Bé hoàn toàn có thể tiêm nhiều mũi vắc xin trong cùng 1 lúc, điển hình là khi mới sinh ra, bé đã tiêm cùng lúc 2 mũi Lao và viêm gan B. Tùy thuộc vào chỉ định của BS.
Có 2 trường hợp cần uống thuốc hạ sốt giảm đau:
1. Khi bé sốt bằng hoặc trên 38.5 độ C.
2. Khi bé đau, quấy khóc, bỏ bú thì mẹ nên cho bé uống, kể cả khi không sốt.
Không nên dùng thuốc mẹo cho bé uống hay đắp lòng trắng trứng gà, khoai tây hoặc miếng dán hạ sốt trực tiếp lên vết tiêm bởi như vậy sẽ làm giảm tác dụng của vacxin. Nếu tại vết tiêm sưng, đỏ, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm sưng.
Cho trẻ đi tiêm mẹ cần lưu ý mang đầy đủ những giấy tờ liên quan đến việc tiêm chủng trước đó của trẻ, sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh, sổ dinh dưỡng. Nên cho bé mặc quần áo dễ cởi. Nên cho trẻ bú hoặc ăn nhẹ trước khi tiêm, không để bụng đói.
Việc tiêm ngừa vắc xin nên được thực hiện càng sớm càng tốt cho trẻ. Các triệu chứng ho/ sổ mũi thường hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Bé nên đến các Trung tâm để Bác sĩ thăm khám và đưa ra quyết định có nên tiêm vắc xin không.
Khi sức khỏe của trẻ không đảm bảo hoặc đang mắc các vấn đề như cảm lạnh, sốt, chàm, phát ban, vàng da,…. mẹ không nên đưa con đi tiêm chủng.
Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng
Tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Bản chất của tiêm chủng là sử dụng vắc-xin kích thích cơ thể sinh kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh truyền nhiễm nào đó.
Dại là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại lây qua niêm mạc hoặc vết thương do động vật bệnh dại cắn gây ra. Bệnh nhân mắc bệnh thường biểu hiện sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, hay kích động, lên cơn co giật rồi nhanh chóng tử vong.Tiêm phòng vắc-xin dại là cách tốt nhất tránh bệnh dại khi nghi bị con vật dại cắn. Những đối tượng có nguy cơ cao do tính chất công việc cũng có thể tiêm ngừa dại chủ động.
Uốn ván là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây qua các vết thương ngoài da gây ra. Bệnh nhân có biểu hiện nuốt khó, cứng hàm, sặc, cứng cơ lưng, cơ gáy, co giật. Uốn ván có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thời gian điều trị dài, chi phí cao và nguy cơ tử vong lớn. Phòng bệnh bằng tiêm ngừa vắc xin uốn ván là hiệu quả nhất.
Viêm gan siêu vi B là bệnh do siêu vi trùng gây ra. Siêu vi trùng làm tổn thương gan âm thầm, biểu hiện rất ít với sốt, vàng da, vàng mắt. Bệnh nhân nếu có sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ tự chống lại virus và vượt qua, nhưng nếu không, bệnh dần tiến triển đến xơ gan, ung thư gan. Cách phòng viêm gan B hiệu quả nhất là tiêm ngừa vắc xin viêm gan B.
Sởi là bệnh do siêu vi trùng gây ra, với các triệu chứng như: Sốt, phát ban toàn thân, ho, sổ mũi nước và mắt đỏ. Dấu hiệu phân biệt sởi với các ban khác là khởi đầu ở sau tai, rồi lên mặt, xuống cổ, bụng, lưng và tay, chân. Ban lặn sẽ để lại vết thâm trên da.
