Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm ở gan do virus HBV gây ra. Bệnh diễn ra âm thầm với các triệu chứng mờ nhạt, khó nhận biết nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe như suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan. Do đó, tầm soát và tiêm phòng viêm gan B đúng lịch, đủ số mũi tiêm là cách phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nhất. Vậy lịch tiêm viêm gan B gồm mấy mũi? Dưới đây là cập nhật lịch tiêm vắc xin viêm gan B mới nhất cho trẻ em và người lớn.

 

Virus viêm gan B ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc và chức năng gan, lây truyền qua 3 con đường: máu, từ mẹ sang con và tình dục. Đây là căn bệnh được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi các triệu chứng giống với nhiều bệnh thông thường. Khi phát hiện, đa số viêm gan B đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây suy giảm sức khỏe trầm trọng và tăng nguy cơ tử vong.

2. Viêm gan B có chữa khỏi không? 7 cách phòng bệnh viêm gan B

Hiện nay, vấn đề điều trị viêm gan siêu vi B là một thách thức vì chưa có đồng thuận thống nhất và điều trị tiệt căn viêm gan siêu vi B chưa hoàn toàn thành công, nhưng điều trị viêm gan siêu vi B sẽ ngăn ngừa xơ gan và ung thư gan đáng kể cho người bệnh. Cho nên, phòng bệnh viêm gan siêu vi B là điều rất cần thiết. Bạn có thể phòng ngừa viêm gan B hiệu quả bằng cách:

(1) Tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt. Đây là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

(2) Hiểu rõ cách thức lây truyền của viêm gan B.

(3) Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu.

(4) Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.

(5) Không xăm môi, lỗ tai tại các cơ sở không uy tín, không đảm bảo an toàn.

(6) Nên xét nghiệm máu trước khi kết hôn. Nếu vợ hoặc chồng nhiễm virus viêm gan B, người kia cần tiêm viêm gan B.

(7) Phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan B, cần thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi và tiêm huyết thanh kháng siêu vi B cho bé ngay sau sinh kèm theo vaccine viêm gan siêu vi B.

3. Lịch tiêm phòng viêm gan B chi tiết cho trẻ em và người lớn

Để phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nhất, khuyến cáo trẻ em và người lớn nên tiêm vắc xin phòng đúng lịch và đủ số mũi tiêm, cụ thể như sau:

Vắc xin viêm gan B cần tiêm mấy mũi?

  • Vắc xin ngừa viêm gan B là vắc xin tái tổ hợp, có nguồn gốc từ tế bào nấm men.
  • Tiêm viêm gan B gồm 3 hoặc 4 mũi trong thời gian 6 tháng.

Lịch tiêm phòng viêm gan B chi tiết nhất cho trẻ em và người lớn

– Với trẻ em

Theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng:

  • Mũi 1: mũi tiêm đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi sinh (+ 1 mũi huyết thanh đặc hiệu chống virus B HBIG với trẻ sanh ra từ mẹ bị viêm gan B).
  • Mũi 2: 2 tháng tuổi.
  • Mũi 3: 3 tháng tuổi.
  • Mũi 4: 4 tháng tuổi.

Lưu ý: Những trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan B nên được kiểm tra tình trạng viêm gan B lúc 9-12 tháng hay ít nhất 1-2 tháng sau khi hoàn tất mũi tiêm viêm gan B cuối (trong trường hợp tiêm trễ).

– Với người lớn

Trước khi tiêm vắc xin viêm gan B, người lớn cần làm xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) để biết có bị nhiễm virus HBV không hoặc trong cơ thể đã có kháng thể hay chưa. Nếu HBsAg âm tính (chưa nhiễm virus viêm gan B) và anti-HBs âm tính (chưa có kháng thể viêm gan B), bạn nên tiêm ngừa viêm gan B để phòng bệnh.

Trước khi tiêm vắc xin phòng viêm gan B, bạn cần phải xét nghiệm máu để xác định có bị nhiễm virus viêm gan B không và đã có kháng thể phòng bệnh chưa

Lịch tiêm phòng viêm gan B cho người lớn:

  • Mũi 1.
  • Mũi 2: ít nhất 1 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: ít nhất 6 tháng sau mũi 1.

Lưu ý: Sau khi tiêm ngừa, nên chủ động xét nghiệm anti-HBs (HBsAb) 5 năm một lần và tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin viêm gan B nếu kháng thể phòng bệnh HBsAb < 10 mUI/ml.

4. Những ai nên tiêm phòng viêm gan B?

  • Trẻ sơ sinh.
  • Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi.
  • Người có vợ hoặc chồng, bạn tình bị nhiễm virus viêm gan B.
  • Quan hệ đồng tính.
  • Người dùng chung kim tiêm, ống chích hoặc các vật dụng tiêm chích ma túy khác.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với người bị nhiễm siêu vi gan B.
  • Nhân viên y tế, chăm sóc sức khỏe thường xuyên tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của người khác.
  • Những người mắc bệnh gan mãn tính, bệnh thận, nhiễm HIV, tiểu đường.
  • Du lịch tới các quốc gia có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao.

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC HPVC cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiêm phòng. Ưu điểm khi tiêm phòng tại HPVC:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc – xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại HPVC và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

 


Vắc-xin là gì?

