Vaccine khuyến cáo tiêm tốt nhất cho trẻ từ 9 đến 14 tuổi, có quá sớm không?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ủy ban Tư vấn về Thực hành Chủng ngừa (ACIP)Mỹ khuyến nghị tiêm vaccine HPV càng sớm càng tốt, độ tuổi tiêm chủng từ 9 đến 14. Việc này giúp vaccine đạt hiệu quả cao nhất, bảo vệ trẻ trước khi bắt đầu quan hệ tình dục.

Bên cạnh đó, HPV có đường lây âm thầm khác qua tiếp xúc da, đồ dùng cá nhân. Bài báo khoa học đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ năm 2020 chủ đề đường lây HPV phi tình dục. HPV có thể sống nhiều ngày trên các bề mặt như quần áo, vật dụng vệ sinh cá nhân, thiết bị phụ khoa được sử dụng thường xuyên. Virus tồn tại trong nước có thể lây nhiễm sau 7 ngày (kể cả khi ở môi trường khô sau đó), tỷ lệ 30%.

Như vậy, dù không quan hệ tình dục, mọi người vẫn có thể tiếp xúc mầm bệnh khi dùng chung quần áo, đồ lót, khăn tắm; hoặc mầm bệnh lây nhiễm qua vết xước trên da.

Vaccine HPV chỉ tiêm cho nữ giới có đúng không?

Quan điểm chỉ nữ giới mới cần tiêm HPV không đúng. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đào thải HPV ở nam giới thấp hơn nữ giới 26%. Các loại ung thư do HPV ở nam chưa có biện pháp tầm soát để phát hiện bệnh sớm.

Tại Mỹ, nghiên cứu cho thấy HPV có liên quan đến hơn 42.000 ca ung thư, trong đó có khoảng 18.300 bệnh nhân nam. Hơn 90% trường hợp ung thư hậu môn, hơn 60% ung thư dương vật và hơn 70% ung thư vòm mũi họng, ung thư hạ họng, ung thư vùng đầu cổ liên quan tới HPV. Do đó, không chỉ nữ giới, nam giới, cộng đồng đặc biệt (người chuyển giới, đồng tính) cũng rất cần tiêm vaccine HPV để phòng bệnh.

Lịch tiêm vaccine HPV cho bé trai, nam giới như thế nào?

Vaccine thế hệ mới Gardasil 9 (MSD – Mỹ) được chỉ định tiêm cho nữ giới, nam giới, cộng đồng đặc biệt (LGBT, MSM) từ 9-26 tuổi, mở rộng độ bảo vệ khỏi 9 tuýp HPV nguy cơ cao 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 với hiệu quả bảo vệ 94%.

Trước sinh nhật lần thứ 15, trẻ chỉ cần tiêm 2 mũi cách nhau 6-12 tháng sẽ đảm bảo miễn dịch phòng bệnh, tiết kiệm nhiều chi phí. Đối với người từ 15-26 tuổi, phác đồ tiêm vaccine HPV gồm 3 mũi trong 6 tháng.

Vaccine HPV có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nam giới?

Nhiều phụ huynh lo lắng tiêm vaccine HPV sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ về sau hoặc tiêm vaccine phòng các bệnh lây qua đường tình dục sẽ khiến trẻ có xu hướng tò mò giới tính. Đây là các quan điểm chưa đúng do chưa có dữ liệu nào cho thấy vaccine HPV ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau của bé trai và bé gái.

Trẻ có thể tò mò về giới tính và quan hệ tình dục sớm mà phụ huynh không hay biết. Ví dụ theo nghiên cứu của Bộ Y tế và WHO công bố năm 2022, tỷ lệ quan hệ tình dục của trẻ trước 14 tuổi tăng gấp đôi trong 6 năm qua, từ 1,45% năm 2013 lên 3,51% năm 2019.

Nam giới trên 26 tuổi có được tiêm vaccine?

Người trên 26 tuổi vẫn có thể tiêm vaccine HPV nhưng hiệu quả bảo vệ sẽ không tối ưu. Nếu có nhu cầu tiêm chủng, mọi người có thể đến trực tiếp các đơn vị tiêm chủng như VNVC để được các bác sĩ tư vấn.

Việc tiêm vaccine không có nghĩa là loại bỏ 100% nguy cơ mắc các bệnh do HPV. Mọi người vẫn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh như: quan hệ tình dục an toàn, quan hệ một vợ một chồng, hạn chế các chất kích thích, sinh hoạt lành mạnh, duy trì khám sức khỏe định kỳ….

Người đã nhiễm HPV thì có thể tiêm vaccine không?

Có khoảng 12 chủng HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục… Khả năng tái nhiễm virus HPV rất cao, miễn dịch của cơ thể sau khi bị nhiễm trùng tự nhiên không đủ để phòng tránh nguy cơ tái nhiễm, nhưng vaccine lại có thể làm được điều này. Tiêm vaccine giúp phòng các chủng virus khác và phòng tái nhiễm.

Cần làm gì trước và sau khi tiêm vaccine HPV?

Trước khi tiêm, người tiêm cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để có sức khỏe, tinh thần tốt. Mọi người sẽ phải khám sàng lọc trước tiêm, cần khai báo các thông tin về sức khỏe hiện tại, bệnh đã mắc, các thuốc – liệu pháp điều trị đã và đang dùng trong 3 tháng gần nhất, loại vaccine đã tiêm trong vòng 4 tuần và tiền sử phản ứng, dị ứng của cơ thể, dị ứng đã gặp với thức ăn, thuốc…

Sau khi tiêm HPV, người tiêm cần theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Các phản ứng thường gặp của vaccine HPV là: sốt, xuất hiện ban đỏ, đau, sưng và ngứa tại vị trí tiêm… Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn trớ, thở nhanh hay ngắt quãng, da mẩn đỏ… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.

Ngoài ra, vaccine HPV cần thời gian ít nhất 2 tuần để tạo kháng thể bảo vệ cơ thể trước các chủng HPV có trong vaccine. Do đó, sau khi tiêm vaccine, người tiêm vẫn nên quan hệ tình dục an toàn và thực hiện các biện pháp phòng bệnh khác.


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính một 1 USD đầu tư vào tiêm chủng giúp tiết kiệm 16 USD cho phí chăm sóc y tế.

Theo nghiên cứu của WHO năm 2017, chi phí khám và điều trị bệnh tốn kém gấp 16 lần chi phí tiêm vaccine phòng bệnh; tiêm chủng cũng là một hoạt động đầu tư tài chính khôn ngoan.