Sởi là bệnh rất phổ biến ở nước ta, nên được khuyến cáo tiêm vắc-xin sởi phòng bệnh từ khi trẻ 9 tháng tuổi, nhắc lại một mũi nữa khi trẻ 18 tháng. Ngoài ra vắc-xin sởi còn được kết hợp trong vắc-xin 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella) được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
Quai bị là bệnh do virus gây ra, lây nhiễm qua đường hô hấp. Quai bị gây các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, tuyến nước bọt, tuyến mang tai, tuyến dưới hàm sưng to. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm là viêm não, viêm cơ tim và vô sinh ở bé trai. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện nay, có thể phòng ngừa quai bị bằng cách tiêm phòng, vắc-xin được sử dụng là vắc-xin 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella) được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
Bệnh viêm não Nhật Bản do virus gây ra với vật truyền trung gian là muỗi. Trẻ mắc bệnh khởi phát là sốt đột ngột, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Sau 3-4 ngày, người bệnh có thể co giật, lơ mơ, hôn mê và tử vong. Tỉ lệ tử vong là khoảng 20% số trường hợp. Tiêm chủng vẫn là cách phòng viêm não Nhật Bản quan trọng nhất. Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản được bắt đầu tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.
Thuỷ đậu (Trái rạ) là bệnh do siêu vi trùng Varicella zoster gây ra, thường gặp ở trẻ em, gây sốt phát ban và có bóng nước toàn thân. Thủy đậu rất dễ lây lan, nhất là ở môi trường đông đúc như mẫu giáo, nhà trẻ, trường học. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, viêm não, viêm tủy cắt ngang. Hiện nay chúng ta có thể tiêm phòng vắc xin thuỷ đậu cho trẻ từ 12 tháng trở lên.
Cúm là bệnh do virus Influenza gây ra, gặp ở tất cả các đối tượng. Bệnh lây qua đường hô hấp, gây tình trạng sốt, ho, đau đầu, đau họng, đau cơ. Hiện nay đã có thể ngừa cúm bằng cách tiêm vắc-xin hàng năm và có thể bắt đầu tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
Viêm màng não cũng là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn não mô cầu các tuýp A, B, C, Y và W135 gây ra. Vi khuẩn này lây truyền từ người sang người qua dịch cơ thể tiếp xúc khi ho, hắt hơi. Bệnh gây sốt li bì, mê sảng, hôn mê và co giật, tỉ lệ tử vong ở trẻ khoảng 50%. Hiện nay đã có vắc-xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu chủng B và C (VA-Mengoc BC, sản xuất tại Cuba) có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Thương hàn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Samonella lây qua đường tiêu hóa do thực phẩm, nước uống mang mầm bệnh. Bệnh có triệu chứng sốt cao, li bì, tiêu lỏng, bụng chướng. Xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột là hai biến chứng thường gặp có thể gây tử vong ở những trường hợp điều trị muộn hoặc không được điều trị. Phương pháp phòng bệnh Thương hàn đặc hiệu, chủ động và hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin cho trẻ từ 2 tuổi.
Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Trực khuẩn bạch hầu tiết ra độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp. Gây nhiễm trùng mũi họng và dẫn đến tử vong. Bệnh biểu hiện với các triệu chứng sớm là viêm họng, chán ăn, sốt nhẹ. Trong vòng 2-3 ngày sẽ xuất hiện giả mạc trắng ở họng và lưỡi (tính chất dai, dính, dễ chảy máu khi bóc). Có thể tử vong trong vòng 6-20 ngày. Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh bạch hầu là tiêm vắc-xin bạch hầu. Hiện nay vắc-xin bạch hầu thường phối hợp trong vắc-xin 6 trong 1, 5 trong 1, phòng ngừa bạch hầu và các bệnh lý khác gồm ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib có thể tiêm ngừa cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
Bệnh ho gà là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do vi khuẩn co trong miệng, mũi và họng gây ra. Trẻ mắc bệnh này thường ho kéo dài 4 đến 8 tuần. Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất và dễ gây tử vong. Vắc-xin phòng bệnh ho gà, thường là dạng kết hợp với vắc-xin bạch hầu, uốn ván (DPT). Hiện nay, trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng vắc-xin phối hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib và có thể có thêm bại liệt.
Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng
Bệnh cúm không chỉ biểu hiện cảm lạnh thông thường, mà nó còn xảy ra đột ngột kèm theo nhiều triệu chứng khác, bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho và đau họng. Cúm có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, ví dụ như viêm phổi.
Một số biến chứng của cúm có thể đe dọa đến tính mạng, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Do đó, tiêm vaccine Cúm khi mang thai là việc cần thiết đối với tất cả những ai đang sắp sửa làm mẹ.
Một số nhóm đối tượng sau đây nếu bị cúm sẽ có nhiều khả năng xảy ra biến chứng nguy hiểm:
Mẹ bầu bị cúm có thể ảnh hưởng đến con mình. Vì vậy, trước khi quyết định có con thì chị em phụ nữ nên thực hiện tiêm ngừa cúm để phòng ngừa bệnh xảy ra.
Trong giai đoạn mang thai, hệ thống miễn dịch thường xuất hiện nhiều thay đổi khác nhau. Đây là sinh lý bình thường của cơ thể nhưng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng do cúm.
Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ cao hơn khi bị cúm, chẳng hạn như chuyển dạ sớm và sinh non. Khả năng cao mẹ bầu phải nhập viện điều trị nếu bị cúm trong khi mang thai. Lúc đó, nguy cơ tử vong do cúm cũng tăng cao. Để hạn chế tình trạng này, chị em nên đến các trung tâm y tế để được tiêm vaccine cúm khi đang mang thai.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC khuyến khích tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, bao gồm cả phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, nên tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm. Tiêm vaccine cúm khi đang mang thai tốt nhất nên thực hiện sớm trước khi vào mùa cúm (từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau) và ngay khi nguồn vắc xin đã có sẵn.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tiêm ngừa cúm bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Nếu bạn không được tiêm phòng sớm trước mùa cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong và sau mùa dịch. Trong trường hợp đang mắc phải một bệnh lý khác làm tăng thêm nguy cơ xảy ra biến chứng cúm, chẳng hạn như bệnh hen suyễn hoặc bệnh tim, mẹ bầu nên cân nhắc tiêm trước khi mùa dịch bắt đầu.
Tiêm vắc xin cúm cho bà bầu mang lại lợi ích gấp đôi khi có thể bảo vệ cho cả bạn và thai nhi. Mặt khác, em bé sau sinh không thể chủng ngừa cúm cho đến khi được 6 tháng tuổi. Khi bạn thực hiện tiêm phòng cúm khi mang thai, các kháng thể được tạo ra trong cơ thể của mẹ sẽ được truyền sang thai nhi. Những kháng thể này sẽ bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm cho đến khi trẻ có thể chủng ngừa cúm lần đầu tiên khi được 6 tháng tuổi.
Hầu hết các tác dụng phụ của vaccine cúm là rất nhẹ, chẳng hạn như đau cánh tay hoặc sốt nhẹ, và thường biến mất chỉ trong một hoặc hai ngày. Tác dụng phụ và phản ứng nghiêm trọng là rất hiếm gặp.
CDC đang theo dõi các tác dụng không mong muốn và phản ứng phụ có thể xảy ra đối với tất cả các loại vắc-xin được phê duyệt và lưu hành tại Hoa Kỳ. Khi nhận được vắc-xin, bạn sẽ nhận được cung cấp đầy đủ thông tin, bao gồm cả các tác dụng phụ có thể có. Nếu bạn muốn tiêm vắc xin cúm khi mang thai nhưng còn lo lắng xảy ra các tác dụng phụ, hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để được tư vấn tốt nhất.
Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng
Đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Ít nhất 9/10 người lớn sẽ trải qua một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.
Có nhiều loại đau đầu khác nhau, nhưng một số chứng đau đầu có thể dễ dàng điều trị và phòng tránh, trong đó có đau đầu do mất nước.