Vắc-xin là chế phẩm thường được dùng cho trẻ nhỏ để bảo vệ khỏi những bệnh nguy hiểm, thường có khả năng gây tử vong. Thông qua việc kích thích sự tự vệ tự nhiên của cơ thể, vắc-xin tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh nhanh hơn và hiệu quả hơn

Cơ chế hoạt động của Vắc-xin như thế nào?

Vắc-xin giúp hệ miễn dịch của bạn tấn công các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn bằng cách chuẩn bị sẵn sàng cho hệ miễn dịch ứng phó với một số bệnh cụ thể. Từ đó, nếu vi-rút hoặc vi khuẩn tấn công cơ thể bạn sau này, hệ miễn dịch của bạn sẽ nhận diện được và biết cách chống lại.

Vắc-xin có an toàn không?

Vắc-xin rất an toàn. Nếu không tiêm hoặc dùng vắc-xin, con của bạn còn có thể bị tổn hại về sức khỏe hơn nhiều do một bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Tất cả vắc-xin đều được kiểm tra độ an toàn một cách nghiêm ngặt, bao gồm cả các thử nghiệm lâm sàng, trước khi được đưa ra sử dụng rộng rãi. Các quốc gia sẽ chỉ đăng ký và phân phối vắc-xin đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng và độ an toàn.

Tại sao tôi cần đưa con đi tiêm chủng?

Vắc-xin có thể cứu mạng sống của con người. Chỉ riêng vắc-xin sởi ước tính đã giúp ngăn chặn tử vọng cho hơn 21 triệu người từ năm 2000 đến 2017. Vắc-xin sẽ giúp bảo vệ con bạn khỏi các bệnh nguy hiểm hoặc nguy cơ bị tử vong, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch đang phát triển như trẻ sơ sinh. Bạn cần phải tiêm chủng cho con mình. Nếu không tiêm chủng thì những bệnh lây nhiễm cao như sởi, bạch hầu và bại liệt, những bệnh đã từng được xóa sổ tại nhiều quốc gia trên thế giới, sẽ có nguy cơ bùng phát trở lại.

Liệu cơ thể của con tôi có tiếp nhận được tất cả các loại vắc-xin?

Có. Nhiều cha mẹ lo lắng rằng nhiều vắc-xin có thể làm quá tải hệ miễn dịch của trẻ. Nhưng trẻ em tiếp xúc với hàng trăm loại vi trùng hàng ngày. Thực tế là, bị cảm lạnh hay đau họng sẽ tạo áp lực lớn hơn đến hệ miễn dịch của con bạn hơn là tiêm chủng.

Nơi tôi ở không có những bệnh này. Tại sao tôi vẫn cần phải đưa con đi tiêm chủng?

Bạn vẫn cần phải tiêm chủng cho con. Mặc dù những bệnh này có thể đã được xóa sổ ở quốc gia hay khu vực bạn đang sinh sống, nhưng chúng ta đang sống ở một thế giới ngày càng kết nối nhiều hơn, điều này nghĩa là dịch bệnh có thể lan từ nơi này sang nơi khác.

Miễn dịch cộng đồng là gì?

Nếu trong cộng đồng bạn sinh sống  có đủ số người được tiêm chủng một bệnh nào đó, thì cộng đồng đó có thể đạt tới mức độ miễn dịch cộng đồng. Khi cộng đồng được miễn dịch, dịch bệnh không thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác vì phần lớn mọi người đã được miễn dịch. Miễn dịch cộng đồng tạo ra một tầng bảo vệ chống lại bệnh cho cả những người chưa được tiêm chủng, như trẻ sơ sinh.

Miễn dịch cộng đồng có thể phòng ngừa, ngăn chặn bùng phát và lây lan dịch bệnh. Bệnh ngày càng hiếm xảy ra và thậm chí có thể hoàn toàn biết mất không còn tồn tại trong cộng đồng.

Vắc-xin có thể khiến con của tôi bị ốm không?

Vắc-xin cực kỳ an toàn, những tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc-xin rất hiếm. Hầu hết các triệu chứng ốm mệt hay khó chịu sau khi tiêm vắc-xin rất nhẹ và tạm thời, ví dụ như hơi đau nhức ở nốt tiêm hoặc sốt nhẹ. Những triệu chứng này có thể được kiểm soát bằng việc dùng thuốc giảm đau do bác sỹ kê, hoặc đắp khăn lạnh lên nốt tiêm. Nếu cha mẹ cảm thấy lo lắng, cha mẹ cần phải hỏi bác sỹ hoặc nhân viên y tế. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng không có bằng chứng nào cho thấy sự liên quan giữa vắc-xin và bệnh tự kỷ.

Vắc-xin có thể phòng ngừa những bệnh gì?

Vắc-xin bảo vệ con bạn khỏi những bệnh nguy hiểm như bại liệt – căn bệnh có thể gây liệt; bệnh sởi – căn bệnh có thể gây viêm não và mù; và bệnh uốn ván – có thể gây co cứng cơ kèm theo đau và khó nhai, khó bú (ở trẻ sơ sinh) và khó thở.

Tôi có thể trì hoãn, không đưa con đi tiêm chủng theo lịch tiêm chủng không?