Thống kê của Trung tâm Tiếp cận Vắc xin Quốc tế của Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) năm 2021 cũng cho thấy cứ 1 USD (hơn 20.000 đồng) đầu tư cho mỗi liều vaccine sẽ tiết kiệm được 20 USD (khoảng gần 500.000 nghìn đồng) trong tổng chi phí sử dụng cho y tế. Một nghiên cứu trên 11 quốc gia châu Âu cho thấy chi phí điều trị bệnh sởi từ 209 đến 480 euro một ca (khoảng hơn 5 đến hơn 10 triệu đồng), trong khi chi phí chủng ngừa và kiểm soát sởi chỉ từ 0.17 đến 0.97 euro (từ hơn 4.000 đến hơn 25.000 đồng) một ca.

Vaccine giúp dự phòng và bảo vệ sức khỏe con người, từ đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Vaccine còn làm giảm số ngày ốm và nhập viện, chi phí chăm sóc y tế, góp phần nâng cao sức khỏe của phụ nữ, cũng như giảm tình trạng tàn phế, mất khả năng lao động do bệnh tật. Ngoài ra, tiêm chủng còn bảo vệ sức khỏe cho người lớn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, nhiều gia đình chưa hiểu rõ về tiêm chủng, khiến trẻ chưa được tiêm vaccine hoặc tiêm chủng không đúng lịch, mắc bệnh, tốn kém chi phí điều trị.

Chị Ngọc An (35 tuổi, Ninh Thuận) từng đưa con nhập viện cấp cứu do phế cầu gây viêm phổi bội nhiễm. Khi đó, bé bị ho nặng kèm theo khó thở, chẩn đoán viêm phổi nặng, có thể suy hô hấp, tử vong nếu không kịp thời điều trị. Vợ chồng phải túc trực ở bệnh viện để chăm sóc con nằm viện hơn một tháng, các khoản chi phí và viện phí tốn kém khoảng 50 triệu đồng. Đến nay, chị An vẫn hối hận khi không cho con tiêm vaccine phòng bệnh.

“Tôi cho rằng con ăn, ngủ đúng giờ giấc, vui chơi khoa học, đảm bảo dinh dưỡng thì sẽ khỏe mạnh, không mắc bệnh. Mũi tiêm phế cầu hơn một triệu đồng không quá đắt với gia đình, song chúng tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc đưa con đi tiêm, đến lúc con bị bệnh thì mới hiểu giá trị của tiêm chủng”, chị An nói.

Còn chị Giàng A Liên (35 tuổi, dân tộc Mông, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) thấp thỏm nhiều ngày nay khi nghe bệnh bạch hầu gây tử vong và có nhiều ca mắc. Con trai 4 tháng tuổi của chị chưa được tiêm loại vaccine phòng bệnh bạch hầu, chị lo con có thể mắc bệnh. Từ sáng sớm ngày 20/9, chị Liên đã dùng xe máy vượt gần 50 km đường đèo dốc, trơn trượt để đưa con đến trung tâm TP Yên Bái tiêm vaccine.

“Lúc tôi còn nhỏ, làng tôi năm nào cũng có trẻ nhỏ, người lớn chết hoặc tàn tật vì sốt bại liệt, bạch hầu, dại… Đến thời con tôi, may mắn là đã có trung tâm tiêm chủng, bọn trẻ có điều kiện tránh bệnh tốt hơn”, chị Liên nói.

Từ hai trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm vaccine đúng lịch và đủ liều để được bảo vệ tốt nhất trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trẻ có nguy cơ mắc bệnh do không được tiêm đúng lịch.

Bác sĩ ví việc không tiêm vaccine mà để trẻ tự mắc bệnh giống như đẩy trẻ ra chiến trường mà không trang bị áo giáp. Điều này khiến trẻ dễ gặp biến chứng nặng khi hệ miễn dịch chưa được diễn tập chống lại các tác nhân gây bệnh.

Đối với những trẻ đã tiêm chủng, việc tiêm trễ không làm giảm tác dụng thuốc hoặc gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Song, nếu trẻ không tiếp tục duy trì mũi tiêm, kháng thể sẽ giảm theo thời gian. Lúc này, vaccine không phát huy hiệu quả bảo vệ như mong đợi, trẻ dễ mắc bệnh.

Đồng thời, bác sĩ cũng nhấn mạnh việc bảo vệ thành quả tiêm chủng, thanh toán các bệnh như đậu mùa, bại liệt… nhờ vaccine. Mọi người nên tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, tiêm bù trong thời gian sớm nhất và tiêm nhắc lại để phát huy gần như tối đa khả năng bảo vệ của vaccine.

Hãy đến Trung Tâm Tiêm Chủng Hạnh Phúc- HPVC nơi trở thành trung tâm tiêm chủng uy tín, an toàn chất lượng được khách tin cậy. Trung Tâm Tiêm Chủng Hạnh Phúc là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vắc – xin phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng. Với đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Kỹ Thuật viên vô cùng tận tâm và chuyên nghiệp. Chất lượng dịch vụ tốt bảo đảm an toàn và HPVC mong muốn đem lại sự hài lòng tuyệt đối đến mỗi khách hàng.


Tiêm phòng trước khi mang thai rất cần thiết, nhằm giúp mẹ bầu phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm như quai bị, thủy đậu, viêm gan B… và đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều chị em vẫn còn chủ quan, chưa chủng ngừa đầy đủ các mũi tiêm trước khi mang thai, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

1. Vì sao nên tiêm ngừa trước khi mang thai?

Đối với sức khỏe mẹ bầu

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi về thể chất, hệ thống miễn dịch suy giảm nên mẹ bầu rất dễ bị tấn công bởi các bệnh lý nguy hiểm như sởi, quai bị, thuỷ đậu…

Nếu mẹ mắc phải một số bệnh truyền nhiễm, khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi rất cao. Thậm chí, thai nhi có thể ngừng phát triển, chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh… Đó chính là lý do tại sao chị em cần phải tiêm phòng trước mang thai.

Đối với thai nhi

Mẹ được chủng ngừa đầy đủ sẽ giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi chào đời. Đặc biệt, một số loại vắc xin có khả năng tạo sức đề kháng cho bé từ khi còn trong bụng mẹ, nhờ đó giúp phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Lưu ý, chị em cần phải tiêm phòng trước khi mang thai theo đúng các quy định về an toàn tiêm chủng bởi một số vắc xin virus sống có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Ngoài ra, mẹ bầu cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

2. Những vắc xin cần tiêm ngừa trước khi mang thai

Dưới đây là danh sách các mũi tiêm trước khi mang thai cần thiết để giúp bảo vệ mẹ và bé tránh khỏi những bệnh lý nguy hiểm:

2.1. Vắc xin sởi, quai bị và Rubella (MMR)

Sởi, quai bị và Rubella (bệnh sởi Đức) là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Nếu người mẹ mắc các bệnh này khi mang thai thì nguy cơ thai nhi bị dị tật, chết lưu, sinh non… rất cao. Hiện nay, phụ nữ có thể tiêm phòng trước khi mang thai bằng mũi MMR – vắc xin phối hợp sởi, quai bị và Rubella để phòng bệnh.