Đau đầu do mất nước có thể xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ chất lỏng. Đau đầu do mất nước có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng như đau nửa đầu.
Cơ thể cần sự cân bằng của chất lỏng và chất điện giải để hoạt động tốt. Chất điện giải là các khoáng chất như kali hoặc natri giúp điều tiết các chức năng cơ thể khác nhau. Hàng ngày, cơ thể mất nước thông qua các hoạt động như đổ mồ hôi và đi tiểu.
Hầu hết thời gian, lượng chất lỏng mất đi dễ dàng được cân bằng thông qua việc uống hoặc ăn các thực phẩm giàu chất lỏng. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể mất nước nhanh hơn sự khôi phục lại sự cân bằng này dẫn đến mất nước… có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm đau đầu do mất nước.
Khi cơ thể bị mất nước, não có thể tạm thời co lại do mất chất lỏng, gây đau và dẫn đến đau đầu do mất nước. Sau khi được bù nước, não sẽ trở lại trạng thái bình thường, giúp giảm đau đầu.
Đau đầu do mất nước có thể giống như đau đầu âm ỉ hoặc đau nửa đầu dữ dội. Đau đầu do mất nước có thể xảy ra ở phía trước, phía sau, một bên hoặc toàn bộ đầu. Khi di chuyển đầu có thể gây đau nhiều hơn.
Đau đầu do mất nước chỉ xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều chất lỏng, nên các triệu chứng mất nước sẽ xảy ra cùng với cơn đau đầu.
Các triệu chứng này bao gồm:
Bổ sung nước đầy đủ giúp ngăn ngừa đau đầu.
Cách tốt nhất để giảm đau đầu do mất nước là giải quyết cả cơn đau và tình trạng mất nước.
Nếu một người bị đau đầu do mất nước, cần:
Mặc dù các biện pháp trên có thể điều trị mất nước, nhưng có thể mất một thời gian để loại đau đầu này biến mất.
Có thể dùng một số thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen để giúp kiểm soát cơn đau.
Trong một số tình huống nhất định, chẳng hạn như nôn hoặc tiêu chảy liên tục, các biện pháp khắc phục tại nhà có thể không đủ để tránh nất nước nghiêm trọng, cần phải truyền dịch tại cơ sở y tế, để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng do mất nước gây ra.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa cơn đau đầu do mất nước là tránh để mất nước.
Có thể thực hiện các bước sau để giữ cân bằng lượng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể:
Uống đủ chất lỏng: Hầu hết mọi người cần ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày (khoảng 1,5-2 lít). Chia lượng chất lỏng tiêu thụ ra thay vì uống hết một lúc sẽ giúp giữ nước cho cơ thể.
Một số cá nhân hoặc tình huống có thể cần nhiều nước hơn như khi tập thể dục hoặc tiếp xúc với thời tiết nóng… ra mồ hôi nhiều, hãy tăng cường uống nước.
Uống nhiều nước hơn trong những khoảng thời gian này sẽ bổ sung lượng chất lỏng thừa bị mất qua mồ hôi.
Ăn thực phẩm giàu chất lỏng: Thực phẩm như dưa chuột, các loại rau khác và trái cây có hàm lượng nước cao…
Điều trị các nguyên nhân cơ bản gây mất nước: Sốt và nhiễm trùng có thể khiến cơ thể mất nhiều chất lỏng hơn bình thường. Giải quyết các nguyên nhân gây mất nước trong khi tăng lượng nước uống vào có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Tránh đồ uống có chứa caffein và rượu: Caffeine và rượu đều có thể làm tăng lượng nước tiểu, dẫn đến nguy cơ mất nước cao hơn.
Giảm hoạt động gắng sức trong thời gian nóng hoặc nếu cảm thấy không khỏe: Nóng và bệnh tật đều có thể làm tăng nhu cầu chất lỏng của cơ thể. Tập thể dục nặng có thể làm mất thêm chất lỏng qua mồ hôi, điều này có thể gây nguy hiểm trong những tình huống này.
Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng
Rubella, hay còn có tên khác là Sởi Đức, là một bệnh truyền nhiễm thành dịch do virus ARN rubella, họ Togaviridae gây nên. Theo dịch tễ học, bệnh xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, cao điểm vào mùa đông hoặc xuân, nhưng cũng có thể xuất hiện rải rác quanh năm.
Bệnh lây truyền từ người bệnh mang virus sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp hoặc từ mẹ sang thai nhi, trong thời gian từ trước và sau 1 tuần phát ban. Con người là ổ chứa mầm bệnh duy nhất và những ai chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc rubella. Ngược lại, người sau khi mắc bệnh sẽ có miễn dịch bền vững.
Biểu hiện của bệnh rubella thường gặp bao gồm sốt, phát ban, nổi hạch,… nhưng vẫn có khoảng 20 – 50 % người nhiễm virus không có triệu chứng. Mặc dù bệnh thường diễn biến lành tính, song vẫn có nguy cơ dẫn tới một vài biến chứng như viêm não và/hoặc màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu…
Phụ nữ đang mang thai mắc rubella cũng có biểu hiện lâm sàng tương tự với người bình thường nhiễm căn bệnh này. Đối với sản phụ nhiễm rubella, điều đáng quan tâm nhất chính là những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ do bé bị rubella bẩm sinh.
Nguy cơ lây truyền từ người mẹ nhiễm rubella sang thai nhi là rất cao, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ. Tỷ lệ bé bị rubella bẩm sinh theo thời gian của thai kỳ cụ thể như sau:
Như vậy có thể thấy, nhiễm rubella ở phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ dẫn đến nguy cơ bé bị rubella bẩm sinh là rất cao. Các số liệu thống kê cũng cho thấy có đến 25% trẻ gặp các dị tật là hậu quả của hội chứng rubella bẩm sinh.
Không thể tiêm chủng vắc-xin ngừa bệnh rubella ở phụ nữ đang có thai. Vì vậy, nếu chưa tiêm phòng trước khi mang thai thì việc chẩn đoán nhiễm rubella ở thai phụ giữ vai trò rất quan trọng. Các bước thăm khám và theo dõi có liên quan tới quyết định đình chỉ hoặc giữ thai, cụ thể:
Đặc biệt, phụ nữ nhiễm rubella trong 18 tuần đầu thai kỳ cũng rất dễ bị sảy thai, thai chết lưu trong tử cung hoặc sinh non. Nếu tiếp tục kéo dài được thai kỳ thì trẻ cũng không thể phát triển khỏe mạnh, thường thiếu cân, chậm lớn, hay đau yếu bệnh tật và trí tuệ kém. Chính vì vậy, thai phụ cần đến các cơ sở y tế tin cậy hoặc bệnh viện chuyên khoa uy tín để làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
Hội chứng rubella bẩm sinh được chẩn đoán xác định ở trẻ sơ sinh:
Dựa vào các dị dạng thai nhi, hội chứng rubella bẩm sinh cũng được phân thành 2 nhóm A và B. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, do đó bé bị rubella bẩm sinh chỉ được tập trung xử trí những biến chứng của bệnh gây ra. Hội chứng rubella bẩm sinh có thể lây truyền virus trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn.
Mẹ đang mang thai nhưng chưa chủng ngừa rubella và tiếp xúc với người bệnh chính là những yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh. Hơn thế nữa, tỷ lệ bé bị rubella bẩm sinh cũng giảm đáng kể từ khi có vắc xin phòng ngừa. Một số nước phát triển gần như đã loại trừ được bệnh rubella nhờ chương trình tiêm chủng cho trẻ em và phụ nữ đang ở tuổi sinh sản (15 – 40 tuổi).
