Bảng giá vắc xin của Trung tâm tiêm chủng Hạnh Phúc  được niêm yết công khai, cam kết bình ổn giá, miễn phí khám và nhiều ưu đãi khác…

 

 

 

Giá vắc xin tại HPVC bao gồm:
➖ Miễn phí :
Khám, tư vấn, nhắc lịch tiêm, sổ tiêm , lưu giữ lịch sử tiêm

➖ Nhiều tiện ích :
Khu vui chơi , kệ sách cho trẻ , nước uống , wifi, sạc điện thoại, khăn giấy

➖ Nhiều ưu đãi:
➕ Miễn phí tiêm vắc xin sởi trong tháng 11
➕ Tặng 2 mũi vắc xin uốn ván khi đăng kí gói thai sản
➕ Ưu đãi nhiều vắc xin lẻ, quà tặng hấp dẫn

👉 Hãy nhanh chân đến ngay TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC (HPVC) để trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng và được thăm khám tư vấn miễn phí
Thời gian tiêm ngừa:
⏰ 7h00 – 17h30 (thứ 2 – thứ 7)
⏰ 7h00 – 16h30 (Chủ nhật)
——————-
𝐓𝐈𝐄̂𝐌 𝐂𝐇𝐔̉𝐍𝐆 HẠNH PHÚC-  𝐇𝐏𝐕𝐂
📍 Địa Chỉ: Số 25 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường 2, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng
☎️  Hotline: 02633 726 999
🌐 Website: www.hpvc.vn
📩  hpvc.contact@gmail.com


Sởi là bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ. Nếu như trước đây bệnh hay xảy ra vào mùa đông xuân thì hiện nay bệnh lại có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Vì không nhận diện đúng triệu chứng điển hình của bệnh sởi nên với nhiều bố mẹ, việc chăm sóc trẻ trở nên khó khăn, con dễ gặp những biến chứng nguy hiểm.

1. Do đâu mà trẻ bị sởi

1.1. Sởi là bệnh gì

Sởi là một dạng bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus Paramyxovirus gây ra. Loại này thường trú ngụ ở chất nhầy có trong mũi và cổ họng, chỉ gây và lây bệnh trên người chứ không có trên động vật. Sởi có khả năng lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp, giọt bắn của người bệnh khi họ ho, sổ mũi, hắt hơi,…

1.2. Trẻ bị sởi là vì sao

Như đã nói ở trên, virus Paramyxovirus là tác nhân gây ra BỆNH SỞI. Virus này có thể lây qua các con đường:

– Tiếp xúc với các giọt bắn từ đường hô hấp của người bệnh bay trong không khí khi họ hắt hơi, nói chuyện, ho,…

– Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bị sởi.

– Tiếp xúc với đồ vật có chứa virus sởi.

Virus gây bệnh sởi có thời gian ủ khoảng 4 – 5 ngày trước khi phát bệnh rồi tiếp tục phát triển trong khoảng thời gian như vậy ở giai đoạn sau và đó mới là thời điểm bệnh sởi dễ lây lan nhất.

2. Nhận diện triệu chứng điển hình của bệnh sởi

2.1. Trước tiên cần tránh nhầm lẫn sởi với một số bệnh có nốt ban đỏ

Do chưa biết được chính xác triệu chứng điển hình của bệnh sởi nên nhiều bậc cha mẹ nhận diện sai và hệ lụy là chăm sóc trẻ bị sởi cũng sai cách. Vì thế, cha mẹ nên phân biệt một số bệnh có nốt ban gần giống sởi:

– Sởi: ban đỏ xuất hiện theo trình tự từ sau tai, cổ rồi đến mặt, ngực, bụng và toàn tân. Nốt ban do sởi gồ trên da, biến mất khi kéo căng da, khi ban lặn sẽ theo trình tự mọc lúc đầu và để lại vết thâm trên da một thời gian dài sau mới hết.

– Rubella: khởi phát với các triệu chứng sốt nhẹ, mắt ướt, chảy nước mũi, ho, đi ngoài phân lỏng, nổi ban đỏ rải rác trên da, ban đỏ mọc không theo quy luật nào hết, một số trường hợp bị đau khớp,… Ban của Rubella sẽ hết khi cắt sốt, khỏi bệnh và cũng không theo quy luật, không để lại dấu vết gì trên da.

– Sốt phát ban: ban màu hồng mịn, khởi phát từ mặt và lan nhanh khắp toàn thân. Sau khi ban bay không để lại dấu tích, trẻ không có triệu chứng viêm long đường hô hấp hay viêm giác mạc.

– Rôm sảy: nốt ban đỏ, mịn và sáng, hiếm khi nổi lên mặt da, nổi ban đồng loạt chứ không theo trình tự và sau khi ban bay thường không để lại sẹo hay dấu tích.

2.2. Nằm lòng các triệu chứng điển hình của bệnh sởi ở trẻ

2.2.1. Triệu chứng bệnh sởi theo giai đoạn

Thường thì các triệu chứng điển hình của bệnh sởi ở trẻ sẽ xuất hiện sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh khoảng 7 – 14 ngày và chia thành các giai đoạn sau:

– Giai đoạn ủ bệnh: thường khoảng 7 – 14 ngày tính từ thời điểm virus xâm nhập vào cơ thể, bệnh chưa có triệu chứng gì.