2.2. Vắc xin thủy đậu

Vắc xin thủy đậu cũng nên được tiêm trước khi mang thai. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây lan cao, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có thể gây dị tật hình thể, liệt tay chân cho bé. Ngoài ra, mẹ mắc bệnh thủy đậu khi gần sinh còn có thể lây truyền virus thủy đậu sang cho trẻ khi sinh nở.

2.3. Vắc xin viêm gan siêu vi B

Viêm gan B là một căn bệnh về gan do virus HBV gây ra. Nếu mẹ bị nhiễm trong 3 tháng giữa thai kỳ, nguy cơ lây truyền cho trẻ là 10-20%, 3 tháng cuối thai kỳ là 90%. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp và phá hủy nặng nề đến gan, về lâu dài gây xơ gan, ung thư gan…

2.4. Vắc xin cúm

Bà bầu khi mắc bệnh cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến thai nhi bị các dị tật như hở hàm ếch và sứt môi. Vì thế, việc tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai rất cần thiết.

2.5. Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván

Đây đều là những bệnh dễ gặp và vô cùng nguy hiểm với thai nhi. Vì vậy, chủ động tiêm ngừa trước khi mang thai vắc xin uốn ván – bạch hầu và ho gà sẽ giúp phòng tránh các dị tật bẩm sinh ở trẻ do bệnh gây ra.

2.6. Vắc xin ung thư cổ tử cung (HPV)

Vắc xin ung thư cổ tử cung là một trong các mũi tiêm trước khi mang thai.HPV là một loại virus gây u nhú ở người. Mặc dù không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, nhưng thống kê có hơn 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. Vì thế, nếu bạn dưới 26 tuổi, chuẩn bị kết hôn và mang thai thì không nên bỏ qua loại vắc xin này.

3. Cần làm gì khi quên tiêm chủng trước khi mang thai?

  • Không được tiêm bù vì mỗi loại vắc xin đều có thời điểm và số mũi tiêm riêng.
  • Vì cơ thể yếu hơn so với những phụ nữ đã được tiêm phòng nên bạn cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học nhằm nâng cao đề kháng.
  • Tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để có phương án khắc phục phù hợp nhất.

4. Tiêm phòng trước khi mang thai và những thắc mắc thường gặp

4.1. Tiêm ngừa trước khi mang thai cần lưu ý gì?

  • Xét nghiệm kháng thể trước khi chích ngừa hay không tùy trường hợp. Tiêm chủng đúng theo lịch tiêm phòng của bác sĩ tư vấn đưa ra trong mỗi lần thăm khám.
  • Trong thời gian chủng ngừa các loại vắc xin, nên sử dụng các biện pháp tránh thai ít nhất 1 tháng nếu là vắc xin sống. Nếu không may, mang thai trong thời gian đó, cần báo ngay bác sĩ, tham khảo ý kiến và theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Không nên tiêm phòng khi cơ thể có các triệu chứng như sốt, cảm cúm, đang mắc các bệnh về xương khớp, thận…
  • Sau khi tiêm phòng, cần theo dõi cơ thể từ 24 – 48 giờ để phòng các phản ứng phụ, sốc thuốc có thể xảy ra. Khi có các biểu hiện như co giật, ngất xỉu, choáng váng, chóng mặt bạn nên đưa bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu gần nhất.

4.2. Tiêm phòng trước mang thai lần 2 có giống lần 1 không?

Cũng giống như lần đầu, trước khi mang thai lần 2 chị em cũng nên tiêm ngừa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, các loại vắc xin cần tiêm sẽ phụ thuộc vào số lượng vắc xin đã chủng ngừa trước đây, thời gian tiêm gần nhất cách mấy năm, kháng thể còn cao hay không.

Vì vậy, bạn cần xét nghiệm kháng thể để xác định có nên tiêm lại hay không (đã từng tiêm vắc xin). Tốt nhất, nên gặp Bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về việc nên tiêm ngừa loại nào.

4.3.  Tiêm chủng trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?

Mỗi loại vắc xin sẽ có tác dụng phòng bệnh trong một thời gian nhất định. Cụ thể:

  • Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván cần tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.
  • Vắc xin cúm cần tiêm ngừa nhắc lại mỗi năm.
  • Vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung có tác dụng khoảng 30 năm.
  • Vắc xin viêm gan B, sau khi chủng ngừa đầy đủ 3 mũi và tiêm nhắc lại mũi thứ 4 (sau 1 năm) thì gần như có thể miễn dịch suốt đời với virus HBV.
  • Vắc xin thủy đậu có thời gian phòng bệnh khoảng 15 năm. Phụ nữ nên đi tiêm mũi tăng cường để phòng bệnh hiệu quả.

4.4. Tiêm vắc xin trước khi mang thai có an toàn không?

Nhiều chị em có tâm lý lo sợ việc tiêm vắc xin trước khi mang thai sẽ gây hại. Tuy nhiên, các mũi tiêm trước khi mang thai là các loại vắc xin tái tổ hợp hoặc vắc xin bất hoạt nên rất an toàn. Không chỉ vậy, theo Bộ Y tế, nếu tuân thủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng thì sẽ không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

4.5. Các tác dụng phụ khi tiêm phòng trước mang thai

Sau khi tiêm ngừa, chị em có thể sốt nhẹ, đau tại vị trí tiêm, sổ mũi, mệt mỏi, hắt hơi… Các triệu chứng này sẽ thuyên giảm và hết hẳn sau một vài ngày mà không cần dùng thuốc điều trị.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt cao liên tục, ngủ li bì, co giật… cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và can thiệp kịp thời.


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận virus đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan khicon người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Vật chủ là các loài gặm nhấm và linh trưởng. WHO cho rằng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với các loài hoang dã, đặc biệt là động vật bệnh hoặc đã chết, nếu không sử dụng biện pháp bảo hộ cá nhân. Ở các nước có virus lưu hành, người dân cần nấu chín kỹ thịt hoặc nội tạng của động vật trước khi ăn.

Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, chẳng hạn nói chuyện đối mặt, da kề da, miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục. Các nhà khoa học chưa xác định được bệnh có thể lây truyền trong bao lâu, nhưng nói chung người bệnh được coi là vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác đến khi toàn bộ vết thương đóng vảy, lớp vảy đã bong ra và hình thành một lớp da mới.

Virus cũng có thể lưu lại khi người bệnh chạm vào quần áo, ga, gối, khăn mặt, các đồ vật, dụng cụ ăn như bát đĩa, xoong chảo, đồ điện tử hoặc các bề mặt. Người khác chạm vào những đồ vật này cũng bị nhiễm virus. Mọi người cũng có thể lây virus khi hít phải vảy da tróc ra từ người bệnh vướng vào quần áo, ga gối hoặc khăn mặt. Cơ chế này được gọi là lây truyền qua vật trung gian (fomite).

Vết loét, tổn thương trong miệng cũng có nguy cơ lây nhiễm. Virus phát tán qua tiếp xúc trực tiếp đường miệng, giọt bắn hô hấp, bụi khí (aoresol) phạm vi gần. Theo WHO, các nhà khoa học chưa thể hiểu hết về cơ chế lây truyền qua không khí của bệnh đậu mùa khỉ, cần nghiên cứu thêm.

Virus cũng có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi, từ mẹ sang trẻ sơ sinh qua tiếp xúc da kề da, từ cha mẹ sang trẻ nhỏ khi tiếp xúc gần.

Hình ảnh 3D mô phỏng virus đậu mùa khỉ. Ảnh: WHO

WHO đã ghi nhận các ca đậu mùa khỉ không triệu chứng, tuy nhiên các nhà khoa học chưa rõ liệu những bệnh nhân này có làm lây lan virus hay không. Các mẫu DNA từ virus đã được tìm thấy trong tinh dịch, nhưng giới chuyên gia chưa rõ bệnh có truyền qua đường tinh dịch, dịch âm đạo, nước ối, sữa mẹ hay máu không. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để làm rõ điều này.

Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ không giới hạn ở những người quan hệ tình dục thường xuyên hoặc đàn ông quan hệ tình dục đồng giới. Bất cứ ai tiếp xúc gần với người có triệu chứng bệnh đều có khả năng mắc bệnh.

Nhiều trường hợp báo cáo được xác định ở nam quan hệ tình dục đồng giới. Với thực tế virus lây lan qua các mối quan hệ xã hội, đàn ông quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ phơi nhiễm cao hơn nếu tiếp xúc với người bệnh.

Một số trường hợp mắc đậu mùa khỉ đã được xác định ở các phòng khám sức khỏe tình dục. Theo WHO, các ca bệnh được báo cáo nhiều trong cộng đồng quan hệ tình dục đồng giới nam là do nhóm này khám sức khỏe thường xuyên hơn. Các nốt ban của bệnh đậu mùa khỉ giống với một số bệnh lây qua đường tình dục như herpes và giang mai, có thể gây nhầm lẫn.

WHO khuyến khích cộng đồng đồng tính nam, song tính và nam quan hệ tình dục đồng giới khác nâng cao nhận thức để bảo vệ những người có nguy cơ cao.

Hiện WHO chưa ghi nhận ca đậu mùa khỉ lây từ người sang động vật, song đây vẫn là một nguy cơ tiềm ẩn. Người mắc bệnh hoặc nghi nhiễm virus cần tránh tiếp xúc gần với động vật, bao gồm thú cưng (như mèo, chó, chuột hamster…).


 

Phản ứng sau tiêm chủng

Theo Thông tư 34/2018/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các vắc xin. Các biểu hiện này thường nhẹ và có thể tự khỏi, thường xảy ra sau quá trình tiêm chủng vắc xin, bao gồm các triệu chứng xuất hiện tại chỗ như đau, sưng, ngứa, đỏ hoặc vừa sưng vừa đỏ tại vị trí tiêm; toàn thân có triệu chứng như sốt dưới 39°C và các triệu chứng khác (mệt mỏi, khó chịu, chán ăn). Rất hiếm có phản ứng ở mức độ nặng (khó thở, tím tái, sốt cao co giật, quấy khóc kéo dài, ngưng thở, hội chứng sốc nhiễm độc, phản ứng phản vệ, để lại di chứng, có thể đe dọa tính mạng và tử vong).

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại các nguyên nhân dẫn đến phản ứng sau tiêm chủng như sau:

1. Phản ứng liên quan đến vắc xin

Là những phản ứng liên quan đến thành phần có trong vắc xin, thông thường đều là những phản ứng nhẹ và tự khỏi. Phản ứng nghiêm trọng liên quan đến vắc xin rất hiếm gặp.

2. Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng

Là phản ứng liên quan đến quá trình bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm chủng vắc xin không đúng. Những phản ứng này đều có thể phòng  ngừa được.

3. Phản ứng liên quan đến lo lắng khi tiêm chủng

Đây là phản ứng của cơ thể do sự lo lắng quá mức với tiêm chủng. Phản ứng này hay gặp ở nhóm trẻ lớn, người lớn, đặc biệt là trong các đợt dịch.

4. Trùng hợp ngẫu nhiên

Là phản ứng sau tiêm không phải do vắc xin hay sai sót tiêm chủng, cũng không liên quan lo lắng khi tiêm chủng, mà là do bệnh lý sẵn có của đối tượng được tiêm chủng. Phản ứng có thể xảy ra trùng hợp với thời điểm tiêm chủng và đôi khi có thể bị cho là do tiêm chủng vắc xin.

Một số nghiên cứu cho thấy các bệnh trùng hợp ngẫu nhiên này có liên quan đến đột tử không mong muốn (tại Hoa Kỳ tỷ lệ tử vong do SIDS trong vòng 4 tháng đầu đời chiếm tới 72% tổng số tử vong đột ngột ở trẻ đẻ sống dưới 1 tuổi), sặc sữa, tai nạn, nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, bệnh bẩm sinh, tim bẩm sinh, sang chấn sản khoa,…

Tại sao phải theo dõi phản ứng sau tiêm 30 phút tại điểm tiêm chủng?

Nguyên tắc vàng trong tiêm chủng là tất cả mọi người cần ở lại theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để theo dõi, vì đây là khoảng thời gian có thể xuất hiện các phản ứng sớm và nặng, như phản ứng phản vệ.

