BỐ MẸ CÓ NHỚ LỊCH TIÊM CHỦNG CỦA BÉ TỪ 0 ĐẾN 10 TUỔI ? HÃY ĐỂ HPVC GIÚP BỐ MẸ LƯU LẠI NHÉ
Chủng ngừa theo đúng lộ trình lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi của Bộ Y tế là cách đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 10 tuổi có sức đề kháng kém, miễn dịch thu được khi tiêm vắc xin lúc sơ sinh và lúc nhỏ đã giảm dần theo thời gian, nhiều loại không đủ hiệu lực phòng bệnh. Trong khi đó, môi trường xung quanh lại tồn tại nhiều tác nhân gây bệnh. Các căn bệnh nguy hiểm ở độ tuổi này phải kể đến viêm phổi, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, cúm, sởi, sởi-quai bị-rubella, viêm màng não, viêm não Nhật Bản, thương hàn,… [1]
Trẻ càng nhỏ càng dễ mắc bệnh và dễ có biến chứng, kể cả khi can thiệp y tế kịp thời, nhiều bệnh vẫn có thể để lại di chứng suốt đời, thậm chí gây tử vong nên việc phòng ngừa những căn bệnh này rất quan trọng.
Ở trẻ nhỏ, một số yếu tố quan trọng gồm độ tuổi, khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, cấu tạo gen và bệnh lý đi kèm có thể khiến nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn và biến chứng nặng hơn.. Trong khi đó, ở các giai đoạn phát triển như: 1-3 tuổi, 4-7 tuổi, 7-10 tuổi trẻ luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe, đặc biệt trong trẻ ở độ tuổi 1-3 tuổi có thể đi nhà trẻ trẻ, từ đó trẻ sẽ tiếp xúc môi trường đông đúc, phức tạp, bé có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng và hiếm khi rửa tay sạch nên khả năng nhiễm bệnh cao hơn. Việc cách ly và chăm sóc cho các bé ốm tại đây thường khó khăn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đúc kết rằng: “Chủng ngừa vắc xin đã được chứng minh là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả, an toàn và kinh tế nhất”, việc chậm tiêm hoặc bỏ lỡ vắc xin khiến trẻ không kịp phòng ngừa hoặc không có cơ hội phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dẫn đến khả năng lây lan và bùng phát dịch trong cộng đồng.
Do vậy, phụ huynh cần chủ động cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin có trong lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi để ngăn chặn nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Đồng thời, trước khi con bước sang cột mốc trên 1 tuổi, phụ huynh cần chủ động và đảm bảo trẻ được chủng ngừa đầy đủ lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và lịch tiểm chủng cho bé dưới 1 tuổi để không bỏ sót loại vắc xin quan trọng nào.
Tiêm chủng là trọn đời, từ khi trẻ lọt lòng, sơ sinh, lớn lên, đi học, trưởng thành và già đi. Trong độ tuổi 1 đến 10 tuổi, trẻ sẽ phải thường xuyên đối mặt với giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khi gặp các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm mốc… trẻ rất dễ mắc bệnh.
Do vậy, việc tiêm mới, tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung nhiều loại vắc xin quan trọng để tăng cường kháng thể trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” này là rất quan trọng.
Dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi mới nhất được cập nhật đầy đủ và chi tiết để các phụ huynh có thể nắm rõ và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.
Tiêm chủng đủ mũi, đúng lịch sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi hàng loạt bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từng cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm cũng như hạn chế các biến chứng nghiêm trọng, gánh nặng kinh tế, đồng thời bảo vệ tương lai cho trẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình. Tuy nhiên, trước khi đưa trẻ đi tiêm, các phụ huynh cần phải chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo trẻ có thể thực hiện được mũi tiêm một cách tốt.
Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ
Để đảm bảo hiệu quả của vắc xin cũng như an toàn sau khi tiêm chủng, trẻ phải trong tình trạng sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý hoặc gặp phải tình trạng như:
- Sốt trung bình hoặc cao trong 3 ngày gần đây, nhất là sốt ở thời điểm ngay trước khi tiêm chủng.
- Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý khác đang điều trị.
- Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, có biểu hiện mệt mỏi, sổ mũi, tiêu chảy, sốt cao, ho,…
- Trẻ mắc bệnh dị ứng hoặc các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch.
Nếu trẻ có tình trạng sức khỏe không đảm bảo, phụ huynh cần lùi lịch tiêm chủng để thực hiện trong trạng thái trẻ tốt nhất. Nếu phụ huynh không chắc chắn tình trạng sức khỏe của trẻ có nên tiêm chủng hay không, hãy tham khảo thêm với các bác sĩ khám sàng lọc hoặc nhân viên y tế.
Ghi nhớ các thông tin sức khỏe của trẻ
Các thông tin sức khỏe của trẻ sẽ giúp bác sĩ sàng lọc quyết định trẻ có nên tiêm chủng vắc xin hay không và nếu có thì cần lưu ý gì, cần lùi thời gian hay không. Dưới đây là những thông tin sức khỏe của trẻ mà phụ huynh cần ghi nhớ:
- Các loại thuốc đang hoặc đã sử dụng trong vòng 2 tuần gần đây vì một số thuốc có thành phần tương tác, ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin.
- Trẻ bị dị ứng hoặc từng có phản ứng quá mẫn với một số loại thuốc, thức ăn hay sau khi tiêm ở lần trước đó. Những thông tin này giúp bác sĩ lựa chọn vắc xin cũng như theo dõi chặt chẽ hơn sau tiêm chủng ngừa.
Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho trẻ trước khi tiêm
Hầu hết phụ huynh trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng đều có thắc mắc, trẻ trước khi tiêm có được ăn không, nếu có thì nên ăn uống gì với mức độ thế nào? Ăn gì để giảm các phản ứng phụ sau khi tiêm? Thực tế, trước khi tiêm trẻ vẫn có thể ăn uống như bình thường. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ không nên ăn hoặc uống quá no hoặc quá đói trong tình trạng hạ đường huyết.
Sau khi tiêm
Trẻ cần ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi các triệu chứng bất thường có thể xảy ra sau tiêm. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, như khó thở, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ, sưng phù mi mắt, môi, nôn ói, đau bụng hay tiêu chảy … cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất để xử trí kịp thời.
Trước khi ra về, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn phụ huynh và người chăm sóc theo dõi sát sao. Phụ huynh sẽ được hướng dẫn theo dõi tình hình chung của trẻ từ việc ăn, ngủ, chơi, thân nhiệt, nhịp thở, các biểu hiện tại chỗ tiêm như có sưng, đỏ gì không. Trẻ cần được bú mẹ hoặc cho uống nước nhiều hơn bình thường. Người chăm sóc chú ý không chạm, đè hoặc đắp chanh vào chỗ tiêm của trẻ.
Thông thường mỗi người có thể phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ trong vòng 30 phút sau tiêm, một số phản ứng khác như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm sẽ tự khỏi trong 24 giờ. Tuy nhiên, một số rất ít người khác lại có phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là phản ứng phản vệ sau tiêm. Do đó, sau khi tiêm vắc xin, ngoài việc ở lại điểm tiêm theo dõi 30 phút thì trẻ em cần theo dõi phản ứng sau tiêm tại nhà trong khoảng 24-48 giờ.
Trên đây là lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi chi tiết, giúp phụ huynh chuẩn bị hành trang sức khỏe, xây dựng bức thành trì vững chắc, chuẩn bị hành trang tốt nhất để con khỏe mạnh lớn khôn. Hãy kiểm tra sổ tiêm chủng của trẻ và đưa trẻ đến Trung tâm tiêm chủng HPVC tiêm mới/tiêm nhắc lại những vắc xin quan trọng.