Một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ con bạn là tuân thủ theo lịch tiêm chủng ở quốc gia mà bạn sinh sống. Nếu bạn trì hoãn và chậm không đưa con đi tiêm vắc-xin, bạn sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh cho con mình.

Tôi có thể để con tôi bị thủy đậu mà không cần đi tiêm vắc-xin?

Mặc dù thủy đậu là một bệnh nhẹ, nhiều bậc cha mẹ có thể vẫn còn nhớ bệnh này từ hồi họ còn nhỏ (vắc-xin thủy đậu lần đầu tiên được giới thiệu năm 1995), nhưng một số trẻ em vẫn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong hoặc khuyết tật vĩnh viễn. Vắc-xin giúp xóa bỏ nguy cơ biến chứng từ bệnh thủy đậu, và phòng tránh trẻ mắc thủy đậu lây sang anh chị em ruột, bạn bè hoặc bạn cùng lớp.

Lịch tiêm chủng hợp lý được khuyến cáo cho trẻ em như thế nào?

Lịch tiêm chủng của mỗi quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào loại bệnh nào là phổ biến nhất. Bạn có thể tìm hiểu tổng quan về các vắc-xin được khuyến cáo và ngày tiêm chủng từ trung tâm y tế ở địa phương, bác sỹ hoặc Bộ Y tế ở quốc gia bạn sinh sống.

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC HPVC cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiêm phòng. Ưu điểm khi tiêm phòng tại HPVC:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc – xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại HPVC và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.


 

Vi rút thủy đậu (varicella virus) là tác nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn nên còn có tên là vi rút thủy đậu – zona (VZV). Vi rút thủy đậu sống được vài ngày trong vảy thủy đậu khi bong ra, tồn tại không khí.

Vi rút dễ bị chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng.

Hầu như mọi người đều bị nhiễm vi rút thuỷ đậu. Ở những vùng khí hậu ôn hòa, ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi bị mắc thủy đậu và ít nhất 95% người lớn bị mắc bệnh. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa đông và đầu xuân.

Thời gian ủ bệnh 2 – 3 tuần, thông thường 14 – 16 ngày. Thời kỳ lây truyền thường từ 1 – 2 ngày trước phát ban và không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên. Sự lây truyền có thể kéo dài hơn ở những người bị thay đổi miễn dịch.

Khi bị bệnh, thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân.

Rất dễ lây

Thủy đậu dễ lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, lây qua đường không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng, lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.

Thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây nhất. Tất cả những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin đều cảm nhiễm với bệnh. Tỷ lệ lây nhiễm cho những người sống cùng bệnh nhân khoảng 70 – 90%. Bệnh nhân zona có thể lan truyền bệnh trong một tuần sau khi mọc ban.

Theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng, trẻ em mắc thủy đậu cần được chăm sóc ở nhà trong 7 ngày. Người lớn mắc bệnh không được đi làm, tránh tiếp xúc với người khác. Sát khuẩn tẩy uế đồ vật bị nhiễm dịch tiết từ mũi họng của người bệnh. Ca bệnh thủy đậu được điều trị triệu chứng. Trong đó, chống ngứa, dùng thuốc kháng vi rút theo chỉ định của bác sĩ. Vệ sinh thân thể, thay quần áo hằng ngày. Bôi thuốc sát trùng, dùng kháng sinh nếu có dấu hiệu bội nhiễm.

 

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, người dân thực hiện một số biện pháp sau:

Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em theo lịch tiêm chủng với sự tư vấn của nhân viên y tế. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh để phòng tránh lây lan.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Người mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 – 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.

 

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC HPVC cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiêm phòng. Ưu điểm khi tiêm phòng tại HPVC:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc – xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại HPVC và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

 

 


1. Sự nguy hiểm của HPV đối với sức khỏe nam giới

HPV (Human Papillomavirus – virus u nhú ở người) là một loại virus lây truyền qua đường tình dục hoặc lây khi tiếp xúc qua da. Có khoảng 100 loại HPV, trong đó có 40 loại gây bệnh ở cơ quan sinh dục người và 15 loại đặc biệt nguy hiểm. 2 loại virus HPV thông thường nhất là HPV-16 và HPV-18 có khả năng gây bệnh ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, HPV còn là nguyên nhân gây ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật và các loại ung thư vùng đầu – cổ. Chủng HPV-6 và HPV-11 có thể gây bệnh sùi mào gà cơ quan sinh dục.

Nam giới có thể nhiễm HPV thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Nguy cơ mắc HPV nam giới cao hơn ở người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục quá sớm, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, da và niêm mạc bị tổn thương,…

HPV ở nam giới là nguyên nhân gây ra: Trên 90% các trường hợp ung thư hậu môn, khoảng 70% trường hợp ung thư hầu họng và trên 60% các ca bệnh ung thư dương vật. Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ mắc ung thư hậu môn liên quan tới HPV cao gấp 17 lần so với nam giới có quan hệ tình dục khác giới.

Ngoài ra, những người đàn ông có hệ miễn dịch suy yếu do HIV hoặc các nguyên nhân khác cũng có nguy cơ cao mắc ung thư hậu môn do HPV. Đặc biệt, đàn ông có HIV có nguy cơ bị mụn cóc sinh dục nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn.