Phản ứng phản vệ là phản ứng nghiêm trọng của cơ thể khi tiếp xúc đối với một kháng nguyên, có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiêm. Tuy nhiên, một số trường hợp phản ứng phản vệ có thể xảy ra sau 30 phút hoặc lâu hơn sau khi tiếp xúc và liên quan đến da, đường hô hấp, hệ tim mạch và/hoặc đường tiêu hóa. Nhiều vị trí trên cơ thể có thể bị ảnh hưởng và các triệu chứng này không nhất thiết phải diễn tiến từ nhẹ (như nổi mày đay, da mẩn đỏ) đến nghiêm trọng (như tắc nghẽn đường dẫn khí, sốc khó điều trị).

Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng bao gồm đỏ bừng, da mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, cảm giác thở nhanh, nghẹt thở hoặc khó thở, sưng phù mi mắt, đánh trống ngực và chóng mặt.

Các triệu chứng quá mẫn bao gồm nổi mề đay, phù mạch, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, thở khò khè, thở rít, da tím tái và ngất. Sốc có thể tiến triển trong vòng vài phút, và người bệnh có thể co giật, không đáp ứng dẫn đến tử vong. Trụy tim mạch có thể xuất hiện mà không có triệu chứng hô hấp hoặc các triệu chứng khác.

Do đó, nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như trên cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

Tại sao phải theo dõi phản ứng thêm 24-48 giờ tại nhà sau tiêm chủng?

Thông thường mỗi cá thể phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ trong vòng 30 phút sau tiêm, một số phản ứng khác như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm sẽ tự khỏi trong 24h, tuy nhiên một số rất ít cơ thể lại có phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là phản ứng phản vệ sau tiêm. Chính vì vậy sau khi tiêm vắc xin, ngoài việc ở lại điểm tiêm theo dõi 30 phút thì trẻ em và người lớn cần theo dõi phản ứng sau tiêm tại nhà trong khoảng 24-48 giờ

Thông thường, sau tiêm chủng, người được tiêm/uống vắc xin thường gặp một số phản ứng như: sốt nhẹ dưới 38 độ C. Lúc này, phụ huynh/người thân cần cho người được tiêm uống nhiều nước, lau mát bằng nước ấm, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, mặc quần áo và nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38 độ, trẻ có bệnh lý về tim mạch, viêm phổi hoặc có tiền sử sốt cao co giật..

Đối với phản ứng tại chỗ như đỏ, sưng tấy tại chỗ tiêm, thường sẽ tự khỏi trong vài ngày hoặc 1 tuần. Chườm lạnh có thể giúp giảm đau, giảm sưng; tuyệt đối không chườm nóng, xoa dầu, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.

Đối với những biểu hiện lạ sau tiêm chủng cần nhanh chóng đưa ngay người được tiêm/uống vắc xin đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe:

  • Biểu hiện phản ứng phản vệ xảy ra trong vòng 24 giờ sau tiêm vắc xin sau tiêm gồm: sốt cao trên 39 độ C khó hạ, kích thích, vật vã, nổi mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được; khó thở, nghẹt thở; đau quặn bụng, tiêu tiểu không tự chủ; đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê; choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài li bì trên 3 tiếng.
  • Phản ứng mẫn cấp tính, thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau tiêm chủng với một số biểu hiện như: thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phù nề thanh quản; phát ban, phù nề ở mặt hoặc phù nề toàn thân. Trường hợp phản ứng nặng cần khẩn trương cho thở oxy và xử trí như sốc phản vệ.

 


1. HPV là nguyên nhân chính ung thư cổ tử cung

HPV cũng là nguyên nhân gây ung thư hậu môn, ung thư trực tràng, ung thư vòm họng, bệnh xảy ra ở cả nam và nữ. Riêng nam giới, HPV còn gây nên ung thư dương vật, ung thư tiền liệt tuyến. Có tới 80% phụ nữ quan hệ tình dục bị nhiễm HPV trong cuộc đời. Một nghiên cứu ở TP HCM cho thấy, khoảng 11% phụ nữ đã quan hệ tình dục xét nghiệm phát hiện HPV dương tính, trong đó hơn 9% mắc chủng HPV có nguy cơ ung thư cao. Trong quá trình nhiễm HPV, có thể chúng ta hoàn toàn không nhận biết được và sau khi lây nhiễm cũng không hề có biểu hiện gì, nên nhiều người quan hệ tình dục với người bị dương tính với HPV nhưng không hề hay biết.

HPV thường được biết đến là một loại virus gây bệnh phổ biến ở nữ giới. Tuy nhiên, thực tế xác suất nhiễm HPV trung bình trong đời ở nam giới ước tính lên đến 91%, cao hơn hẳn so với con số ở nữ giới là 85%.

HPV là loại virus DNA nhỏ nhất được biết đến cho tới nay, có hình tròn giống như một quả bóng. Nhiều người nhầm tưởng HPV chỉ có 1 chủng duy nhất nhưng trong thực tế, HPV có tới hơn 200 chủng, khoảng 40 trong số đó dễ dàng gây bệnh cho người, tùy theo mức độ hung dữ của từng chủng có thể chia thành nhóm gây ung thư và nhóm không gây ung thư. Nhóm gây ung thư: gồm các chủng nguy cơ cao nhất 16 và 18; các chủng có nguy cơ thấp hơn như 6, 11, 31, 33, 45, 52, 58…

Việc nhiễm dai dẳng một số chủng HPV nguy cơ cao có thể dẫn đến mắc các bệnh lý ung thư sinh dục nguy hiểm. Tính trên toàn thế giới, HPV gây ra gần 1/20 các căn bệnh ung thư ở cả nam và nữ (630.000 ca mắc mới mỗi năm), trong đó tỷ lệ ở nữ là 8,6% các ca ung thư được gây ra bởi HPV.

2. Virus HPV lây nhiễm qua hình thức nào?

HPV lây lan qua tiếp xúc da kề da. Virus HPV “thích” các tế bào biểu mô. Da và niêm mạc của con người được bao phủ bởi một lớp tế bào biểu mô mỏng (niêm mạc thực chất là màng nhầy, che phủ mặt trong hốc mũi, mặt trong đường hô hấp, mặt trong khoang miệng và ống tiêu hoá).

Đường xâm nhập của HPV là phần da hoặc niêm mạc bị tổn thương, ngay cả những tổn thương nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy cũng sẽ là cơ hội cho virus tấn công. Tại bề mặt da, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gió thổi, nhiệt độ nóng lạnh, đều có thể gây ra nhiều những tổn thương nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy. Niêm mạc cũng vậy, khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường miệng hay là hậu môn, rất dễ bị trầy xước. Qua vết trầy xước đó thì các hành vi tiếp xúc giữa da/niêm mạc đều có thể lây truyền HPV.

