắng sức, thở nhanh, rút lõm ngực).

– Thở O2 qua gọng mũi: 1-5 lít/phút, sao cho SpO2 > 92%.

– Thở O2 qua mặt nạ đơn giản: O2 6-12 l/phút, phương pháp áp dụng khi người bệnh thở O2 qua gọng mũi không giữ được SpO2 >92%.

– Thở O2 qua mặt nạ có túi không thở lại: lưu lượng O2 phải đủ cao để không xẹp túi khí ở thì thở vào. Khi sử dụng mặt nạ đơn giản không hiệu quả.

b) Mức độ trung bình

* Thở CPAP: Phương pháp được chỉ định chữa trị cúm A H7N9 khi tình trạng giảm O2 máu không cải thiện được bằng các biện pháp thở O2, SpO2 <92%. Nếu có điều kiện, trẻ nên được chỉ định thở CPAP ngay khi thất bại với phương pháp thở O2 qua gọng mũi.

– Mục tiêu: SpO2 >92% với FiO2 bằng hoặc dưới 0,6. Nếu không đạt được mục tiêu trên, có thể chấp nhận SpO2 > 85%.

Thông khí nhân tạo không xâm nhập BiPAP: Được chỉ định khi người bệnh suy hô hấp còn tỉnh, hợp tác tốt và khả năng ho khạc tốt.

c) Mức độ nặng

* Thông khí nhân tạo xâm nhập:

– Khi người bệnh gặp tình trạng suy hô hấp nặng, không đáp ứng thông khí nhân tạo không xâm nhập.

– Bắt đầu bằng phương thức thở kiểm soát áp lực hoặc thể tích và điều chỉnh thông số máy thở để đạt được SpO2 >92%.

– Nếu tiến triển thành ARDS, bác sĩ phải tiến hành cho người bệnh thở máy theo phác đồ thông khí nhân tạo.

– Tùy theo tình trạng người bệnh, bác sĩ điều chỉnh các thông số máy thở phù hợp.

* Trao đổi O2 qua màng ngoài cơ thể ECMO

– ECMO có thể được cân nhắc cho người bệnh ARDS không đáp ứng với các điều trị tối ưu ở trên sau khoảng thời gian từ 6 đến 12 giờ.

– Do ECMO chỉ có thể thực hiện tại một số cơ sở tuyến cuối, nên trong khoảng thời gian cân nhắc chỉ định ECMO, các tuyến dưới nên quyết định chuyển người bệnh sớm, đồng thời tuân thủ quy trình vận chuyển người bệnh do Bộ Y tế quy định.

Điều trị suy đa tạng (nếu có)

– Đảm bảo khối lượng tuần hoàn, duy trì huyết áp, cân bằng dịch & lợi tiểu.

– Lọc máu khi có chỉ định.

Điều trị hỗ trợ

– Hạ sốt: Nếu người bệnh sốt trên 38,5oC, bác sĩ cho dùng thuốc hạ sốt paracetamol, liều 10-15 mg/kg ở trẻ em, ở người trưởng thành không quá 2 g/ngày.

– Điều chỉnh điện giải, rối loạn nước và thăng bằng kiềm toan

– Đối với trường hợp có bội nhiễm phế quản phổi, bác sĩ nên dùng kháng sinh có hiệu lực với vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện.

Tiêu chuẩn xuất viện

Người bệnh được xuất viện khi đảm bảo được các tiêu chuẩn sau:

– Hết sốt từ 3 đến 5 ngày, toàn trạng tốt: Mạch, huyết áp, nhịp thở và các xét nghiệm máu trở về bình thường; X-quang phổi cho thấy tình trạng tốt lên.

Sau khi xuất viện

Người bệnh tự theo dõi nhiệt độ 12 giờ/lần, nếu nhiệt độ cao hơn 38oC ở hai lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác, phải đến nơi đã điều trị để tái khám.

Phòng ngừa cúm A (H7N9)

Để chủ động phòng ngừa nguy cơ lây truyền cúm A (H7N9) sang người, Cục Y tế dự phòng đã khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Tuyệt đối không ăn thịt gia cầm ốm hoặc không rõ nguồn gốc. Đảm bảo ăn chín, uống sôi & tập thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn;
  • Không giết mổ, vận chuyển và mua bán gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc;
  • Khi phát hiện gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân tuyệt đối không giết mổ và sử dụng, phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn;
  • Khi có biểu hiện cúm, sốt, ho, khó thở liên quan đến gia cầm, người bệnh cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được tư vấn và điều trị;
  • Người dân đi/ đến từ vùng dịch bệnh cúm gia cầm lưu hành, cần theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm và điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng, tử vong.

Cúm A H7N9 là căn bệnh nguy hiểm, tiến triển rất nhanh và có tỷ lệ tử vong cao, do đó người dân không được chủ quan, khi có dấu hiệu nghi ngờ cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị, tránh những biến chứng nặng về sau.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


1. Triệu chứng của cúm A

Về bệnh cúm A , theo TS. BS Nguyễn Thành Nam, đây là tình trạng nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với các biểu hiện:

Sốt Đau cơ, mệt mỏi Viêm long đường hô hấp, đau họng Có thể kèm theo các triệu chứng của đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy).