2. Nam giới có nên tiêm phòng HPV?

Virus HPV có thể gấy ra nhièu bệnh ở nam giới như: Nguy cơ bị sùi mào gà do HPV-6, HPV-11 hoặc ung thư miệng, vòm họng, hậu môn, dương vật do HPV-16, HPV-18,… Phụ nữ đã tiêm vắc-xin HPV có thể gián tiếp giúp nam giới được bảo vệ chống lại các loại ung thư và mụn cóc sinh dục. Nam giới có nên tiêm HPV là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Theo ý kiến của chuyên gia thì nam giới có nên tiêm HPV, đây là việc làm cần thiết.

Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành tiêm vắc-xin HPV cho cả trẻ em trai và gái vì virus HPV là nguyên nhân gây mụn cóc sinh dục và nhiều bệnh ung thư cho cả 2 giới. Ngoài việc bảo vệ nam giới khỏi bệnh sùi mào gà, ung thư hậu môn, dương vật, miệng,ung thư vòm họng do virus HPV thì việc tiêm vắc-xin ngừa HPV cho nam giới còn có tác dụng bảo vệ cho bạn tình của họ không bị lây nhiễm HPV.

Đặc biệt, cần tiêm vắc-xin ngừa HPV cho bất cứ nam giới nào có quan hệ tình dục với người đồng giới cho đến 45 tuổi. Ngoài ra, việc tiêm vắc-xin ngừa HPV cho nam giới và nữ giới bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bị HIV/AIDS) cho đến năm 45 tuổi cũng rất cần thiết nếu khi còn nhỏ họ chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ.

3. Hiệu quả của vắc-xin HPV

Các nghiên cứu cho kết luận rằng việc tiêm vắc xin ngừa HPV trước khi có hoạt động tình dục có thể giảm tới trên 90% nguy cơ mắc một số loại ung thư liên quan tới HPV. Nếu một người đã có quan hệ tình dục, có thể đã bị nhiễm một hoặc nhiều loại HPV vẫn có thể chủng ngừa HPV nếu dưới 45 tuổi. Vắc-xin này có thể giúp cơ thể chống lại các loại HPV khác có trong vắc-xin nếu chưa từng bị nhiễm.

Đặc biệt, ngay cả khi đã tiêm vắc-xin HPV, mỗi người vẫn cần phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh để tự bảo vệ khỏi virus HPV và các bệnh có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Một số biện pháp là: Hạn chế số lượng bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục,…

Hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu để loại trừ virus HPV. Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do virus HPV gây ra ở nam giới như ung thư cơ quan sinh dục, ung thư vùng đầu – cổ,… thì biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là tiêm ngừa HPV.


HPV (Human Papilloma Virus) là một loại virus gây u nhú ở người. Không có khuyến cáo tầm soát HPV trước khi tiêm vaccine phòng HPV. HPV có ít nhất 9 chủng và không có khả năng một người nhiễm hết tất cả các chủng này. Do vậy, nếu một người đã nhiễm một chủng HPV thì vẫn nên tiêm ngừa những chủng còn lại.

Sau khi nhiễm HPV, cơ thể cần thời gian dài để thải loại virus. Trong trường hợp chưa được thải trừ hết ra khỏi cơ thể, HPV sẽ tồn tại trong đường niêm mạc của tế bào sinh dục. Nếu cư trú trong cổ tử cung, virus có thể tồn tại và tăng sinh ở đó, làm thay đổi cấu trúc tế bào và có khả năng dẫn đến ung thư.

Mặt khác, dù chúng ta đã nhiễm HPV thì trong cuộc đời, việc quan hệ tình dục sẽ diễn ra rất nhiều lần sau đó. Việc tiêm phòng không có tác dụng cho những lần quan hệ trước đó nhưng sẽ phòng bệnh cho những lần sau. Do đó, không nên nghĩ rằng đã quan hệ tình dục và có nguy cơ nhiễm HPV rồi thì không cần tiêm ngừa nữa, bởi tiêm vaccine là để phòng những chủng mà chúng ta chưa mắc.

Vaccine HPV được khuyến cáo tiêm cho trẻ em từ lúc 9 tuổi, do việc tiêm phòng trước khi có quan hệ tình dục là tốt nhất và có khả năng sinh miễn dịch tốt nhất. Một nghiên cứu ở Bắc Mỹ cho thấy, 45% bé gái 15-16 tuổi đã có HPV trong âm đạo dù chưa quan hệ tình dục.

Ngoài quan hệ tình dục, có những con đường lây truyền HPV khác. Nghiên cứu cho thấy, ở những người quan hệ tình dục lần đầu, có 20% trường hợp nhiễm HPV sau 4 tháng, 45% trường hợp phát hiện HPV sau 26 tháng. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, 50% bé trai có quan hệ tình dục trước 25 tuổi. Do vậy, đợi đến khi quan hệ tình dục mới tiêm vaccine phòng HPV sẽ bị muộn.

Vaccine HPV đã được sử dụng trong thời gian dài và tính an toàn, hiệu quả cũng đã được chứng minh, do đó bạn nên an tâm khi sử dụng.

 


Triệu chứng cúm H5N1 tương tự cúm thông thường như ngạt mũi, đau nhức cơ thể, đặc trưng là ho khan, sốt lạnh, xét nghiệm mới phát hiện virus.

H5N1 lây truyền từ gia cầm sang người, tiếp xúc qua chăn nuôi hay ăn thịt vật nuôi bị nhiễm bệnh. Đây là chủng cúm rất nguy hiểm, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao ở người. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy H5N1 lây từ người sang người.

Dấu hiệu cúm A H5N1 ở mỗi người khác nhau. Các triệu chứng điểm hình bao gồm sốt từ 38 độ C trở lên, ho, đau nhức cơ thể và cơ bắp, đau họng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, đau mắt đỏ (viêm kết mạc). Triệu chứng đặc trưng là ho khan, sốt cao có thể kèm rét run.

Theo Cleveland Clinic, không thể chẩn đoán H5N1 chỉ thông qua triệu chứng, bởi biểu hiện của người bệnh giống với mắc cúm thông thường. Các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm bệnh phẩm lấy từ dịch mũi bệnh nhân.

Cúm gia cầm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng, bao gồm khó thở, viêm phổi, suy hô hấp hoặc suy hô hấp cấp tính. Người bệnh đôi khi bị nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị co giật, thay đổi tâm trạng, suy đa tạng hoặc sốc nhiễm trùng.

Cúm H5N1 được điều trị bằng thuốc kháng virus như Oseltamivir, Peramivir, Zanamivir.

Những người tiếp xúc thường xuyên với chim hoang dã, gia cầm có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Trong đó, nhóm dễ chuyển nặng là phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch suy yếu, người từ 65 tuổi trở lên.

Người nuôi gia cầm có nguy cơ cao mắc cúm H5N1. Do đó, bác sĩ khuyến nghị nhóm này cần thực hiện biện pháp phòng ngừa, dùng các thiết bị bảo hộ. Nếu không làm việc trong ngành chăn nuôi gia cầm, người dân cần tránh xa trang trại, chợ gia cầm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cẩn thận nếu bạn tiếp xúc với vịt trời hoặc các loại chim dưới nước khác. Luôn rửa tay đúng cách, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng. Nếu xuất hiện triệu chứng ho, sốt sau khi đến một khu vực có dịch cúm gia cầm, hãy liên hệ với trung tâm y tế gần nhất.

Tuần trước, Campuchia đã ghi nhận ít nhất 12 người nhiễm cúm A H5N1, trong đó một bé gái 11 tuổi tử vong. WHO cho rằng tình hình virus H5N1 lây lan ở Campuchia là “đáng lo ngại”, đồng thời kêu gọi tất cả quốc gia nâng cao cảnh giác.


Ngoài chó, các loại động vật khác (như mèo, dơi…) cũng có thể truyền bệnh dại cho người. Những vụ tai nạn do chó cắn gần đây dấy lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh dại nếu nạn nhân không đi khám và tiêm vaccine phòng dại kịp thời.

Rất nhiều loài động vật có thể truyền bệnh dại, nhưng hay gặp nhất là ở chó, mèo…. Chúng có thể truyền virus gây bệnh dại qua vết cắn, qua vùng da bị trầy xước. Việc xử trí vết thương sau khi bị chó cắn cực kỳ quan trọng,  ảnh hưởng sống – còn đến sức khỏe sau này của bệnh nhân.

Vết thương khi bị chó cắn

Những dạng vết thương có thể gây ra do động vật cắn:

  • Lỗ thủng
  • Vết rách
  • Trầy xước
  • Bầm tím hoặc sưng tấy

Với những vết thương nhỏ bạn có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên khi vết thương lớn, sâu hoặc bị hở, bạn nên đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách.

Thế nào là vết thương sâu? Đó là những vết cắt nhìn thấy gân hoặc các bộ phận bên trong. Bên cạnh đó, vết thương hở là khi các cạnh của vết cắt không thể kéo lại với nhau được.

Những vị trí vết cắn cần đặc biệt lưu ý:

– Vết cắn ở đầu và cổ:

Ở người lớn ít gặp vết cắn trên đầu, cổ. Tuy nhiên, hầu hết các vết cắn ở trẻ em là ở vùng đầu mặt, tập trung ở môi, mũi hoặc má. Đối với trẻ em dưới 10 tuổi, mất máu sau chấn thương động mạch cảnh là nguyên nhân chính gây tử vong. Vì vậy khi trẻ em bị chó (hoặc động vật khác) cắn có thể gây chấn thương nặng và hồi sức cấp cứu là ưu tiên hàng đầu

Các vết thương xuyên thấu ở cổ và lồng ngực đặc biệt nguy hiểm, có thể cần phải chụp động mạch và thăm dò sớm. Ngoài ra bệnh nhân cần được khám sức khỏe toàn diện, khám thật kỹ trong miệng để loại trừ các vết rách ở má lan vào khoang miệng. Trẻ bị chó cắn ở mặt hoặc đầu cần được cố định cổ cho đến khi loại trừ các tổn thương cột sống cổ.

– Vết cắn ở các chi, đặc biệt bàn tay:

Về mặt giải phẫu, bàn tay có nhiều ngăn nhỏ và tương đối thiếu các mô mềm ngăn cách da với xương, khớp. Khi bị chó cắn, bệnh nhân cần được kiểm tra cẩn thận các chấn thương và ảnh hưởng dây thần kinh nếu bị chó cắn ở bàn tay. Cần dẫn lưu mủ và làm xét nghiệm nuôi cấy vi trùng. Ngoài ra các vết thương ở tứ chi không nên được khâu đóng lại nếu chưa chắc chắn chúng đã sạch sẽ và không bị nhiễm trùng.