HPV là vi rút DNA nhỏ nhất, da và niêm mạc của người có rất nhiều lối vào và đó là hai lí do để HPV phổ biến đến mức như cảm lạnh.

Virus HPV không vào máu, vì vậy xét nghiệm máu không thể phát hiện ra HPV.

3. Các vấn đề sức khỏe khi HPV xâm nhập

Sau khi thâm nhập vào cơ thể, virus HPV sinh sôi nhanh chóng.

Trường hợp 1, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt, virus HPV sẽ bị tiêu diệt và mất khoảng 2 năm để cơ thể tiêu diệt được số virus HPV này. Có 95% số chủng virus HPV được tiêu diệt theo cách này. Trong trường hợp này cơ thể không cảm nhận được bất cứ dấu hiệu bất thường nào và có thể không biết mình đã từng nhiễm HPV.

Trường hợp thứ 2 xảy ra với 5% số chủng virus HPV còn lại. Hệ miễn dịch bị suy giảm. Số lượng virus HPV quá nhiều sẽ thể hiện trên xét nghiệm là dương tính với HPV. Virus khi ấy ngay lập tức tấn công mạnh hơn và sinh ra mụn cóc, sùi mào gà, hậu quả cuối cùng là bị ung thư.

Như vậy kết luận là, khoảng 90% các trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi sau 2 năm và không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Nhưng đôi khi nhiễm trùng HPV không biến mất mà có thể khiến người bệnh gặp tình trạng mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư. Tuy đều là HPV song các loại virus gây ra mụn cóc sinh dục không giống như những loại có thể dẫn đến ung thư.

 

4. Làm thế nào để không bị HPV?

a. Tiêm vắc-xin HPV

Tiêm vắc-xin HPV là cách giảm nguy cơ bị nhiễm virus an toàn và hiệu quả. Để vắc-xin HPV phát huy hiệu quả tối đa, nên tiêm trước khi có tiếp xúc với virus. CDC khuyến nghị tất cả bé trai và gái nên tiêm 2 liều vắc-xin HPV ở độ tuổi 11 – 12, hoặc có thể bắt đầu sớm nhất từ lúc 9 tuổi. Ngoài ra, nam và nữ trước 26 tuổi nên tiêm vắc-xin nếu chưa được chủng ngừa trước đây. Từ năm 2018, FDA đã công nhận tiêm vaccine HPV cho cả đối tượng từ 27 đến 45 tuổi.

Lưu ý: Phụ nữ mang bầu không nên tiêm vaccine HPV. Những người đang mắc HPV cũng không nên tiêm vaccine.

 

b. Quan hệ tình dục an toàn

Tức là tình dục chung thủy, dùng các biện pháp phòng tránh như bao cao su, màng ngăn âm đạo, màng chắn miệng. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ như tắm rửa hàng ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục, không sử dụng chung khăn tắm, không mặc chung quần áo đặc biệt là đồ lót với những người đang mắc bệnh.

Nếu không may phát hiện nhiễm HPV, cần phải thay quần áo lót hàng ngày, khử trùng ở nhiệt độ cao, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, sử dụng chậu riêng, thay quần áo lót mỗi tháng.

Nâng cao sức đề kháng bằng cách để tinh thần vui vẻ thoải máiTinh thần rất quan trọng với hệ miễn dịch, mọi sự lo lắng, cáu giận hay sân si đều có nguy cơ bùng phát HPV.

Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Không thức khuya, ngủ đủ giấc, đảm bảo giấc ngủ sâu, ngủ ngon. Đi bộ, chạy, hay tập thể dục là những biện pháp phòng và đẩy lùi HPV rất hiệu quả.

 

5. Có nên tiêm HPV hay không?

Các nhà khoa học đã tạo ra một lớp vỏ hình cầu giống hệt vỏ protein của HPV, được gọi là vaccine. Chỉ có vỏ và không có bất kì ADN nào của vi rút.

Vì có hình thái bề ngoài giống nhau, nên đối với hệ thống miễn dịch trong cơ thể thì vaccine HPV và virus HPV giống nhau.

Mà như đã nói ở trên, HPV cư trú ở lớp biểu mô, nơi không tiếp xúc trực tiếp với bất kì mạch máu nào. Mà các tế bào miễn dịch của cơ thể tồn tại trong máu, như vậy cho thấy vị trí mà virus HPV trú ngụ không tiếp xúc được với các tế bào miễn dịch, để các tế bào miễn dịch nhận ra và tiêu diệt virus. Chính vì vậy, mọi hoạt động sinh sôi nảy nở của virus đều diễn ra âm thầm mà không hề bị hệ thống miễn dịch chú ý tới. Chỉ khi số lượng virus quá nhiều, gây ra bất thường thì mới khiến hệ thống miễn dịch chú ý và có thể thành ung thư mà chúng ta không hề hay biết. Đó cũng là nguyên nhân người nhiễm HPV có nồng độ kháng thể trong máu rất thấp.

Nhưng vaccine HPV thì ngược lại, sau khi tiêm vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ lầm tưởng rằng virus HPV đang phát triển và xâm nhập vào máu. Ngay lập tức, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh các tế bào miễn dịch tấn công tiêu diệt virus, từ đó hình thành hệ thống phòng thủ đặc hiệu cho cơ thể.

Điều này chứng minh rằng: tiêm vắc xin rất có giá trị. Đồng thời cũng là câu trả lời cho việc có nên tiêm vaccine HPV hay không.


 

Lại một mùa Tết Trung Thu nữa lại đến, tri ân dành cho Quý khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng Trung tâm tiêm chủng cho trẻ em và người lớn HPVC trong suốt thời gian vừa qua. Trung Tâm Tiêm Chủng Hạnh Phúc HPVC mang đến món quà là “Những Chiếc Lồng Đèn Nhỏ Xinh” dàng tặng những bạn nhỏ khi đến tiêm chủng.

Kính chúc Quý khách hàng một mùa lễ Trung Thu vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình 🥰

 

Thời gian làm việc trong tuần từ : 7️⃣h0️⃣0️⃣1️⃣7️⃣h3️⃣0️⃣ ( thứ 2 đến thứ 7). 7️⃣h0️⃣0️⃣1️⃣6️⃣h3️⃣0️⃣ (chủ nhật, ngày lễ) nâng cao công tác phòng dịch theo quy định 5K, đảm bảo an toàn cho khách hàng và nhân viên.😷😷

– 𝐓𝐈𝐄̂𝐌 𝐂𝐇𝐔̉𝐍𝐆 HẠNH PHÚC- 𝐇𝐏𝐕𝐂 📍

Địa Chỉ: Số 25 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường 2, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng.