Đặc biệt ở đối tượng trẻ có các bệnh mạn tính, cơ địa béo phì bị nhiễm virus cúm A rất dễ gây các biến chứng như: viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí có thể viêm não , tử vong.

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9… Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn của người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc các đồ vật, bề mặt nhiễm virus.

2. Cách điều trị khi mắc cúm A

Chuyên gia Nhi khoa cho biết, điều trị trẻ nghi ngờ nhiễm cúm chủ yếu điều trị hỗ trợ như: hạ sốt, bổ sung nước điện giải, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác hoặc những người có cơ địa suy giảm miễn dịch), nằm trong môi trường thoáng khí, nhiệt độ mát. Đặc biệt quan trọng là tiêm phòng vaccine cúm hàng năm để tăng cường khả năng phòng ngừa nhiễm bệnh hoặc giảm mức độ nặng khi có nhiễm bệnh.

Với những trường hợp tiến triển nặng hơn, xuất hiện biến chứng, để chữa trị cúm A trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện cấp cứu và hồi sức ban đầu để được theo dõi, xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc kháng virus phù hợp.

Thuốc Tamiflu được chỉ định điều trị bệnh cúm A không biến chứng cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn. Nếu thuốc được sử dụng trong vòng 48h kể từ khi xuất hiện triệu chứng, có thể rút ngắn được thời gian điều trị xuống còn 1-3 ngày. Nếu được sử dụng sớm hơn, trong vòng 24h có thể giảm thời gian điều trị ngắn hơn.

Tamiflu là thuốc hỗ trợ điều trị, không phải thuốc điều trị đặc hiệu cúm A và chỉ phát huy tác dụng tối đa nếu được sử dụng trong vòng 24h. Mặt khác, Tamiflu chỉ điều trị cúm A không biến chứng, nếu phát hiện biến chứng, bệnh nhân cần được điều trị kết hợp cùng các loại thuốc kháng sinh khác.

3. Cách phòng ngừa cúm A

– Phòng ngừa cúm A cho trẻ và gia đình tốt nhất là tiêm vaccine cúm hàng năm, đặc biệt những người có yếu tố nguy cơ: người có tuổi > 65, người có bệnh mạn tính, phụ nữ có thai… Thời điểm thích hợp nên tiêm vào tháng 7-9 hàng năm.

– Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

– Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.

– Lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.

– Tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt ho đau họng và được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.

– Ngoài ra, tăng cường miễn dịch, uống đủ nước, giữ gìn vệ sinh đặc biệt vệ sinh bàn tay và không gian sinh sống, tránh tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh, đeo khẩu trang… cũng là các biện pháp hiệu quả phòng chống bệnh cúm.

– Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus như Tamiflu , mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng

 


Cúm A là cúm gì?

Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm A phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên. Trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 là những chủng virus cúm thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây nhiễm sang người và tạo thành dịch. Bệnh cúm A thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường do những triệu chứng tương tự; tuy nhiên bệnh diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch và đại dịch.

Các chủng loại virus cúm A

Virus cúm A liên tục thay đổi và có khả năng gây ra những trận đại dịch lớn. Hiện có rất nhiều chủng virus cúm A đang lưu hành trên toàn cầu, trong đó phổ biến nhất là các chủng A/H1N1, A/H5N1, A/H3N2, A/H7N9.

Bệnh cúm A có nguy hiểm không?

Bệnh cúm A là căn bệnh phổ biến, nguy hiểm đối với người lớn và trẻ em, đặc biệt dễ lây lan. Các chủng virus cúm A có khả năng tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài, có thể sống lên đến 48h trên các bề mặt như tay nắm cửa, bản, ghế, tủ,… Virus có khả năng tồn tại trong quần áo lên đến 12 giờ, duy trì 5 phút trong lòng bàn tay.

Bệnh cúm A ở người có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người. Các triệu chứng khi nhiễm virus cúm A có một số điểm tương đồng với khi nhiễm chủng virus cúm thường. Nếu không được điều trị đúng cách, một số đối tượng như người già, trẻ em, người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ dễ dàng mắc thêm các bệnh khác hoặc gặp các biến chứng nặng dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng.

Biến chứng nặng nhất khi mắc bệnh cúm A là suy hô hấp, với triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu,… dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy và thậm chí là tử vong. Do đó ngay khi có các yếu tố dịch tễ như sốt, triệu chứng viêm long đường hô hấp, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và chẩn đoán xác định mắc chủng virus cúm nào để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Biến chứng cúm A ở trẻ em

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm và nguy cơ cao gặp các biến chứng cúm do hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện. Đặc biệt, ở những trẻ có bệnh nền như hen suyễn, có bất thường về thần kinh, trẻ có bệnh mãn tính, tim mạch, bệnh về máu, nội tiết, thận, gan hoặc bệnh lý rối loạn chuyển hóa, thừa cân, sử dụng corticoid, aspirin hoặc hóa trị liệu kéo dài, trẻ nhiễm HIV thường có nguy cơ gặp những biến chứng cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc cúm A gồm: suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát,… Những biến chứng do cúm A gây ra nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển sau này của bản thân đứa trẻ.

Ba mẹ cần chú ý 4 dấu hiệu cúm A trở nặng sau đây để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện:

  • Sốt cao từ 39 độ trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt;
  • Trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh;
  • Co giật;
  • Khó thở, thở nhanh.

Diễn biến các giai đoạn của bệnh cúm A

Thời gian ủ bệnh của cúm A dài hơn bệnh cúm mùa thông thường. Thông thường, thời gian ủ bệnh của cúm A có thể từ 2-8 ngày và có thể kéo dài lên đến 17 ngày. Tuy nhiên, phơi nhiễm nhiều lần với virus có thể dẫn đến việc khó xác định chính xác thời gian ủ bệnh của bệnh nhân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời kỳ ủ bệnh 7 ngày áp dụng cho việc điều tra và theo dõi những người đã từng có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm cúm A.

Người mắc bệnh cúm A thường đào thải virus trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng. Trong một số trường hợp có thể dài hơn từ 7-10 ngày.

Nếu được phát hiện và kịp thời điều trị, người mắc bệnh cúm A có thể khỏi bệnh trong vòng 7 – 10 ngày. Sau 5 ngày, bệnh nhân thường hết sốt, sổ mũi và đau đầu; nhưng ho và mệt mỏi có thể còn tiếp tục kéo dài. Tất cả các triệu chứng của bệnh thường biến mất hoàn toàn sau khoảng 1-2 tuần.

Đối tượng mắc cúm A

Bất kỳ ai cũng có thể mắc các chủng virus cúm A. Tỷ lệ cảm nhiễm các chủng virus cúm mới rất cao, có thể lên đến 90% ở người lớn và trẻ em. Một số đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn và diễn biến nặng hơn khi mắc bệnh, gồm:

  • Trẻ em <5 tuổi, trong đó, trẻ em <2 tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao;
  • Người lớn >65 tuổi;
  • Những người có bệnh nền mãn tính như: tiểu đường, tim phổi, suy thận hoặc suy gan, suy giảm miễn dịch,…;
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ;
  • Bệnh nhân suy giảm khả năng nhận thức, rối loạn thần kinh cơ, đột quỵ, động kinh,…;
  • Những người làm việc ở môi trường đông người như trường học, bệnh viện, công sở có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Nguyên nhân mắc cúm A

Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi, thậm chí là nói chuyện… dịch mũi, họng, các giọt nước bọt mang theo virus thoát ra môi trường bên ngoài, người lành hít phải sẽ có thể nhiễm bệnh.

Ngoài ra, một người còn có thể mắc cúm A khi:

  • Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt (ly, chén, muỗng, khăn,…) với người bệnh, hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ gia dụng trong gia đình có chứa virus (tay nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng;
  • Tiếp xúc với động vật nhiễm cúm A, cũng có thể lây bệnh như các loài động vật có vú như lợn, ngựa hay các loại gia cầm, chum;
  • Tập trung ở những nơi tập trung đông người như công viên, nhà trẻ, trường học, công sở,… cũng là điều kiện thuận lợi để lây lan virus.

Triệu chứng nhận biết cúm A

Thông thường, để nhận biết cúm A, người bệnh căn cứ vào các biểu hiện như: sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi. Nếu sốt cao hoặc không được xử trí đúng cách, người bệnh sẽ bị mất nước, li bì, rối loạn điện giải, một số trẻ thậm chí có dấu hiệu co giật. Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm với sốt do cúm A như viêm họng, hắt hơi, ho. Những trường hợp cúm A kéo dài, bệnh diễn biến nghiêm trọng có thể gây tức ngực, khó chịu và ho khan.

Ở trẻ bị nhiễm cúm A, triệu chứng sốt thường phổ biến với trẻ dưới 24 tháng tuổi. Khi cúm A ở thể nhẹ, trẻ có thể sốt từ 38 độ trở lên, kèm theo nhức đầu, mỏi cơ, lười vận động, ho. Trong một số trường hợp, trẻ có thể nôn trớ nhiều lần, háo nước,… (5)

Trẻ mắc cúm A nghiêm trọng có thể bỏ bú, bỏ ăn, lòng bàn tay, gan bàn chân lạnh, thở nhanh, li bì. Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, trẻ có thể sốt cao kèm co giật.

Rất khó để phân biệt sốt do cúm A và sốt do nguyên nhân khác. Thông thường, khi bị cảm lạnh, người bệnh thường sốt cao kéo dài hơn khi bị cúm A. Cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng và đau nhức cơ trong một số trường hợp. Sau một thời gian sốt cao không hạ, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đi lại khó khăn.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.