Dưới đây là 6 việc bạn cần làm sau khi bị chó hoặc các động vật khác cắn

Bước 1: Cầm máu vết thương vẫn còn chảy máu

-Dùng khăn sạch che và dùng lòng bàn tay ấn mạnh, giữ nguyên áp lực lên vết thương trong 15 phút.

-Dùng một miếng đệm bằng vật liệu sạch (như khăn tay, khăn tắm…), cuộn lại, băng ép trực tiếp lên khu vực bị tổn thương.

-Dùng băng thun quấn quanh miếng đệm để cố định lại; không quấn băng quá chặt vì có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu.

-Nếu máu tiếp tục chảy nhiều, có thể thấm cả qua băng; bạn nên sử dụng băng thứ hai để che cho băng thứ nhất. Khi thấm ướt cả băng và miếng đệm, bạn chỉ việc thay đổi băng thứ hai. Lưu ý đừng “canh chừng” vết thương xem nó đã ngừng chảy máu chưa vì việc bạn ngưng băng ép sẽ khiến chảy máu trở lại.

Bước 2: Nếu vết thương không chảy máu, bạn hãy:

Rửa kỹ các vết cắn/cào dưới vòi nước trong 15 phút với xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Việc rửa nước vết thương đặc biệt quan trọng nếu con chó bị nghi ngờ mắc bệnh dại. Sau khi rửa nước, nên thấm khô bằng vải sạch, băng lại bằng băng vô trùng hoặc một miếng vải khô sạch.

Lưu ý thật nhẹ nhàng với vết thương, không làm dập nát thêm hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay. Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phòng huyết thanh kháng dại vào các vết thương.

Bước 3: Đến cơ sở y tế gần nhất để được vệ sinh vết thương kỹ lưỡng, cắt bỏ những mô hư, trì hoãn đóng vết thương nếu có thể. Ngoài ra, các nhân viên y tế sẽ nâng và cố định chi nếu có chấn thương sưng tấy nhiều.

Bước 4: Với vết thương nghi nhiễm trùng, các bác sĩ có thể lấy mủ hoặc phết vết thương để xét nghiệm nuôi cấy vi trùng. Đồng thời bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh tùy thuộc vào nguy cơ nhiễm trùng của vết thương.

Bước 5: Tiêm ngừa vaccine:

Có hai loại vaccine bạn cần trao đổi với bác sĩ để tiêm ngừa dự phòng.

-Uốn ván: Mặc dù hiếm gặp trường hợp bệnh uốn ván sau khi bị động vật cắn, nhưng tất cả các hướng dẫn đều khuyên nên dự phòng uốn ván cho những bệnh nhân có tiền sử tiêm ngừa hai lần trở xuống.

-Dại: Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương của vết cắn mà bác sĩ sẽ quyết định có cần tiêm huyết thanh trung hòa độc tố dại, cũng như số lượng mũi vaccine dại cần thiết. Với các vết thương do động vật gặm nhấm, gia súc cắn, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định tiêm vaccine dại mà không cần tiêm huyết thanh kháng dại.

Bước 6:  Theo dõi cả người và chó

Hằng ngày bạn nên kiểm tra vết thương để biết các dấu hiệu nhiễm trùng như đau ngày càng tăng, đỏ, sưng hoặc tiết dịch vàng.

Theo dõi chó trong ít nhất 10 ngày. Khi không thể theo dõi con vật (chó hoang hoặc lạc mất…), hoặc khi chúng xuất hiện triệu chứng bệnh dại, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn tiếp.

Nếu là người đam mê xê dịch, bạn cần nhớ rằng các vết thương do động vật hoang dã cắn cũng nên xử lý và điều trị như đối với động vật bị bệnh dại. Nếu các con vật này được bắt ngay và làm xét nghiệm có kết quả âm tính với bệnh dại thì có thể dừng điều trị dự phòng.

Những chú chó thường đáng yêu nhưng lắm lúc cũng đáng sợ. Những khi ấy, bí kíp giắt túi cách xử lý vết thương sẽ giúp bạn đỡ lo lắng và hoang mang. Tiếp theo, bạn hãy lấy lại bình tĩnh và tìm cơ sở y tế gần nhất để được tiêm ngừa vắc xin và hướng dẫn điều trị và theo dõi đúng cách.


1. Bệnh cúm mùa

Bệnh Cúm là một bệnh truyền nhiễm ở đường hô hấp do virus cúm gây ra và lây lan trực tiếp từ người sang người. Bệnh cúm thường có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi….có thể kèm theo triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa lỏng). Bệnh thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, ở trẻ em và người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai ….bệnh có thể diễn biến nặng hơn gây viêm phế quản, viêm phổi nặng, suy hô hấp, viêm não, suy đa phủ tạng…và có thể dẫn đến tử vong.

Tác nhân gây bệnh là virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae, được chia thành 3 tuýp A,B và C. Cúm A xuất hiện cả ở người và động vật, cúm B và C chỉ có ở người. Cúm A được phân týp dựa vào 2 kháng nguyên là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemagglutinin) và kháng nguyên trung hòa N (Neuraminidase) để chia thành các phân týp. Có 16 loại kháng nguyên H từ H1 đến H16 và có 9 loại kháng nguyên N từ N1 đến N9. Tổ hợp của kháng nguyên H và N đã tạo nên rất nhiều phân týp khác nhau của virus cúm A. Trong quá trình lưu hành của virus cúm A, 2 kháng nguyên này, nhất là kháng nguyên H, luôn luôn biến đổi. Những biến đổi nhỏ liên tục gây lệch cấu trúc kháng nguyên (antigenic drift) thường gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ. Những biến đổi nhỏ dần dần tích lại thành những biến đổi lớn, tạo nên phân týp kháng nguyên mới gọi là “thay đổi” kháng nguyên (antigenic shift). Đó là do sự tái tổ hợp giữa các chủng virus cúm động vật và cúm người. Những phân týp kháng nguyên mới này sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu (týp A: gây dịch hàng năm & đại dịch, týp B: gây dịch hàng năm, týp C: gây bệnh tản phát).

Các yếu tố thuận lợi lây nhiễm bệnh cúm là:

  • Thời tiết ẩm ướt hoặc lạnh.
  • Sống, làm việc trong môi trường kín, chật trội.
  • Đến những nơi đông đúc.
  • Công việc phải tiếp xúc nhiều
  • Gia tăng di chuyển giữa các quốc gia.

Các đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh cúm:

  • Người già (> 60 tuổi), đặc biệt sống tập thể.
  • Tất cả trẻ em & thiếu niên (6 tháng – 18 tuổi)
  • Phụ nữ có thai
  • Bệnh nhân có bệnh lý nền: Bệnh hô hấp mạn tính (Hen phế quản, COPD), Bệnh tim mạch, Bệnh chuyển hóa mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch do điều trị hoặc do mắc bệnh (ví dụ nhiễm HIV), Bệnh suy thận mạn tính

 

2. Khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng cúm

2.1. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới

Nên tiêm vắc-xin phòng cúm cho các đối tượng:

  • Trẻ em
  • Người có bệnh mạn tính (hô hấp, tim mạch)
  • Người rối loạn chuyển hóa (bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn, lọc thận…)
  • Người cao tuổi

2.2. Khuyến cáo của CDC-ACIP, Ủy ban thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ:

Nên tiêm vắc-xin phòng cúm cho các đối tượng:

  • Trẻ em, phụ nữ mang thai
  • Người cao tuổi
  • Người có bệnh mạn tính (hô hấp, tim mạch, chuyển hóa)
  • Người chăm sóc, nhân viên y tế.

2.3. Khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam:

Quyết định 2078/QĐ-BYT ban hành ngày 23/6/2011 đã khuyến cáo:

  • Nên tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm.
  • Các nhóm nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng là:
  • Nhân viên y tế
  • Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi
  • Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…)
  • Người trên 65 tuổi.

 

Giá vắc xin tại HPVC bao gồm:
➖ Miễn phí :
Khám, tư vấn, nhắc lịch tiêm, sổ tiêm , lưu giữ lịch sử tiêm

➖ Nhiều tiện ích :
Khu vui chơi , kệ sách cho trẻ , nước uống , wifi, sạc điện thoại, khăn giấy

👉 Hãy nhanh chân đến ngay TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC (HPVC) để trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng và được thăm khám tư vấn miễn phí
Thời gian tiêm ngừa:
⏰ 7h00 – 17h30 (thứ 2 – thứ 7)
⏰ 7h00 – 16h30 (Chủ nhật)
——————-
𝐓𝐈𝐄̂𝐌 𝐂𝐇𝐔̉𝐍𝐆 HẠNH PHÚC-  𝐇𝐏𝐕𝐂
📍 Địa Chỉ: Số 25 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường 2, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng
☎️  Hotline: 02633 726 999
🌐 Website: www.hpvc.vn
📩  hpvc.contact@gmail.com


 

Phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn thường trú trong hầu họng của trẻ em và người lớn.Loại vi khuẩn này có nhiều chủng phức tạp, bệnh dễ lây truyền qua đường hô hấp (tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh khi ho, hắt hơi).

Khi phế cầu khuẩn xâm nhập cơ thể sẽ gây ra những bệnh kể trên , mức độ nặng , đe dọa tính mạng người bệnh ( tỷ lệ tử vong khoảng 10 – 20%)). Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch suy yếu, tỷ lệ tử vong tăng lên tới 50%.

              Mặt khác hiện nay, khuẩn phế cầu còn đề kháng với nhiều loại kháng sinh. Vì vậy trong điều trị cho bệnh nhân  phải sử dụng kháng sinh mà vi khuẩn còn nhạy cảm với liều cao hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh, làm tăng chi phí chữa trị, kéo dài thời gian nằm viện,…Do đó  giải pháp phòng ngừa chủ động các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra chính là Tiêm vắc-xin Phế cầu 13  càng sớm càng tốt khi chưa bị mắc bệnh.

Vắc – xin phế cầu 13  có thể chỉ định cho nhiều lứa tuổi khác nhau :

+  Trẻ em từ 6 tuần tuổi đến người trưởng thành có các yếu tố nguy cơ làm suy giảm sức đề kháng cơ thể .