Chính vì vậy, tiêm chủng vắc xin cho những đối tượng chưa có miễn dịch với virus là biện pháp phòng ngừa bệnh rubella và hội chứng rubella bẩm sinh đơn giản mà hiệu quả. Cần lưu ý sau khi tiêm phòng vắc xin tiền sản ít nhất 3 tháng phụ nữ mới nên có thai.
Ngoài ra, miễn dịch của mẹ truyền cho con có thể bảo vệ trẻ trong vòng 6 đến 9 tháng sau khi sinh. Do đó, cần tiêm vắc xin rubella cho trẻ từ lúc 12 tháng tuổi hoặc sớm hơn khi có dịch.
Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng.
Có thai luôn là một trải nghiệm ý nghĩa của mỗi cặp vợ chồng, đó là một hành trình đầy niềm vui nhưng cũng không thiếu những lo lắng suy tư. Một trong những lo lắng đó là nên tiêm loại vắc xin nào trong thai kỳ để bảo vệ mẹ và con tốt nhất. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, việc tiêm vắc xin khi có thai là rất cần thiết. Những kháng thể được tạo ra sau khi tiêm vắc xin không những bảo vệ người mẹ mà còn thông qua bánh nhau bảo vệ cho thai nhi khỏi những bệnh nguy hiểm trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, không phải loại vắc xin nào cũng cần và nên tiêm trong quá trình mang thai.
Ngoài những loại vắc xin cần thiết, mẹ bầu cũng có thể trao đổi cùng bác sĩ Sản khoa để cân nhắc tiêm thêm một số loại vắc xin sau, tùy theo mức độ nguy cơ nhiễm bệnh và nhu cầu tiêm.
Bên cạnh những loại vắc xin có thể tiêm, mẹ bầu và gia đình cần lưu ý một số loại vắc xin không nên tiêm trong khi đang mang thai như:
Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng
Dinh dưỡng cho trẻ em dựa trên các nguyên tắc giống như dinh dưỡng cho người lớn. Mọi người đều cần các loại chất dinh dưỡng giống nhau, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất, carbohydrate, protein và chất béo. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi của trẻ, cơ thể sẽ cần thành phần cũng như số lượng các dưỡng chất khác nhau.
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ không cần bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức hay sự kết hợp của cả hai. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh được đáp ứng tốt nhất bởi người mẹ, sữa mẹ giúp xây dựng khả năng miễn dịch của trẻ.
Nếu bú mẹ, một trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày hoặc tùy theo nhu cầu của bé. Khoảng 4 tháng, số lần bú có thể giảm xuống còn 6-8 lần mỗi ngày, tuy nhiên lượng sữa mẹ trong mỗi lần bú sẽ tăng lên.
Bé được nuôi bằng sữa thay thế nên được cho bú khoảng 6 – 8 lần mỗi ngày, trẻ sơ sinh bắt đầu với 57 – 85g sữa bột cho mỗi lần (tổng cộng khoảng 450 – 680g mỗi ngày). Tương tự với trường hợp trẻ bú sữa mẹ, số lần cho bú sẽ giảm khi bé lớn hơn nhưng lượng sữa thay thế sẽ tăng khoảng từ 170 – 227g/lần.
Khi trẻ từ 6 tháng trở lên, hầu hết các bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn các loại thực phẩm rắn như ngũ cốc cho trẻ sơ sinh và các loại trái cây, rau quả và thịt xay nhuyễn. Cần bổ sung các loại thực phẩm này bởi vì sữa mẹ có thể không cung cấp đủ sắt và kẽm cho sự phát triển của trẻ.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm:
Từ 6-8 tháng tuổi, tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc sữa thay thế từ 3-5 lần một ngày. Bé sẽ bắt đầu bú ít sữa mẹ hoặc sữa thay thế khi mà thức ăn đặc trở thành nguồn dinh dưỡng chính. Thời điểm này, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác: rau (khoai tây, đậu xanh, cà rốt và đậu Hà Lan) đều là những lựa chọn tốt, chúng nên được nấu chín kỹ và nghiền, trái cây (chẳng hạn như chuối nghiền, bơ, đào, hoặc táo).
