NHỮNG LƯU Ý SAU KHI TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM
Theo dõi tình trạng sau khi tiêm chủng là rất quan trọng, đặc biệt đối với trẻ em. Việc trẻ quấy khóc, khó chịu sau khi tiêm là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, không ít phụ huynh vẫn băng khoăn không biết đâu là biểu hiện bình thường, đâu là những phản ứng bất thường sau khi tiêm chủng. Bài viết sau sẽ giúp phụ huynh giải đáp thắc mắc và hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau tiêm.
1. Chăm sóc trẻ tại nhà
Do phản ứng của vaccine làm trẻ thấy khó chịu, quấy khóc,…. Việc lưu ý tạo cho trẻ cảm giác thoải mái là điều cần được phụ huynh quan tâm. Trong giai đoạn sau tiêm, phụ huynh nên:
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn
- Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt > 38.5oC, quấy khóc.
- Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng cho trẻ
- Khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm
- Không dùng aspirin, không dùng thêm các thuốc ho và hạ sốt khác vì các chế phẩm này có thể làm tăng liều paracetamol ở trẻ
2. Theo dõi sau khi tiêm
Trẻ cần lưu lại cơ sở tiểm chủng tối thiếu 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm. Trong thời gian này, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như nôn nửa kéo dài, thở khò khè, da nổi mẩn đỏ,… cần thông báo ngay cho cán bộ y tế để được xử lý kịp thời.
Khi về nhà, trẻ cần được tiếp tục theo dõi trong 24-48 giờ sau đó. Nếu trẻ xuất hiện bất kỳ biểu hiện sau, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để theo dõi:
- Thân nhiệt thay đổi thất thường, sốt kéo dài, ngủ mê man.
- Cơ thể nổi mẩn đỏ, phát ban,…
- Nôn mửa kéo dài, ho khan kéo dài,…
- Những dấu hiệu bất thường khác khiến trẻ mệt mỏi, lừ đừ, không tỉnh táo.
Theo dõi bảng sau đây để nhận biết các phản ứng thường gặp sau mỗi loại tiêm