+  Người cao tuổi > 65 tuổi và người mắc các bệnh mãn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); lao phổi, tim mạch, tiểu đường…

Để phòng ngừa tất cả các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra,  tiêm ngừa vắc-xin Phế cầu 13 là việc làm cần thiết .

 

 

Giá vắc xin tại HPVC bao gồm:
➖ Miễn phí :
Khám, tư vấn, nhắc lịch tiêm, sổ tiêm , lưu giữ lịch sử tiêm

➖ Nhiều tiện ích :
Khu vui chơi , kệ sách cho trẻ , nước uống , wifi, sạc điện thoại, khăn giấy

👉 Hãy nhanh chân đến ngay TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC (HPVC) để trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng và được thăm khám tư vấn miễn phí
Thời gian tiêm ngừa:
⏰ 7h00 – 17h30 (thứ 2 – thứ 7)
⏰ 7h00 – 16h30 (Chủ nhật)
——————-
𝐓𝐈𝐄̂𝐌 𝐂𝐇𝐔̉𝐍𝐆 HẠNH PHÚC-  𝐇𝐏𝐕𝐂
📍 Địa Chỉ: Số 25 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường 2, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng
☎️  Hotline: 02633 726 999
🌐 Website: www.hpvc.vn
📩  hpvc.contact@gmail.com


1. Tổng quan về bệnh sởi, quai bị, rubella

 

 

Bệnh sởi do virus sởi gây ra, bệnh lây lan qua đường hô hấp, nước mũi, nước bọt của người mang mầm bệnh, đặc biệt với người chưa có miễn dịch đặc hiệu. Bệnh sởi nguy hiểm vì có thể gây viêm tai giữa , viêm thanh quản, viêm phế quản – phổi, viêm màng não, …

Khi phát bệnh, người bệnh sẽ bị sốt, phát ban lúc đầu ở mặt sau đó lan ra toàn thân, có thể kèm theo chảy mũi, ho và đỏ mắt, chảy nước mắt.

Bệnh do virus quai bị gây ra, bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp, có thể tạo thành dịch trong cộng đồng. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của bệnh quai bị là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ, kèm theo sốt, sưng và đau hạch góc hàm. Biến chứng đáng lo của bệnh gây ra là khiến 20 – 35% nam giới sau tuổi dậy thì mắc quai bị bị viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn – nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì dễ gây vô sinh ở nam giới.

Bệnh do virus rubella gây ra, bệnh có những biểu hiện giống như bệnh sởi nhưng thường nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, bệnh đặc biệt nguy hiểm vì có thể gây dị tật nặng nề cho thai nhi như đục thủy tinh thể, điếc, khuyết tật tim bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.., thậm chí có thể khiến thai nhi ngừng phát triển.

Sởi, quai bị và Rubella đều là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua đường hô hấp, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nặng nề, đặc biệt với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai, do vậy, mọi người cần có phương pháp để phòng bệnh hữu hiệu.

2. Vắc-xin Sởi – Quai bị – Rubella tiêm khi nào?

Vắc-xin Sởi – Quai bị – Rubella tiêm khi nào là câu hỏi nhiều người quan tâm. Theo đó, phác đồ tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella để phòng bệnh sởi, quai bị, rubella có sự khác nhau giữa các độ tuổi. Cụ thể như sau:

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 7 tuổi:

  • Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2 khi trẻ 4 – 6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra. Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:

  • Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Trường hợp có ý định mang thai, bạn nên tiêm vắc-xin Sởi – Quai bị – Rubella trước khi có thai ít nhất 1 tháng, tốt nhất là trước 3 tháng. Mặc dù chưa có báo cáo về ảnh hưởng tiêu cực của vắc-xin Sởi – Quai bị – Rubella đối với thai nhi, nhưng Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo phụ nữ không tiêm các mũi vắc-xin sống như vắc-xin Sởi – Quai bị – Rubella trong thời gian mang thai.

Đồng thời, tiêm vắc-xin Sởi – Quai bị – Rubella trước khi có thai 3 tháng sẽ giúp cơ thể người mẹ có thời gian tạo miễn dịch đầy đủ, bảo vệ thai nhi hiệu quả, đặc biệt trong những tháng đầu của thai kỳ.

 

Giá vắc xin tại HPVC bao gồm:
➖ Miễn phí :
Khám, tư vấn, nhắc lịch tiêm, sổ tiêm , lưu giữ lịch sử tiêm

➖ Nhiều tiện ích :
Khu vui chơi , kệ sách cho trẻ , nước uống , wifi, sạc điện thoại, khăn giấy

👉 Hãy nhanh chân đến ngay TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC (HPVC) để trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng và được thăm khám tư vấn miễn phí
Thời gian tiêm ngừa:
⏰ 7h00 – 17h30 (thứ 2 – thứ 7)
⏰ 7h00 – 16h30 (Chủ nhật)
——————-
𝐓𝐈𝐄̂𝐌 𝐂𝐇𝐔̉𝐍𝐆 HẠNH PHÚC-  𝐇𝐏𝐕𝐂
📍 Địa Chỉ: Số 25 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường 2, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng
☎️  Hotline: 02633 726 999
🌐 Website: www.hpvc.vn
📩  hpvc.contact@gmail.com

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.