Từ 8-12 tháng tuổi, nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3-4 lần/ ngày. Ở độ tuổi này, cần bổ sung thêm các loại thịt băm vào khẩu phần ăn của trẻ.
Khi trẻ được 1 tuổi, nên tăng dần lượng thức ăn dặm, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Lúc này bé cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ thịt, trái cây, rau, bánh mì và hạt ngũ cốc và nhóm sữa, đặt biệt sữa nguyên kem. Việc này sẽ giúp đảm bảo đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho trẻ. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm đầu đời, do đó ở thời điểm này, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.
Cần lưu ý rằng trong thời gian này trẻ bắt đầu học cách bò và đi nên sẽ ăn ít thức ăn trong 1 bữa ăn, nhưng sẽ ăn thường xuyên hơn (4-6 lần) trong cả ngày, vì vậy, bố mẹ nên thêm những cử ăn nhẹ ngoài khẩu phần cho trẻ.
Sau 24 tháng, hầu hết các bé đã mọc đủ răng và cứng chắc hơn giai đoạn 1 tuổi. Lúc này bé không còn ăn cháo, bột nữa mà có thể ăn những thức ăn giống người lớn, bố mẹ nên cho trẻ ăn cơm cùng gia đình để tạo thói quen tốt trong ăn uống, các món ăn dành cho bé có thể là cháo đặc, súp đặc, cơm,…, đồng thời vẫn cho trẻ uống sữa ít nhất 1 lần/ngày. Bên cạnh 3 bữa ăn chính cùng gia đình, bạn có thể cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều, bữa phụ giúp trẻ không bị đói, ăn uống ngon miệng hơn, trong bữa phụ này, bạn nên cho trẻ ăn các loại trái cây, sữa, sữa chua để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Tóm lại, ở bất kể độ tuổi nào, dù là trẻ sơ sinh hay tuổi mẫu giáo thì dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bố mẹ cần thay đổi chế độ ăn hợp lý để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng
Bệnh dại là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nhưng gây ra hậu quả rất nghiêm trọng ở não và dây thần kinh. Bệnh thường bị bắt từ vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh, thường là chó.
Các triệu chứng bệnh dại ở người có thể xảy ra nhanh trong tuần đầu tiên sau nhiễm virus.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh dại rất khái quát, bao gồm cơ thể yếu, sốt và đau đầu. Nếu không có tiền sử phơi nhiễm với động vật dại, những triệu chứng này sẽ không làm tăng sự nghi ngờ về bệnh dại vì chúng rất giống với bệnh cúm thông thường hoặc các hội chứng virus khác.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, virus dại phát triển ở lớp mô trong cùng bên dưới da người (được gọi là mô dưới da), hoặc từ cơ bắp, vào các dây thần kinh ngoại biên (tức là các dây thần kinh trong cơ thể nằm ngoài não hoặc tủy sống).
Virus di chuyển dọc theo dây thần kinh đến tủy sống và não với tốc độ ước tính 12 – 24 mm mỗi ngày.
Thời gian ủ bệnh dao động từ vài ngày đến vài tháng, và có thể dài tới 1 năm.
Theo Bộ Y tế, vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm tại khu vực miền Bắc và bắt đầu mùa mưa tại khu vực miền Trung, miền Nam; sự giao lưu đi lại của người dân tăng cao trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt… là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển.
Hơn nữa, hiện nay, trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên đã quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ do dịch COVID-19, nguy cơ dịch bùng phát và lây lan dịch bệnh trong trường học là rất lớn nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch.
Theo phân tích của các chuyên gia, thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị. Đặc biệt, đồng nhiễm cúm và Covid-19 ngay lúc này là vô cùng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng lâu dài hơn đối với các cơ quan, hệ thống trong cơ thể, gây tổn thương phổi nhiều hơn và gây suy hô hấp nặng hơn.
