“GIAI ĐOẠN VÀNG” CẦN TIÊM NGỪA CÀNG SỚM CÀNG TỐT CHO TRẺ

Vắc xin có hiệu quả vô cùng to lớn trong việc phòng ngừa dịch bệnh ở trẻ em. Thống kê trong những năm gần đây, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng ngừa đã giảm rõ rệt trên thế giới. Trước khi bị thanh toán vào năm 1980 bằng vắc xin, bệnh đậu mùa đe dọa tính mạng của 60% dân số toàn cầu, trong đó cứ 4 người nhiễm bệnh có 1 người tử vong (1); vắc xin Bại liệt đã đẩy lùi 99% bệnh bại liệt trên toàn cầu vào năm 1988; vắc xin sởi cũng làm giảm 75% tỷ lệ tử vong do sởi trên thế giới giữa năm 2000 – 2007…

Tại Việt Nam, chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã được triển khai hơn 30 năm. Bằng chứng thực tiễn về những thành quả của chương trình TCMR ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của hàng loạt bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Việt Nam đã thanh toán được bệnh đậu mùa vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, bại liệt vào năm 2000, loại trừ được uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và đang tiến tới loại trừ sởi và khống chế viêm gan B trong vài năm tới.

Tại Việt Nam, với nỗ lực xóa bỏ các bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ em, cho đến thời điểm này chương trình tiêm chủng mở rộng (tiêm phòng miễn phí) của Bộ Y Tế triển khai tiêm hơn 10 loại vắc xin cho tất cả trẻ em Việt Nam. Vắc xin không chỉ bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nguy hiểm có thể mắc phải ở giai đoạn đầu đời, mà còn dự phòng gánh nặng bệnh tật ảnh hưởng đến tương lai về sau. Chủng ngừa đúng mốc thời gian theo độ tuổi là “vũ khí” giúp trẻ có hệ miễn dịch vững chắc, chuẩn bị hành trang bảo vệ cơ thể tốt nhất trước các tác nhân gây bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Dưới đây là các mũi vắc xin quan trọng trong chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023 mới nhất cho trẻ:

Trẻ từ 2-5 tuổi, hiệu lực miễn dịch của các vắc xin từng được tiêm ở những năm đầu đời bắt đầu suy giảm hoặc không còn khả năng ngăn ngừa nhiều bệnh, khiến trẻ hình thành “khoảng trống miễn dịch” trong giai đoạn này. Lúc này, trẻ cần được tiêm những mũi vắc xin tiêm nhắc hay gọi là mũi vắc xin tăng cường để duy trì nồng độ kháng thể bảo vệ cao và bền vững hơn.

Giai đoạn từ 2 đến 5 tuổi: Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan)/ GCFLU Quadrivalent (Hàn Quốc) phòng bệnh cúm (Tiêm nhắc lại hàng năm).

Giai đoạn từ 4 tuổi:

  • Vắc xin 3 trong 1 MMR-II (Mỹ)/ Priorix (Bỉ) phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella (Tiêm mũi nhắc khi 4-6 tuổi).
  • Vắc xin Tetraxim (phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt) hoặc vắc xin Adacel/Boostrix (phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván): tiêm 1 mũi khi trẻ từ 4 tuổi trở lên, và nhắc lại mỗi 10 năm.
  • Vắc xin Jevax (Việt Nam) phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (tiêm mũi nhắc khi trẻ 5 tuổi).
  • Vắc xin Typhim Vi (Pháp)/ Typhoid Vi (Việt Nam) phòng bệnh Thương hàn (tiêm nhắc mỗi 3 năm)
  • Vắc xin tả Morcvax (Việt Nam) (Uống nhắc 2 năm hoặc trước khi có dịch tả)

Trẻ vị thành niên và thanh niên là nhóm tuổi có “khoảng trống miễn dịch”, gia tăng tiếp xúc xã hội, nếu không chủng ngừa đầy đủ trẻ rất dễ hàng loạt bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thuỷ đậu, sởi – quai bị – rubella, viêm màng não… ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ, chất lượng học tập và tương lai. Trẻ từ 6-18 tuổi cần chủng ngừa vắc xin đầy đủ, đặc biệt là các vắc xin quan trọng gồm:

Giai đoạn từ 6 đến 18 tuổi: Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan)/ GCFLU Quadrivalent (Hàn Quốc) phòng bệnh cúm (Tiêm nhắc lại hàng năm).

Giai đoạn từ 9 tuổi:

  • Vắc xin Gardasil (Mỹ)/ Gardasil 9 phòng Ung thư cổ tử cung, sùi mào gà và các bệnh đường sinh dục do HPV (Tiêm 2-3 mũi tùy độ tuổi bắt đầu).
  • Vắc xin Adacel/Boostrix phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván: Tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.

Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan rất nhanh trong môi trường học đường, trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên rất cần chủng ngừa đầy đủ nhiều vắc xin quan trọng.

Những lưu ý quan trọng khi tiêm chủng vắc xin

1. Đối với trẻ nhỏ

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ cần lưu ý những điều quan trọng như:

– Mang theo phiếu/sổ tiêm chủng.

– Thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của trẻ như:

  • Cân nặng của trẻ (đối với trẻ sơ sinh);
  • Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường trong những ngày gần đây không;
  • Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không;
  • Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào trong 3 tháng qua không;
  • Tiền sử tiêm vắc xin của trẻ;
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không;
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng (tím tái, khó thở, sốt cao khó hạ, quấy khóc kéo dài, phát ban…) ở những lần tiêm trước hay không.

– Đề nghị nhân viên y tế thông báo về loại vắc xin được tiêm chủng lần này, những phản ứng có thể gặp và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng, đặc biệt là những triệu chứng nghiêm trọng cần đến cơ sở y tế ngay.

– Trong khi tiêm chủng giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

– Cho trẻ ở lại 30 phút tại trung tâm tiêm chủng sau khi tiêm để nhân viên y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có phản ứng bất thường xảy ra.

– Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 48 giờ sau tiêm chủng về toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm… Không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

– Đưa trẻ tới ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như:

  • Sốt cao (>390C);
  • Co giật hay mệt lả, lừ đừ, không có phản ứng khi được gọi;
  • Tím tái, khó thở, thở rít, rút lõm lồng ngực khi thở;
  • Quấy khóc dữ dội, kéo dài
  • Ăn/bú kém cùng các phản ứng thường gặp như: sốt nhẹ, quấy khóc, phát ban… kéo dài trên 1 ngày.

Nếu bố mẹ không yên tâm về sức khỏe của con sau khi tiêm chủng hãy đến gặp cán bộ y tế để được khám tư vấn.

2. Đối với người lớn

Trước khi đi tiêm chủng, người lớn cần phải chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo thực hiện tiêm chủng an toàn, hiệu quả:

– Mang theo sổ tiêm chủng (nếu có).

– Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và sức khỏe hiện tại, gồm: Các bệnh đã mắc, đang mắc, những loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng; các loại thuốc, vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm thuốc, tiêm chủng trước đây hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp do các nguyên nhân khác.

– Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai.

– Khi đi tiêm nên có con cháu đi cùng nếu người tiêm vắc xin có sức khỏe kém.

– Ở lại trung tâm tiêm chủng 30 phút sau tiêm để được nhân viên y tế theo dõi phản ứng sau tiêm. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn ói, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.

– Tiếp tục theo dõi tại nhà 48 tiếng sau tiêm; nếu có sưng đau vết tiêm hoặc phản ứng khác, cần gọi tổng đài hoặc tới cơ sở y tế gần nhất.

– Người trưởng thành có thể tiêm nhiều mũi trong 1 lần đi tiêm để tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển…, đồng thời có hiệu quả miễn dịch sớm với nhiều bệnh cùng lúc.

– Với người trưởng thành làm việc tại các cơ quan, công ty có nhu cầu tiêm vắc xin cho nhiều người tại nơi làm việc, hãy thông báo cho nhân viên của HPVC để có thể được tổ chức buổi tiêm lưu động tại cơ quan, doanh nghiệp.

Hãy kiểm tra sổ tiêm chủng của trẻ em và người lớn và đến Trung tâm tiêm chủng HPVC tiêm mới/tiêm nhắc lại những vắc xin quan trọng. Trung tâm tiêm chủng HPVC có đầy đủ vắc xin với thiết kế Gói vắc xin linh hoạt cho trẻ em và người lớn theo từng độ tuổi: Gói vắc xin cho trẻ 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng; Gói vắc xin trẻ tiền học đường; Gói vắc xin cho trẻ tuổi vị thành niên và thanh niên; Gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai; Gói vắc xin cho người trưởng thành,… phục vụ đầy đủ các nhu cầu tiêm chủng của Khách hàng ở các lứa tuổi.

HPVC Vaccine Center


Leave a Reply

Lời nhắn

Xin để lại lời nhắn hoặc yêu cầu của bạn tại đây. Chúng tôi sẽ liên lạc và hỗ trợ sớm nhất mọi yêu cầu của bạn. Mọi thông tin khẩn cấp vui lòng liên hệ hotline trung tâm 026.33.726.999

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Trung tâm tiêm chủng vắc xin Hạnh Phúc - Hạnh Phuc Vaccine Center

CN1: 25 Đinh Tiên Hoàng, P2, Bảo Lộc, Lâm Đồng
CN2: 305 Hùng Vương, Di Linh, Lâm Đồng
Hotline: 026.33.726.999
Email: hpvc.contact@gmail.com
Website: hpvc.vn

Copyright by Hanh Phuc Vaccine Center 2021. All rights reserved.