Triệu chứng điển hình của bệnh sởi là ban đỏ mọc theo trình tự từ sau tai ra trước rồi mới đến toàn thân

                                                                                                                                  Triệu chứng điển hình của bệnh sởi là ban đỏ mọc theo trình tự từ sau tai ra trước rồi mới đến toàn thân

– Giai đoạn khởi phát: 3 – 4 ngày với các triệu chứng:

+ Sốt cao, thậm chí có thể lên trên 40 độ C.

+ Có các triệu chứng viêm long như: sổ mũi, ho khan.

+ Viêm kết mạc với hiện tượng chảy nước mắt, có gỉ mắt, mắt đỏ.

+ Nổi hạt Koplik nhỏ màu trắng ngà có viền đỏ xung quanh, nhiều nhất trong khoang miệng. Hạt này thường xuất hiện và biến mất trong 12 – 24 giờ.

– Giai đoạn toàn phát: 2 – 5 ngày với triệu chứng:

+ Phát ban sau khi hạt Koplik lặn.

+ Ban đầu ban là các đốm nhỏ màu đỏ, dạng sần, gồ lên trên da.

+ Ban tồn tại riêng lẻ hoặc thành cụm, mọc theo trình tự ở sau tai, cổ, rồi lan ra trán, mặt, tay, chân và toàn thân.

– Giai đoạn phục hồi: ban nhạt dần rồi lặn đi theo trình tự mọc ban đầu, bong vảy và để lại vết thâm trên da. Bệnh sẽ tự khỏi nếu không có biến chứng, trừ một số trường hợp bị ho 1- 2 tuần sau khi khỏi bệnh.

2.2.2. Triệu chứng bệnh sởi theo thể

– Thể điển hình: các triệu chứng như đã nói đến ở trên.

– Thể không điển hình:

+ Sốt thoáng qua.

+ Ban ít.

+ Viêm long nhẹ hơn thể điển hình.

+ Toàn trạng trẻ tốt.

+ Có trường hợp sốt cao liên tục, 2 chân phù nề, đau mỏi toàn thân kèm theo viêm phổi và ban phát theo trình tự không điển hình.

3. Những biến chứng của bệnh sởi cần lưu ý

Thực tế cho thấy không ít trường hợp do cha mẹ không nhận diện đúng triệu chứng điển hình của bệnh sởi nên khi con bị bệnh lại nhầm sang bệnh khác và chăm sóc, điều trị sai cách. Đối với bệnh sởi, chăm sóc sai cách hoặc điều trị bệnh không kịp thời chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng nguy hại tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Các biến chứng điển hình có thể kể tới như:

– Viêm ruột.

– Hoại tử niêm mạc miệng, viêm niêm mạc miệng.

– Sinh non hoặc sảy thai.

– Suy dinh dưỡng.

– Loét giác mạc dẫn đến mù lòa.

– Viêm phổi.

– Viêm phế quản cấp.

– Viêm tai giữa.

– Viêm não, viêm màng não.

– Tử vong.

Về cơ bản, sởi là bệnh tương đối lành tính, chỉ cần nhận diện đúng triệu chứng của bệnh và chăm sóc đúng cách thì bệnh sẽ tự khỏi mà không gây ra bất cứ nguy hại gì cho trẻ. Vì thế, trong quá trình chăm sóc trẻ cha mẹ nên: giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, vệ sinh cơ thể cũng như răng miệng sạch sẽ cho trẻ, tuyệt đối không kiêng tắm bởi dễ gây ngứa ngáy làm trẻ gãi xước da dẫn tới nhiễm trùng.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A và cúm B).

Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Theo Bộ Y tế hàng năm Việt Nam vẫn ghi nhận từ 600.000 – 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa, số mắc ghi nhận quanh năm và có xu hướng gia tăng vào thời điểm chuyển mùa hè – thu, đông – xuân.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

2. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

3. Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

4. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

5. Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

 

 

 

 

Zalo
5 biện pháp phòng chống cúm mùa của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

 

Theo PGS.TS Tạ Anh Tuấn – Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi TW, cúm mùa có 4 type A, B, C, D. Cúm B là loại virus thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Kể từ sau đại dịch COVID-19 các nghiên cứu thấy rằng cúm B gặp khoảng 40%, do cúm A chiếm 60% trong các trường hợp cúm mùa, rất hiếm gặp cúm C, D.

Chuyên gia cho hay, cũng giống như mắc cúm A, các triệu chứng thường gặp của bệnh cúm B bao gồm: Sốt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi cảm thấy kiệt sức. Trẻ em bị cúm cũng có thể có các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy).

Mặc dù một số triệu chứng cúm có thể tương tự như cảm lạnh, và đa số trẻ sẽ bình phục sau 1-2 tuần, tuy nhiên ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn 2 tuần.

Bộ Y tế

 

 

 

 

 


Chiều 27/10, Sở Y tế Bắc Kạn bước đầu xác định đợt dịch cúm B đang xảy ra trên địa bàn, nhưng không loại trừ bệnh khác như adenovirus, sau khi ghi nhận gần 700 học sinh bị sốt.

“Tuy nhiên hiện chưa thể kết luận tất cả học sinh Chợ Đồn nhiễm cúm B, Sở tiếp tục theo dõi các bệnh dịch khác và có phản hồi sớm”, ông Vi Duy Tuyến, Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Kạn, cho biết.