Theo Trung tâm Phòng chống bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, tính đến giữa tháng 4, TP ghi nhận gần 4.500 ca mắc Sốt xuất huyết Dengue, trong đó, có 109 ca nặng đang điều trị tại các bệnh viện. Đây là số liệu báo động vì so sánh với năm 2019, năm sốt xuất huyết bùng phát thành dịch với hơn 20.000 ca mắc thì số ca bệnh nặng cũng chỉ là 38 ca.
Với số ca mắc Sốt xuất huyết nặng gia tăng trong thời gian gần đây, các chuyên gia nhận định khả năng cao là số mắc bệnh có thể nhiều hơn được số ca ghi nhận. Tổng số ca mắc được ghi nhận thấp hơn có thể do các ca bệnh nhẹ chưa được thống kê.
Không chỉ sốt xuất huyết, các các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền như bệnh tiêu chảy do vi rút Rota, tay chân miệng, lỵ, thương hàn, sởi, cúm, sốt xuất huyết, viêm não do vi rút, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản… cũng có khả năng bùng phát và lây lan diện rộng. Đây là những bệnh lây truyền qua vector có liên quan tới các đặc trưng khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, cường độ gió…
Theo Báo cáo Đánh giá khí hậu Quốc gia (Bộ TN&MT), nhiệt độ không khí tăng cao, các đợt nắng nóng bùng phát nhiều, kéo dài cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu thế gia tăng, làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, nhất là người cao tuổi, người mắc các bệnh nền như tim mạch, cao huyết áp, thân kinh, cơ xương khớp, hô hấp, dị ứng, hen suyễn, xoang.
Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu từ năm 2016 cho thấy, nhiệt độ không khí tăng và lượng mưa thay đổi sẽ khiến nhóm bệnh lây truyền qua vector diễn biến phức tạp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Nhóm bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa gia tăng các ca bệnh tả, lỵ. Trong khi đó, nhóm bệnh khác như cao huyết áp, say nắng/say nóng, tâm thần, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, bệnh đường hô hấp, đột quỵ, tai biến do sóng nhiệt hoặc rét đậm sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Một nghiên cứu khác do Chương trình GEMMES Việt Nam thực hiện dựa trên dữ liệu 28 loại bệnh của các tỉnh trong năm 2009–2018 từ bộ Y tế. Kết quả cho thấy, nhiệt độ và tốc độ gió ảnh hưởng đến ba loại bệnh truyền nhiễm chính, bao gồm: lây truyền qua cơ chế lan truyền véc tơ (bởi virus, vi khuẩn..), đường không khí và đường nước cho tất cả các tỉnh của Việt Nam. Vùng lạnh sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nếu nhiệt độ tăng cao. Ngược lại, nơi nóng sẽ có tác động dịch bệnh cao hơn nếu nhiệt độ khu vực giảm xuống. Sự gia tăng nắng nóng tác động đến tỷ lệ tử vong, mức độ tác động sẽ càng mạnh hơn khi nắng nóng kéo dài.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022, không để dịch chồng dịch, Bộ Y tế đã gửi Công văn đề nghị các địa phương tăng cường chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các Ban, ngành, tổ chức, chính trị – xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh trên địa bàn.
Trong đó, chú trọng tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt. Tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng; chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín. hực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch; vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm; kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng…
Bộ Y tế cũng đề nghị, Sở Y tế các địa phương cần phối hợp với ngành giáo dục để tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại các trường học, các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.
Các địa phương phải tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.
Chủ động chuẩn bị đủ kinh phi để đảm bảo nhu cầu về thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở.
Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc – Hạnh Phúc Vaccine Center là trung tâm cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại Lâm Đồng cho trẻ em và người lớn với đa dạng các loại vaccine phòng bệnh theo tiêu chuẩn. Đến với HPVC, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng.