Cúm mùa là gì ?

Cúm là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do vi rút cúm gây ra, tình trạng bệnh có thể diễn biến từ nhẹ đến nguy kịch. Đối với các trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt đối với những người như người lớn tuổi, trẻ nhỏ và những người có tình trạng sức khỏe nhất định, có nguy cơ cao bị các biến chứng cúm nghiêm trọng. Có hai loại vi rút cúm (cúm) chính: Loại A và B. Các loại vi rút cúm A và B thường lây lan ở người (vi rút cúm ở người) là nguyên nhân gây ra các vụ dịch cúm theo mùa mỗi năm.

Ai nên tiêm ngừa cúm?

Bất kỳ lứa tuổi nào từ 6 tháng tuổi trở lên đều có thể tiêm vắc xin cúm, đặc biệt là các nhóm có nguy cơ nhiễm cúm cao:

– Phụ nữ mang thai và dự định mang thai;

– Người chăm sóc trẻ dưới 6 tháng tuổi;

– Trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi;

– Người trên 65 tuổi;

– Cán bộ y tế;

– Người có bệnh lý nền mạn tính;

– Người có tiếp xúc trực tiếp với những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm cúm.

Tại sao nên tiêm vắc-xin cúm hàng năm?

Vì vi rút cúm phát triển biến thể mới hằng năm, nên vắc xin năm ngoái không thể bảo vệ bạn khỏi chủng vi-rút mới của năm nay. Thuốc chủng ngừa cúm được phát hành hàng năm để bắt kịp với các loại vi-rút cúm thích ứng nhanh chóng.

Khi bạn tiêm chủng đúng định kỳ, hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra các kháng thể để bảo vệ bạn khỏi các loại vi rút có trong vắc xin. Nhưng mức độ kháng thể có thể giảm theo thời gian – một lý do khác để tiêm phòng cúm hàng năm.

Thời điểm nào nên tiêm vắc-xin cúm

Cúm mùa thường diễn ra quanh năm, nhưng mùa cao điểm của cúm mùa khu vực Bắc Bán Cầu thường rơi vào mùa xuân và mùa đông. Vì vậy khoảng thời gian thích hợp để tiêm vắc-xin cúm 2 tuần – 1 tháng trước khi vào mùa cao điểm. Các gia đình được khuyến khích bắt đầu tiêm vắc-xin từ tháng 9 tháng – tháng 3.

Tuy nhiên, việc tiêm phòng sớm quá có thể làm giảm khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm bệnh cúm vào cuối mùa cúm, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.

Vắc-xin cúm hoạt động như thế nào?

Vắc-xin cúm tạo ra các kháng thể phát triển trong cơ thể khoảng hai tuần sau khi tiêm chủng. Các kháng thể này cung cấp sự bảo vệ chống lại sự lây nhiễm của các vi rút được sử dụng để tạo ra vắc xin.

Thuốc chủng ngừa cúm theo mùa bảo vệ chống lại các vi-rút cúm mà nghiên cứu chỉ ra rằng sẽ phổ biến nhất trong mùa sắp tới. Hầu hết các loại vắc xin cúm ở Hoa Kỳ đều bảo vệ chống lại bốn loại vi rút cúm khác nhau : vi rút cúm A (H1N1), vi rút cúm A (H3N2) và 2 vi rút cúm B. Ngoài ra còn có một số vắc-xin cúm bảo vệ chống lại ba loại vi-rút cúm khác nhau bao gồm: vi rút cúm A (H1N1), vi rút cúm A (H3N2) và vi rút cúm B. Hai trong số các loại vắc xin hóa trị ba được thiết kế đặc biệt cho những người từ 65 tuổi trở lên để tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

Các phản ứng phụ thường thấy sau khi tiêm

Các tác dụng phụ thường gặp khi tiêm phòng cúm bao gồm đau nhức, mẩn đỏ và / hoặc sưng tấy nơi tiêm, nhức đầu (mức độ nhẹ), sốt, buồn nôn, đau cơ và mệt mỏi.

Vắc-xin cúm có ảnh hưởng đến mẹ bầu hay không?

Bị cúm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khi bạn đang mang thai. Ngay cả khi sức khỏe bạn đang duy trì tốt, những thay đổi về chức năng miễn dịch, tim và phổi trong thời kỳ mang thai khiến bạn dễ bị các biến chứng nặng từ cúm mùa. Phụ nữ mang thai (và hai tuần sau sinh) bị cúm có nguy cơ cao phát triển bệnh nghiêm trọng, kể cả phải nhập viện.

Khi bạn tiêm phòng cúm, cơ thể bạn bắt đầu tạo ra các kháng thể giúp bảo vệ bạn chống lại bệnh cúm. Các kháng thể cũng được truyền cho em bé đang phát triển của bạn và giúp bảo vệ chúng trong vài tháng sau khi sinh. Điều này rất quan trọng vì trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để chủng ngừa cúm. Nếu bạn cho trẻ bú sữa mẹ, các kháng thể cũng có thể được truyền qua sữa mẹ. Mất khoảng hai tuần để cơ thể bạn tạo ra kháng thể sau khi chủng ngừa cúm.

Chống chỉ định tiêm vắc-xin cúm

Đối với nhóm đối tượng dưới đây, chống chỉ định tiêm vắc-xin cúm

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để tiêm phòng cúm.
  • Những người bị dị ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng với vắc xin cúm hoặc bất kỳ thành phần nào trong vắc xin. Thành phần dị ứng có thể bao gồm gelatin, thuốc kháng sinh, hoặc các thành phần khác.

Nếu bạn có một trong các tình trạng sau, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn lựa chọn loại vắc-xin phù hợp:

  • Nếu bạn bị dị ứng với trứng hoặc bất kỳ thành phần nào trong vắc xin. Nói chuyện với bác sĩ về tình trạng dị ứng của bạn.
  • Nếu bạn đã từng mắc Hội chứng Guillain-Barré (một căn bệnh liệt nặng, còn được gọi là GBS). Một số người có tiền sử GBS không nên chủng ngừa cúm.
  • Nếu bạn cảm thấy không khỏe, hãy nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng của bạn.
Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng

1. Triệu chứng của cúm A

Về bệnh cúm A , theo TS. BS Nguyễn Thành Nam, đây là tình trạng nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với các biểu hiện:

Sốt Đau cơ, mệt mỏi Viêm long đường hô hấp, đau họng Có thể kèm theo các triệu chứng của đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy).

Đặc biệt ở đối tượng trẻ có các bệnh mạn tính, cơ địa béo phì bị nhiễm virus cúm A rất dễ gây các biến chứng như: viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí có thể viêm não , tử vong.

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9… Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn của người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc các đồ vật, bề mặt nhiễm virus.

2. Cách điều trị khi mắc cúm A

Chuyên gia Nhi khoa cho biết, điều trị trẻ nghi ngờ nhiễm cúm chủ yếu điều trị hỗ trợ như: hạ sốt, bổ sung nước điện giải, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác hoặc những người có cơ địa suy giảm miễn dịch), nằm trong môi trường thoáng khí, nhiệt độ mát. Đặc biệt quan trọng là tiêm phòng vaccine cúm hàng năm để tăng cường khả năng phòng ngừa nhiễm bệnh hoặc giảm mức độ nặng khi có nhiễm bệnh.

Với những trường hợp tiến triển nặng hơn, xuất hiện biến chứng, để chữa trị cúm A trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện cấp cứu và hồi sức ban đầu để được theo dõi, xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc kháng virus phù hợp.

Thuốc Tamiflu được chỉ định điều trị bệnh cúm A không biến chứng cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn. Nếu thuốc được sử dụng trong vòng 48h kể từ khi xuất hiện triệu chứng, có thể rút ngắn được thời gian điều trị xuống còn 1-3 ngày. Nếu được sử dụng sớm hơn, trong vòng 24h có thể giảm thời gian điều trị ngắn hơn.

Tamiflu là thuốc hỗ trợ điều trị, không phải thuốc điều trị đặc hiệu cúm A và chỉ phát huy tác dụng tối đa nếu được sử dụng trong vòng 24h. Mặt khác, Tamiflu chỉ điều trị cúm A không biến chứng, nếu phát hiện biến chứng, bệnh nhân cần được điều trị kết hợp cùng các loại thuốc kháng sinh khác.

3. Cách phòng ngừa cúm A

– Phòng ngừa cúm A cho trẻ và gia đình tốt nhất là tiêm vaccine cúm hàng năm, đặc biệt những người có yếu tố nguy cơ: người có tuổi > 65, người có bệnh mạn tính, phụ nữ có thai… Thời điểm thích hợp nên tiêm vào tháng 7-9 hàng năm.

– Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

– Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.

– Lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.

– Tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt ho đau họng và được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.

– Ngoài ra, tăng cường miễn dịch, uống đủ nước, giữ gìn vệ sinh đặc biệt vệ sinh bàn tay và không gian sinh sống, tránh tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh, đeo khẩu trang… cũng là các biện pháp hiệu quả phòng chống bệnh cúm.

– Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus như Tamiflu , mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng

 

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.