🌐 Website: www.hpvc.vn 📩 hpvc.contact@gmail.com

☎️ Hotline: 02633 726 999


Đã chính thức khép lại kì nghỉ hè, trẻ trong độ tuổi đi học có “khoảng trống miễn dịch” do chưa tiêm vắc xin nhắc lại hoặc tiêm vắc xin chưa đầy đủ khiến trẻ có thể nhiễm bệnh như cúm, viêm phổi, viêm màng não… phải nghỉ học điều trị dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng học tập và tương lai. Bố mẹ cần cho trẻ đi tiêm bổ sung vắc xin sớm 1 ngày, con đến trường an toàn 1 ngày.

Đăng ký ngay các vắc xin quan trọng để trẻ được bảo vệ, an tâm đến trường học tập, tránh được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trung Tâm Tiêm Chủng Vắc Xin Hạnh Phúc có sẵn:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hiện thuốc đang có sẵn tại TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC. Hãy đến TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC – HPVC để được kiểm tra và tiêm ngừa sớm để có thể phòng ngừa được nhiều căn bệnh cho trẻ trước khi đến trường.


Trẻ càng nhỏ, khả năng bệnh càng cao, biến chứng càng nặng. Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tiêm cho bé giúp bảo vệ trẻ khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Lao, Viêm gan B, Bạch hầu- ho gà- uốn ván, Bại liệt, Hib (Haemophilus influenzae Type b), Rotavirus, cúm, sởi, quai rubella, các bệnh do phế cầu khuẩn, viêm màng não mủ, Viêm não nhật bản, tả, thương hàn, HPV (Human papilloma virus)…

Khi trẻ dưới 5 tuổi, Hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện đặc biệt đối với trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Trong khi đó, điều kiện môi trường phức tạp, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ diễn biến bất thường… là điều kiện rất thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, lây lan và gây bệnh đặc biệt các bệnh truyền nhiễm. Dịch bệnh tấn công là một trong những nguy cơ tiềm ẩn luôn thường trực đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chưa kể hiện nay, một số dịch bệnh đang có khuynh hướng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp như Covid-19, cúm A/H1N1, A/H5N1, viêm phổi do phế cầu… trong khi đó, khả năng điều trị một số bệnh của y học hiện đại vẫn còn hạn chế, thậm chí ngay cả khi đã được điều trị kịp thời vẫn có thể tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề. Đó là lý do vì sao trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi cần được tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe trọn đời.

Lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ chính là việc chủ động sử dụng vắc xin để giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể. Kháng thể được hình thành có nhiệm vụ tiêu diệt vi rút, vi khuẩn và tồn tại trong máu để bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây bệnh ở những lần xâm nhập sau.

Bảng lịch tiêm chủng cho bé từ 0-12 tháng tuổi.

 

Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, trẻ cần được tiêm vắc xin phòng lao và viêm gan B. Đây là những mũi tiêm đầu đời, mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ, tránh lây truyền virus từ mẹ sang con. Chậm trễ trong việc tiêm vắc xin phòng lao ở trẻ sơ sinh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lao ở trẻ, thậm chí nhiều trẻ có thể nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh, khi hệ miễn dịch của trẻ còn khá non nớt, không đủ khả năng tự bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài. Hệ quả, lao gây bệnh tại phổi và có thể lây lan sang các cơ quan khác như xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim, màng não… Trong các thể lao, lao màng não ở trẻ sơ sinh có thể để lại những hậu quả nặng nề với trẻ như: liệt tay chân, động kinh, bại não, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần,…

Viêm gan siêu vi B là vấn đề sức khỏe toàn cầu, là tác nhân gây ung thư đứng thứ 2 sau thuốc lá và là nguyên nhân của hơn 80% các trường hợp ung thư nguyên phát. Nếu thai phụ nhiễm virus viêm gan B, khả năng lây nhiễm cho thai nhi là 30% – 40%. Mẹ có thể lây truyền virus viêm gan B cho thai nhi từ trong tử cung, lúc sanh hoặc sau sanh. Nếu trẻ được tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sanh, hiệu quả bảo vệ trước virus viêm gan B có thể lên đến 95%.

Khi trẻ tròn 2 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc xin phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm như: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, các bệnh do Hib, tiêu chảy do Rota virus, các bệnh do phế cầu khuẩn như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn. Để hạn chế đau đớn cho trẻ khi phải tiêm nhiều mũi, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại, Ba Mẹ có thể chọn tiêm vắc xin kết hợp 6 trong 1 phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib); hoặc vắc xin 5 trong 1 (không có thành phần kháng nguyên viêm gan B).

Bên cạnh vắc xin kết hợp 6 trong 1, 5 trong 1, vắc xin phòng tiêu chảy cấp do virus Rota đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời. Tại Việt Nam, cứ 2 trẻ nhập viện do  tiêu chảy thì có 1 trẻ tiêu chảy do Rotavirus. Đây là căn bệnh rất phổ biến đứng thứ 2 sau nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ. Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus thường nôn ói, đi ngoài phân lỏng, mất nước dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Phế cầu khuẩn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của trẻ em và cả người lớn như: Viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp tính,…  Trung bình mỗi 20 giây, viêm phổi lại giết chết 1 đứa trẻ. Hằng năm, viêm phổi tước đoạt mạng sống của hơn 4000 trẻ em Việt Nam, trong tổng số 2,9 triệu ca mắc. Đáng lo ngại, phế cầu ngày càng kháng kháng sinh gây khó khăn trong việc điều trị và để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh như điếc, mù, liệt, chậm phát triển tâm thần kinh. Tiêm vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn cho trẻ từ 2 tháng tuổi là phương pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả.

Khi trẻ được 3 tháng tuổi sẽ tiêm/ uống liều thứ 2 của vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 và vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus. Tiêm mũi 2 giúp củng cố và gia tăng hiệu lực bảo vệ của vắc xin hình thành sau mũi 1, giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh mạnh hơn, kéo dài thời gian hơn.

Khi trẻ được 4 tháng tuổi, trẻ tiêm mũi 3 vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1, mũi 2 vắc xin phòng phế cầu khuẩn và uống liều 3 vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus. Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, nhìn chung, trẻ đã trở nên cứng cáp hơn so với 3 tháng đầu đời. Tuy nhiên, cần lưu ý, đây là lúc trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên nên rất dễ gặm các đồ đạc xung quanh, vô tình tạo điều kiện cho các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập cơ thể. Vì vậy, Bố Mẹ chú ý giữ vệ sinh và tiêm vắc xin đúng lịch cho trẻ trong giai đoạn này để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.