Tổng số bệnh nhân đang điều trị là 70 trẻ, trong đó có 42 bé dưới 5 tuổi, 23 bé 6-10 tuổi, trên 10 tuổi có 5 cháu. Hầu hết trẻ sốt cao, đau họng, mệt mỏi, không tức ngực, phác đồ điều trị là uống thuốc hạ sốt, bù dịch, nâng cao thể trạng. Không có trường hợp nặng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh lấy 7 mẫu bệnh phẩm gồm ba mẫu tại Khoa Nhi Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn, 4 mẫu tại Trạm Y tế là học sinh trường Tiểu học Thị trấn Bằng Lũng) chuyển Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ngày 26/10 để xét nghiệm. Kết quả 5 mẫu dương tính cúm B, hai mẫu âm tính.

Căn cứ kết quả xét nghiệm này, Sở Y tế xác định ban đầu đây là đợt dịch cúm B, thường xảy ra tại thời điểm mùa thu – đông. Bà Mai Thị Thúy, Phó Giám đốc CDC Bắc Kạn, cho biết đợt cúm này có một trẻ tử vong nên người dân hoang mang. Thực tế mọi năm, từ khoảng tháng 9 cũng xuất hiện nhiều trường hợp bị cúm, riêng năm nay thì số ca tăng nhiều hơn. “Thời điểm này năm ngoái ghi nhận khoảng 400 ca, nhưng năm nay tăng gấp đôi”, bà Mai nói.

Cán bộ y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật khám bệnh, lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhi tại khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn Ảnh: CDC Bắc Kạn

Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Kạn khám, lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhi tại khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn. Ảnh: CDC Bắc Kạn cung cấp

Ngành y tế tỉnh gặp nhiều khó khăn như thiếu vật tư, hóa chất… ảnh hưởng đến phòng chống dịch. Do đó, Sở Y tế yêu cầu các địa phương đẩy mạnh biện pháp phòng chống, giảm lây lan trong cộng đồng, đồng thời kiến nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế cử chuyên gia hỗ trợ giám sát, điều tra dịch tễ và bổ sung một số vật tư, hóa chất.

Bác sĩ Nông Văn Quân, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn, cho biết đang triển khai các biện pháp phòng chống, không để dịch lan rộng; đồng thời lấy mẫu xét nghiệm bệnh nhân. CDC tiếp tục điều tra dịch tễ để loại trừ các dịch bệnh khác như adenovirus hoặc các biến chủng khác của cúm.

Điều tra dịch tễ cho thấy các ổ dịch xuất hiện rải rác ở tất cả xã trên địa bàn huyện Chợ Đồn từ đầu tháng 10, đặc biệt tại Trường Tiểu học thị trấn Bằng Lũng. Ca đầu tiên là bé gái 6 tuổi, ngụ Đồng Thắng, nhập viện ngày 14/10 với biểu hiện lâm sàng sốt cao, ho, chảy nước mũi, không khó thở. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân xuất viện.

Đến sáng 24/10, Trung tâm Y tế huyện tiếp nhận một bệnh nhi 8 tuổi sốt 40,5 độ C, hôn mê sâu. Kíp trực và tổ cấp cứu hồi sức tích cực nhưng không có kết quả, bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn, tử vong. Khai thác bệnh sử cho thấy bé ốm sốt hai ngày, không tiếp xúc với gia cầm, đến phòng khám tư truyền dịch nhưng không bớt.

Chiều hôm sau, trung tâm tiếp nhận thêm 12 bệnh nhi có biểu hiện sốt, đau họng, chủ yếu là học sinh các trường tiểu học, mầm non. Tại các trạm y tế xã trong huyện, số lượng trẻ em đến khám với biểu hiện sốt cao cũng tăng lên hàng ngày. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chợ Đồn ghi nhận tính đến ngày 25/10 có 736 trong số hơn 10.000 học sinh nghỉ học, trong đó gần 700 em ốm, sốt. Các trường có nhiều học sinh nghỉ do ốm, sốt là Tiểu học thị trấn Bằng Lũng với 70 em, trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện có 31 em.

Các bác sĩ khuyến cáo, cúm là bệnh truyền nhiễm thông thường nhưng vẫn biến chứng nặng nếu không được phát hiện, giám sát, tư vấn kịp thời. Do đó, phụ huynh và nhà trường cần thường xuyên theo dõi, nếu trẻ sốt, có dấu hiệu bất thường thì phải đưa đến cơ sở y tế để hướng dẫn chăm sóc, điều trị.

Cúm B do virus lành tính gây ra, lây qua đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh từ một đến ba ngày và diễn biến bệnh từ ba đến 5 ngày. Bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời, nhất là với những người hệ miễn dịch yếu. Biến chứng nặng nhất là suy hô hấp, biểu hiện rõ nhất là khi người mắc cúm đã quá 3 đến 5 ngày mà vẫn tiếp diễn, kèm triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc ra đờm đặc có lẫn máu.

Gia đình cần theo dõi trẻ, khi xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn cần đi khám và điều trị tại bệnh viện ngay, như khó thở, thở nhanh, lồng ngực rút lõm, tím môi, li bì hoặc kích thích vật vã, ăn kém hoặc bỏ ăn, nôn nhiều… Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay tích trữ thuốc tại nhà.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Trẻ em nếu không được điều trị cúm đúng cách, kịp thời có thể khiến bệnh nặng lên và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ…

1. Vì sao trẻ dễ mắc cúm lúc giao mùa?

Thời tiết lúc giao mùa thay đổi, mưa nắng, nóng lạnh đột ngột, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, trong đó có virus cúm. Trẻ dễ mắc cúm lúc giao mùa là do ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng còn yếu. Không những thế, ở trẻ mắc cúm sẽ có nguy cơ tiến triển nặng hơn, thậm chí biến chứng cao hơn so với người lớn rất nhiều.

