1. Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Vi rút gây bệnh đậu mùa khỉ tương tự như vi rút gây bệnh đậu mùa ở người trước đây, thuộc chi Orthopoxvirus. Bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra ở người xảy ra ở Châu Phi một cách không thường xuyên.
Đậu mùa khỉ hiện nay có 2 chủng, với khả năng gây tử vong lần lượt là 1% hoặc 10%, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng rủi ro của căn bệnh này hiện nay đối với cộng đồng còn thấp. Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 22/5 năm 2022, có đến 92 ca đậu mùa khỉ xuất hiện và 28 trường hợp nghi nhiễm tại 12 quốc gia, WHo dự đoán sắp tới các ca nhiễm sẽ xuất hiện nhiều hơn khi phạm vi giám sát của WHO được mở rộng.
2.Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Ban thường bắt đầu với 1 đến 3 ngày khởi sốt. Tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy. Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt. Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.
Triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có những triệu chứng có thể là bệnh đậu mùa khỉ, hãy tư vấn với cán bộ y tế. Hãy cho họ biết nếu bạn có tiếp xúc gần với người bị nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ.
3.Cơ chế lây truyền.
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây sang người khi người có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Vật chủ bao gồm động vật gặm nhấm và động vật linh trưởng. Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ từ động vật có thể giảm được bằng cách tránh tiếp xúc mà không có sử dụng bảo hộ cá nhân với động vật hoang dã, đặc biệt là động vật bị ốm hoặc đã chết (bao gồm cả thịt và máu của chúng). Ở các nước có bệnh lưu hành, nơi động vật mang bệnh đậu mùa khỉ, cần nấu chín kỹ bất cứ thức ăn nào chứa thịt hoặc bộ phận của động vật trước khi ăn.
Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2 đến 4 tuần). Bạn có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy đặc biệt có nguy cơ làm lây nhiễm. Quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như dụng cụ ăn/bát đĩa bị nhiễm vi rút do tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác.
Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là vi rút có thể lây qua nước bọt. Do đó, người có tương tác gần gũi với người có nguy cơ làm lây nhiễm bao gồm cán bộ y tế, người nhà và bạn tình có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Vi rút cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai qua rau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da.
Hiện chưa rõ người không có triệu chứng có thể làm lây bệnh hay không.
4.Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ.
Bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách hạn chế tiếp xúc với người đã có nghi ngờ hoặc khẳng định mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh, quần áo, ga giường, khăn và các vật dụng khác của họ hoặc các bề mặt mà họ đã tiếp xúc hoặc có khả năng đã tiếp xúc với nốt ban hay chất tiết đường hô hấp của họ (ví dụ, dụng cụ, bát đĩa). Giặt quần áo, khăn và ga giường và dụng cụ ăn của người đó bằng nước ấm và bột giặt. Làm sạch và khử khuẩn bất cứ bề mặt nào đã bị nhiễm bẩn và tiêu hủy chất thải bị nhiễm bẩn (ví dụ, băng gạc) một cách phù hợp.
HPVC cam kết sử dụng nguồn vắc xin chính hãng an toàn. Quy trình vận chuyển vắc xin luôn được theo dõi nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng của vắc xin.
Các vắc xin đều được bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ 2-8 độ C theo tiêu chuẩn GSP, an toàn và luôn chất lượng.
*Lưu ý: Giá gói vắc xin có thể thay đổi theo biến động tăng giảm của giá vắc xin trên thị trường