6 đến 36 tháng tuổi còn được biết đến là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ. Vì trước 6 tháng trẻ nhận được kháng thể từ mẹ truyền sang trong giai đoạn bào thai củng cố hệ miễn dịch. Từ 6 đến 36 tháng, kháng thể của mẹ truyền sang con không còn nữa, trong khi cơ thể chưa thể sinh ra đầy đủ kháng thể để tự bảo vệ trước nguy cơ nhiễm bệnh. Chính vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin trong giai đoạn này càng trở nên đặc biệt quan trọng và không thể thiếu. Trẻ 6 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng cúm, mũi 1 vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu B+C và mũi 3 vắc xin phòng viêm màng não do phế cầu khuẩn.

Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ có thể tiêm mũi 2 vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C và nhiều loại vắc xin phòng bệnh khác như: Sởi đơn, Sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, viêm não Nhật Bản.

Sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường tấn công trẻ em. Trong đa số các trường hợp, người bệnh hồi phục tốt sau khi ban xuất hiện và thường hồi phục hoàn toàn sau 2-3 tuần. Tuy nhiên, có đến 40% bệnh nhân gặp biến chứng khi mắc sởi như: Viêm tai giữa, viêm phổi nặng, viêm não, tiêu chảy, ói mửa, suy dinh dưỡng nặng, mờ và loét giác mạc có thể dẫn đến mù lòa… Các biến chứng do bệnh sởi thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Trẻ trước 12 tháng tuổi hầu như được bảo vệ khỏi sởi, quai bị và rubella nhờ vào miễn dịch thụ động từ người mẹ đã tiêm vắc xin trước khi mang thai. Tuy nhiên, kháng thể từ mẹ giảm dần theo thời gian, không còn đủ khả năng bảo vệ khi trẻ trên 6 tháng. Khoảng trống miễn dịch từ thời điểm 6 – 12 tháng khiến trẻ có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Vắc xin Priorix là vắc xin thế hệ mới nhất phòng ngừa 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella được sử dụng sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn.

Nhiều người vẫn nghĩ thủy đậu chỉ là bệnh ngoài da, không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, thủy đậu có thể dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng, như: nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não,… Có đến 90% người chưa có miễn dịch thủy đậu sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua các vật dụng cá nhân nhiễm virus.

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nghiêm trọng ở trẻ em, với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30%, di chứng khoảng 50%. Trẻ từ 0-14 tuổi chiếm đến 75% các ca tử vong. Đáng lo ngại, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm não Nhật Bản; các phương pháp hiện tại chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng. Thời gian điều trị một ca viêm não Nhật Bản thường khá dài, chi phí lớn, khả năng hồi phục thấp.

12 tháng tuổi, ngoài tiêm các loại vắc xin phòng thủy đậu, viêm não Nhật Bản, các bệnh do phế cầu và vắc xin kết hợp phòng 3 căn bệnh sởi, quai bị, rubella, trẻ còn có thể tiêm vắc xin phòng viêm gan A.

Trẻ em là một trong những đối tượng dễ tổn thương và biến chứng nặng do viêm gan A. Không phải trẻ nào nhiễm virus viêm gan A cũng tiến triển thành bệnh. Nhiều trẻ mang mầm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, kể cả khi không biểu hiện triệu chứng virus viêm gan A vẫn cư trú trong gan và sẽ hoạt động khi gặp điều kiện thuận lợi như suy gan, viêm gan cấp, sức khỏe suy giảm,… Các cơ quan y tế khuyến cáo, trẻ từ 12 tháng tuổi, những người làm việc trong môi trường hoặc có lối sống dễ nhiễm bệnh, những người đã mắc viêm gan B, C hoặc bệnh lý viêm gan mạn tính cần tiêm vắc xin phòng viêm gan A.

 

Cập nhật Bảng giá vắc xin tháng 8/ 2023 tại Trung tâm tiêm chủng Hạnh Phúc và các chương trình ưu đãi có trong tháng 8.

Ưu đãi lớn hàng loạt loại vắc xin HOT đang được “săn đón” vắc xin viêm gan B, vắc xin viêm não mô cầu

➖ Miễn Phí xét nghiệm sàng lọc viêm gan B

➖ Ưu đãi vắc xin viêm gan B chỉ với giá 130.000 áp dụng vào các buổi sáng của các ngày trong tuần, cả ngày t7 và chủ nhật

➖ Ưu đãi vắc xin viêm não mô cầu chỉ với giá chỉ với 325.000 áp dụng vào các buổi sáng của các ngày trong tuần, cả ngày T7, CN

Với đội ngũ Bác sĩ vô cùng tận tâm và chu đáo. Hãy cho trẻ đến ngay phòng khám Trung Tâm Tiêm Chủng Hạnh Phúc để kiểm tra và được tiêm càng sớm càng tốt. Hiện thuốc đang có tại Trung Tâm Tiêm Chủng Hạnh Phúc.


Cập nhật Bảng giá vắc xin tháng 8/ 2023 tại Trung tâm tiêm chủng Hạnh Phúc và các chương trình ưu đãi có trong tháng 8.

Ưu đãi lớn hàng loạt loại vắc xin HOT đang được “săn đón” vắc xin viêm gan B, vắc xin viêm não mô cầu

Miễn Phí xét nghiệm sàng lọc viêm gan B

Ưu đãi vắc xin viêm gan B chỉ với giá 130.000 áp dụng vào các buổi sáng của các ngày trong tuần, cả ngày t7 và chủ nhật

Ưu đãi vắc xin viêm não mô cầu chỉ với giá chỉ với 325.000 áp dụng vào các buổi sáng của các ngày trong tuần, cả ngày T7, CN

Với đội ngũ Bác sĩ vô cùng tận tâm và chu đáo. Hãy cho trẻ đến ngay phòng khám Trung Tâm Tiêm Chủng Hạnh Phúc để kiểm tra và được tiêm càng sớm càng tốt. Hiện thuốc đang có tại Trung Tâm Tiêm Chủng Hạnh Phúc.

 

 

 


Gọi ngay cho Trung Tâm Tiêm Chủng Hạnh Phúc- HPVC để được đặt lịch khám miễn phí và tư vấn kĩ hơn về thuốc.

TIÊM CHỦNG HẠNH PHÚC- 𝐇𝐏𝐕𝐂

 Địa Chỉ: Số 25 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường 2, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Website: www.hpvc.vn

hpvc.contact@gmail.com 

Hotline: 02633 726 999

Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.