2. Biểu hiện của trẻ khi mắc cúm

Khi mắc cúm trẻ thường gặp một số biểu hiện:

Hắt hơi Sổ mũi, nghẹt mũi, sốt, ho ,đau đầu đau họng… Thông thường bệnh không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp.

 

Zalo
                                                                                                                           Ở trẻ mắc cúm sẽ có nguy cơ tiến triển nặng hơn, thậm chí biến chứng cao hơn so với người lớn rất nhiều.
3. Điều trị cúm cho trẻ thế nào?
3.1. Thuốc hạ sốt, giảm đauỞ trẻ mắc cúm nếu sốt trên 38,5 độ C có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau có chứa paracetamol. Liều an toàn 10-15mg/kg trong mỗi 4-6 giờ và không được quá 6 lần/ngày. Dùng quá liều paracetamol có nguy cơ tổn thương gan, thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn, thậm chí tử vong…3.2. Thuốc nhỏ mũi

Nước muối sinh lý 0,9 % dạng nhỏ hoặc xịt là một lựa chọn an toàn trong điều trị trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi. Nước muối sinh lý 0,9 % giúp làm sạch dịch nhầy trong mũi, thông thoáng đường thở.

Các thuốc thuốc xịt/nhỏ như naphazolin, oxymetazolin, xylometazolin… có tính chất co mạch, giảm sung huyết nên giúp nhanh chóng hết nghẹt mũi và giúp trẻ dễ thở. Tuy nhiên, thuốc có thể gây phản tác dụng nếu lạm dụng. Ngoài ra, thuốc có thể gây tác dụng phụ: Gây rát mũi, khô mũi, chảy máu mũi…, thậm chí gây co mạch toàn thân khiến trẻ bị tím tái, choáng, vã mồ hôi, trụy tim mạch… Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

3.3. Thuốc ho

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc ho cho trẻ. Hiện nay, các thuốc giảm ho cho trẻ thường có chứa dextromethorphan. Ở liều thông thường thuốc được dung nạp tốt và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, kích ứng đường tiêu hóa… Lưu ý, chỉ dùng thuốc giảm ho cho trẻ dưới 6 tuổi khi có chỉ định của bác sĩ.

Có thể dùng thuốc long đờm guaifenesin, acetylcystein, bromhexin… để giúp làm loãng đờm và giúp trẻ dễ dàng khạc ra ngoài.

3.4. Kháng sinh không có tác dụng trong điều trị cúm

Cúm là một bệnh gây nên bởi virus, do đó việc dùng kháng sinh trong trường hợp này là không có tác dụng. Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng và phải có chỉ định của bác sĩ.

Việc dùng kháng sinh không cần thiết có thể gây ra hậu quả khác khó điều trị hơn, đồng thời khiến trẻ phải chịu các tác dụng phụ khó chịu: Mệt mỏi, tiêu chảy…, thậm chí nhờn thuốc.

4. Lưu ý khi điều trị cúm cho trẻ

Bệnh cúm thường do virus gây nên, do đó thường tự khỏi mà không cần điều trị. Việc dùng thuốc chỉ là giảm nhẹ triệu chứng bệnh chứ không điều trị được nguyên nhân gây cúm. Tuy nhiên, dùng thuốc không đúng cách sẽ không hiệu quả trong điều trị cúm cho trẻ mà còn khiến bệnh kéo dài, dễ tái phát và khó điều trị khỏi. Do đó:

 

 

  • Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý tăng, giảm hoặc ngừng dùng thuốc.
  • Để tránh quá liều thuốc, cần đọc kỹ liều dùng thuốc trước khi sử dụng.
  • Khi có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào cần báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí kịp thời.
  • Tránh tiếp xúc nơi đông người.
  • Giữ ấm khi cho trẻ đi ra ngoài.
  • Ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn đồ dễ tiêu.
  • Uống đủ nước (với trẻ nhỏ cần bú/uống sữa đầy đủ).
  • Vệ sinh tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn.
  • Giữ trẻ ở phòng thoáng.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng, mát.
  • Tiêm phòng vaccine cúm đầy đủ.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh cúm mùa phát triển trong đó có cúm B.

Theo ghi nhận, số bệnh nhi mắc cúm mùa nhập viện gia tăng, nhiều trường hợp có các triệu chứng như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau người, xét nghiệm dương tính với cúm B, đặc biệt thường gặp ở nhóm trẻ 6-14 tuổi. Nhiều cha mẹ thấy con sốt cao khi được chẩn đoán mắc cúm B thường thắc mắc không biết bé sốt thường mấy ngày? Dưới đây là thông tin về vấn đề này.

1. Mắc cúm B sốt, ho kéo dài, mấy ngày thì khỏi?

Cúm B là chủng cúm phổ biến, so với cúm A thì cúm B ít nguy hiểm hơn. Ở cúm B chỉ gặp ở người, loại virus gây cúm B rất lành tính, đa phần người bệnh có thể khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi… Vì vậy loại virus gây cúm B không gây ra đại dịch cúm ở người.

Khi mắc cúm B các biểu hiện ban đầu thường nhầm lẫn với bệnh lý cảm cúm thông thường nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Khi mắc cúm B người bệnh có thể sốt nóng hoặc rét run, thường sốt cao với nhiệt độ khoảng 39-41độ C ở những ngày đầu phát bệnh. Tùy từng bệnh nhân sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Ngoài ra bệnh nhân sẽ bị ho, đau mỏi cơ, đổ mồ hôi có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Người bệnh ho, mệt mỏi kéo dài đến 2 tuần hoặc lâu hơn nên việc này gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

 

 

Zalo

Trên thực tế cho thấy, nếu phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm cúm sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm cho mọi người xung quanh, ngăn chặn virus phát triển nặng và có hướng điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu cảnh báo cúm B nguy hiểm, cần nhập viện để được điều trị kịp thời:

Các biểu hiện ở người lớn là khó thở, thở gấp, sốt cao trên 39 độ C kéo dài, đau tức ngực, chóng mặt, tiêu chảy kéo dài, nôn ói nhiều…

Ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh có biểu hiện khó thở, thở gấp, bỏ ăn, ngủ nhiều, da xanh tái, sốt kèm phát ban hoặc sốt cao trên 38.5, độ C kéo dài, nôn mửa nhiều…

Nếu ở người cao tuổi, người mắc bệnh lý mạn tính, người suy giảm miễn dịch khi mắc cúm B cũng có thể xảy ra biến chứng nặng nếu khi được điều trị kịp thời.

Như vậy, có thể nói, sau thời gian ủ bệnh và khởi phát các biểu hiện, người mắc cúm B sẽ có khoảng 5-7 ngày để đẩy lui các triệu chứng bệnh. Trên thực tế, nhiều người sẽ thấy các biểu hiện như sốt, ho,…sẽ tự thuyên giảm sau 1 tuần nhưng cũng có những người như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền mạn tính… sẽ đối mặt với nguy cơ biến chứng.

2. Cần làm gì khi mắc cúm B?

Cũng giống như các loại cúm virus cúm B chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng ví như hạ sốt, giảm ho,.. và cần kết hợp nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng cơ thể.

Với nguyên tắc điều trị tùy từng người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như: hạ sốt giảm đau, hạ sốt hoặc có biểu hiện bội nhiễm thì chỉ định thuốc điều trị.

Khi mắc cúm cần theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, không tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng. Tại nhà cũng phải đeo khẩu trang, tăng cường rửa tay, vệ sinh đường hô hấp bằng cách xúc miệng, nhỏ mũi thường xuyên. Không ho khạc, nhổ bừa bãi. Cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏe.

Những trường hợp thăm khám tại viện nếu bác sĩ thấy có bằng chứng bội nhiễm cần phải sử dụng kháng sinh. Hoặc trong trường hợp tiến triển nặng cần sử dụng thuốc kháng virus trên cơ địa từng bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thích hợp, tuyệt đối không tùy tiện tự ý sử dụng thuốc.

Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Cần uống nhiều nước, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, chú ý đến bổ sung các loại khoáng chất, vitamin giúp tăng đề kháng, tăng miễn dịch và ngăn ngừa biến chứng do virus.

Để phòng ngừa cúm trong đó có cúm B cần tiêm vaccin để bảo vệ cơ thể. Với khuyến cáo tất cả mọi người, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh lý nền nên tiêm phòng cúm hàng năm để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Điều này giúp giảm nhẹ hơn các triệu chứng, giảm nguy cơ các biến chứng nặng và thời gian bị bệnh ngắn hơn so với người chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng.


Để phòng ngừa một số bệnh, tiêm phòng vắc xin là điều tất yếu và cần thiết, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thực tế có thể xảy ra tình trạng phản ứng phản vệ sau tiêm chủng nhất là ở trẻ em.

1. Nguyên nhân gây phản ứng phản vệ ở trẻ em sau tiêm chủng

“Phản vệ” là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Các chất hóa học được giải phóng ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể lúc này có thể đẩy bệnh nhân vào tình trạng phản ứng phản vệ.

Trong cơ thể người có hệ miễn dịch có vai trò sản xuất ra các loại kháng thể đặc hiệu để chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Đây là một phản ứng có ích khi tác nhân đó có hại cho cơ thể. Song có một số người có hệ miễn dịch phản ứng một cách thái quá với cả những chất vô hại, gây ra tình trạng nguy hiểm cho cơ thể.

Phản ứng phản vệ ở trẻ em sau tiêm chủng là do phản ứng dị ứng của trẻ với các thành phần của vắc xin như:

  • Vắc xin được nuôi cấy trong môi trường protein từ trứng
  • Men bia rượu
  • Gelatine
  • Kháng sinh
  • Các chất bảo quản, cố định
  • Các thành phần nhiễm bẩn như latex

Trong đó các protein trứng, latex và gelatine là những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra các phản ứng dị ứng tức thì.

2. Triệu chứng phản ứng phản vệ ở trẻ em sau tiêm chủng

Các triệu chứng phản ứng phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ em thường xảy ra trong vòng 4 giờ sau khi tiêm vắc xin. Trẻ được chẩn đoán nghi ngờ phản ứng phản vệ khi có một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Các triệu chứng trên da như: mày đay, phù Quincke (phù mạch), ban giãn mạch và ngứa.
  • Các triệu chứng trên đường hô hấp: ngạt mũi, chảy nước mũi, xung huyết niêm mạc mũi, tiếng thở rít do phù nề vùng hầu họng, thanh quản. Hoặc các triệu chứng ở đường hô hấp dưới như: thở rít, khò khè, tức ngực, thở nông và nặng nhất là suy hô hấp.
  • Các triệu chứng tim mạch: da tái nhợt, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nặng hơn có thể gây ngừng tim.
  • Các triệu chứng dạ dày, ruột: đau quặn bụng, buồn nôn, nôn, nặng hơn có thể dẫn tới đại tiểu tiện không tự chủ.

Sau khi đi tiêm chủng về, nếu thấy trẻ có một trong các triệu chứng trên, phụ huynh cần khẩn trương đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

3. Điều trị phản ứng phản vệ ở trẻ em sau tiêm chủng

Khi phát hiện trẻ bị phản ứng phản vệ, cần phải tiến hành hồi sức tim phổi nếu trẻ bị ngừng thở hoặc tim ngừng đập. Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị phản ứng phản vệ ở trẻ em sau tiêm chủng đó là:

  • Thuốc Epinephrine (Adrenaline) có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng của cơ thể. Trong trường hợp phát hiện trẻ bị phản ứng phản vệ ngay tại cơ sở tiêm chủng, cần đặt trẻ nằm nghiêng sang trái, cần tiêm ngay một mũi Adrenaline với liều 0,01mg/kg cân nặng vào bắp thịt. Nếu sau đó trẻ không cải thiện, cần tiêm nhắc lại sau 10 phút.
  • Thở oxy để hỗ trợ tình trạng suy hô hấp.
  • Sử dụng thuốc kháng histamine và corticoid tiêm tĩnh mạch để giảm viêm, phù nề đường thở và cải thiện hô hấp.
  • Các thuốc chủ vận beta như Albuterol nhằm cải thiện các triệu chứng hô hấp.

Tỷ lệ phản ứng phản vệ khi tiêm vacxin ở trẻ em là rất hiếm, chỉ khoảng 1/1.000.000. Song mọi người cũng cần phải biết các triệu chứng nhận biết cũng như cách xử trí khi gặp phải trường hợp này. Bởi nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng khi bị phản ứng phản vệ sau tiêm chủng.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng.


Tại sao phải tiêm phòng dại?

Bệnh dại là bệnh viêm não tụy cấp tính do một loại virus lây truyền từ động vật sang người gây ra. Ở một số công trình nghiên cứu khoa học cho biết, virus dại chủ yếu lây qua tuyến nước bọt của động vật sang người. Khả năng người đó bị nhiễm virus khi bị động vật mang virus dại cắn hoặc cào khiến da bị trầy xước, chảy máu hay thậm chí là liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những vị trí đang chảy máu, lớp niêm mạc miệng, mũi của người đó.

Thông thường, thời gian ủ bệnh dại sẽ kéo dài từ 2 đến 12 tuần. Một số trường hợp chỉ trong vòng 10 ngày hoặc thậm chí trên một năm. Thời gian ủ bệnh này còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn có liên quan nhiều đến dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não. Điều này có thể thấy, vết cắn càng nặng, càng gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Triệu chứng ban đầu của bệnh dại thường không rõ ràng. Đôi khi triệu chứng ấy bị nhầm lẫn với bệnh cúm. Một số triệu chứng thoáng qua như: sốt, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau họng, có cảm giác khó chịu tại vị trí bị cắn,… Nếu không phát hiện và tiến hành điều trị từ sớm, triệu chứng bệnh có thể toàn phát ra toàn cơ thể với các biểu hiện viêm não hoặc liệt cơ, sợ gió, sợ nước,… Hơn thế, khả năng tử vong cũng có thể xảy ra nếu triệu chứng này kéo dài trên 6 ngày sau đó.

Tính đến thời điểm hiện nay, bệnh dại vẫnchưa có thuốc điều trị. Do vậy, tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh dại được xem là biện pháp ngừa bệnh duy nhất, mang lại hiệu quả cao mạnh  khi bị chó, mèo hoặc các động vật cắn. Đối với các trường hợp đang nuôi động vật trong nhà thì việc tiêm phòng vắc xin cần tiến hành từ sớm để tránh hậu quả thương tâm về sau.

Những trường hợp cần tiêm phòng dại sau khi bị chó, mèo cắn

Vì bệnh dại hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị và khả năng tử vong gần như 100% nên tiêm phòng vắc xin bệnh dại là điều cần thiết. Đặc biệt là những trường hợp cần tiêm phòng dại sau khi bị chó, mèo cắn như:

  • Động vật gây ra vết xước, liếm vào niêm mạc hay vùng da đang bị tổn thương
  • Động vật tại thời điểm cắn người có triệu chứng dại hoặc không thể theo dõi được động vật sau khi cắn người
  • Động vật gây ra vết thương trên da và xảy ra hiện tượng chảy máu, đặc biệt là vị trí tổn thương gần thần kinh trung ương (như đầu, mặt, cổ,…), vùng có nhiều dây thần kinh (như cơ quan sinh dục, đầu chi,…)

Giá tiêm phòng dại cho người là bao nhiêu tiền?

Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều loại vắc xin phòng bệnh dại với các mẫu mã, nguồn gốc và giá cả khác nhau. Nhưng điển hình vẫn là loại vacxin đến từ Pháp và Ấn Độ được nhiều bệnh viện, phòng khám và trung tâm sử dụng để tiêm phòng cho khách hàng.

Mỗi loại vắc xin sẽ có mức giá khác nhau nên giá tiêm phòng dại bao nhiêu tiền cũng sẽ bị chi phối tùy thuộc vào nhu cầu cầu và sự lựa chọn của khách hàng. Thông thường giá tiêm phòng dại sẽ dao động từ 220.000 – 350.000 đồng/liều.

Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá mang tính chất tham khảo. Để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề giá tiêm phòng dại cho người là bao nhiêu, hãy trao đổi trực tiếp với đơn vị y tế dự định đặt lịch hẹn, nhân viên y tế sẽ hỗ trợ bạn.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Vi khuẩn uốn ván có mặt ở mọi nơi và gây bệnh tản phát ở các nước trên thế giới. Ở những vùng nông nghiệp và những nơi phải tiếp xúc với chất thải của súc vật và không được tiêm phòng đầy đủ, bệnh uốn ván thường gặp nhiều hơn. Tiêm vắc-xin phòng uốn ván là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể.

1. Uốn ván là bệnh gì?

Bệnh uốn ván (tên khoa học là Tetanus) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (tên khoa học là Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân.

2. Tác nhân gây bệnh uốn ván là gì?

Tác nhân gây bệnh là trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), là vi khuẩn Gram dương, có lông quanh thân, di động tương đối trong môi trường yếm khí. Trực khuẩn thường tạo ra các nha bào. Nha bào hình cầu tròn ở dạng tự do hoặc ở một đầu của tế bào trực khuẩn nên có hình dùi trống. Vi khuẩn uốn ván sẽ chết ở nhiệt độ 56 độ C nhưng nha bào uốn ván lại tồn tại rất bền vững, đặc biệt nha bào còn khả năng gây bệnh sau 5 năm tồn tại trong đất. Các dung dịch sát trùng như phenol, formalin có thể diệt nha bào sau 8 – 10 tiếng. Nha bào sẽ chết sau khi đun sôi 30 phút.

Thông thường, nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể con người qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, cát bụi, phân người hoặc súc vật, nhiễm nha bào qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn. Đôi khi có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai trong điều kiện không vệ sinh. Có trường hợp tổ chức của cơ thể bị hoại tử và/hoặc các dị vật xâm nhập vào cơ thể bị nhiễm bẩn tạo ra môi trường yếm khí cho nha bào uốn ván phát triển. Uốn ván sơ sinh cũng thường bắt nguồn từ nhiễm trùng do cắt dây rốn ở trẻ sơ sinh không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc vệ sinh rốn sạch sẽ, gạc băng rốn không vô khuẩn nên bị nhiễm nha bào uốn ván.

3. Các dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn uốn ván?

3.1. Thời kỳ ủ bệnh

Tính từ khi có vết thương đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh uốn ván, thường là biểu hiện cứng hàm. Thời kỳ ủ bệnh có thể từ 3-21 ngày. Sau khi bị thương, khoảng 15% trường hợp khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và 10% phát bệnh sau 14 ngày, trung bình là 7 ngày. Thời kỳ ủ bệnh càng ngắn (< 7 ngày) thì bệnh càng nặng.

3.2. Thời kỳ khởi phát

Tính từ lúc cứng hàm đến khi có cơn co giật đầu tiên hoặc cơn co thắt hầu họng – thanh quản đầu tiên, thường từ 1-7 ngày. Thời gian khởi phát càng ngắn (< 48 giờ) bệnh càng nặng.

Triệu chứng khởi đầu là cứng hàm: lúc đầu mỏi hàm, nói khó, nuốt vướng, khó nhai, khó há miệng tăng dần và liên tục. Khi dùng đè lưỡi ấn hàm xuống thì hàm càng cắn chặt hơn (dấu hiệu trismus). Dấu hiệu này gặp ở tất cả các người bệnh.

Ngoài ra người bệnh còn bị co cứng các cơ khác:

  • Tình trạng co cứng các cơ mặt làm cho nếp nhăn trán hằn rõ, hai chân mày cau lại, rãnh mũi má hằn sâu.
  • Tình trạng co cứng cơ gáy: cổ bị cứng và ngửa dần, 2 cơ ức đòn chũm nổi rõ.
  • Co cứng cơ lưng: lưng uốn cong hay ưỡn thẳng lưng.
  • Co cứng cơ bụng: 2 cơ thẳng trước gồ lên và sờ vào bụng thấy cứng.
  • Co cứng cơ ngực, cơ liên sườn: lồng ngực hạn chế di động.
  • Co cứng cơ chi trên: luôn có tư thế gập tay.
  • Co cứng chi dưới tạo tư thế duỗi.

Khi kích thích, các cơn co cứng tăng lên làm cho người bệnh rất đau. Có thể gặp các biểu hiện khác như: bồn chồn, sốt cao, vã mồ hôi và nhịp tim nhanh.

3.3. Thời kỳ toàn phát

Từ khi có cơn co giật toàn thân hay cơn co thắt hầu họng/thanh quản đầu tiên đến khi bắt đầu thời kỳ lui bệnh, thường kéo dài từ 1-3 tuần với các biểu hiện:

  • Co cứng cơ toàn thân liên tục, tăng lên khi kích thích, người bệnh rất đau, co cứng điển hình làm cho người người bệnh ưỡn cong.
  • Co thắt thanh quản gây khó thở, tím tái, ngạt thở dẫn đến suy hô hấp, ngừng tim.
  • Co thắt hầu họng gây khó nuốt, nuốt vướng, ứ đọng đờm rãi, dễ bị sặc.
  • Co thắt các cơ vòng gây bí tiểu, bí đại tiện.
  • Cơn co giật toàn thân trên nền co cứng cơ xuất hiện tự nhiên, tăng lên khi kích thích. Trong cơn co giật, bệnh nhân vẫn tỉnh, nắm chặt tay, uốn cong lưng và tay ở tư thế dạng hoặc gấp, chân duỗi, thường bệnh nhân có thể ngừng thở khi ở các tư thế này. Cơn giật kéo dài vài giây đến vài phút hoặc hơn. Trong cơn giật, rất dễ bị co thắt thanh quản, co cứng cơ hô hấp dẫn đến giảm thông khí, thiếu oxy, tím tái, ngừng thở, và có thể tử vong.
  • Rối loạn thần kinh thực vật gặp trong trường hợp nặng với các biểu hiện: da xanh tái, vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi, sốt cao 39 – 40 độ C hoặc hơn, tăng hoặc hạ huyết áp, huyết áp dao động, loạn nhịp tim có thể ngừng tim.

3.4. Thời kỳ lui bệnh

Bắt đầu khi các cơn co giật toàn thân hay co thắt hầu họng/thanh quản bắt đầu thưa dần, tình trạng co cứng toàn thân còn kéo dài nhưng mức độ giảm dần; miệng từ từ há rộng; phản xạ nuốt dần trở lại. Thời kỳ này kéo dài vài tuần đến hàng tháng tuỳ theo mức độ nặng của bệnh.

3.5. Uốn ván ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là uốn ván rốn

Trẻ đẻ ra bình thường trong 2 ngày đầu, bệnh xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau sinh, thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh. Triệu chứng thường gặp là cứng hàm làm cho trẻ không thể bú được, co cứng toàn thân, người ưỡn cong và dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

4. Làm thế nào để phòng bệnh hiệu quả?

Tiêm vắc-xin phòng bệnh là giải pháp phòng bệnh uốn ván hiệu quả nhất.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng


Theo bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, bệnh đậu mùa khỉ và bệnh thủy đậu có thể có chung một số triệu chứng về bệnh truyền nhiễm nhưng có sự khác biệt rõ ràng về tổn thương, sự lây truyền.

Bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh đậu mùa khỉ.

Bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, cả thủy đậu và đậu mùa khỉ đều là bệnh truyền nhiễm, cấp tính do virus, đều lây qua tiếp xúc giọt bắn hô hấp kích thước to, tiếp xúc dịch tiết sang thương và lây gián tiếp qua tiếp xúc đồ vật của người nhiễm bệnh.

Thủy đậu và đậu mùa khỉ đều có các giai đoạn ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Cả hai đều có các diễn tiến tổn thương da giống nhau từ dát đến sẩn, mụn nước, mụn mủ, đóng mài, bong mài.

Bên cạnh sự giống nhau, theo bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, đậu mùa khỉ và thủy đậu còn có một số điểm khác nhau cần lưu ý, đó là:

– Ở đậu mùa khỉ, phát ban mụn nước, mụn mủ cùng thời điểm, diễn tiến chậm, xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cơ quan sinh dục, hậu môn, có thể gặp ở niêm mạc mắt, miệng, để lại sẹo. Tổn thương đậu mùa khỉ thường lớn hơn thủy đậu. Đặc biệt, bệnh nhân có sốt và nổi hạch toàn thân.

– Còn ở thủy đậu, cũng là phát ban nhưng các tổn thương xuất hiện thời gian khác nhau, diễn tiến nhanh, xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra khắp cơ thể, thường ít để lại sẹo. Tổn thương nhỏ hơn đậu mùa khỉ. Bệnh nhân có sốt, mệt mỏi.

Ngày 03/10/2022, Bộ Y tế nhận được báo cáo của Sở Y tế TP.HCM về kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus thuộc clade IIb. Đây là bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận đầu tiên tại Việt Nam.

Theo đó, bệnh nhân nữ 35 tuổi, thường trú tại TP.HCM khởi phát bệnh ngày 18/9/2022 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7/2022 đến 22/9/2022 về Việt Nam) với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.

Ngay sau khi về Việt Nam, ngày 23/9/2022, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm Real time PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Viện Pasteur TP.HCM).

Ngày 25/9/2022, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với bệnh đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để tiếp tục cách ly, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gen tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Trường đại học OXFORD hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Kết quả định danh dựa vào trình tự gen thu nhận được đã xác định bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus.

Theo các chuyên gia dịch tễ hàng đầu tại Việt Nam, bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan trong cộng đồng nếu không tiếp xúc trực tiếp da của người lành với da có bóng nước hoặc niêm mạc có bóng nước của người bệnh. Đa số các trường hợp bệnh khỏi sau 10 -14 ngày với cơ địa có miễn dịch bình thường và hết lây lan sau 21 ngày.

Để an toàn cho bản thân và cộng đồng, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ được ngành Y tế khuyến cáo.

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.